Mỹ muốn tăng cường biện pháp trừng phạt cứng rắn với Nga
Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ dự kiến sẽ bỏ phiếu dự luật tăng cường các biện pháp trừng phạt cứng rắn với Nga vì cáo buộc can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ và các vấn đề liên quan tới Ukraine.
Tòa nhà Quốc hội Mỹ – Ảnh: Internet
Một nữ phát ngôn của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ hôm 4.12 cho biết, ủy ban đã lên lịch một cuộc họp vào ngày 11.12, nơi họ sẽ xem xét dự luật “Bảo vệ An ninh Mỹ khỏi Can thiệp từ Kremlin 2019″ (DASKA), trong đó đề ra các lệnh trừng phạt mới với Nga do cáo buộc can thiệp bầu cử Mỹ và chống lại Ukraine.
Dự luật trên khởi xướng từ hồi tháng 2 bởi thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Lindsey Graham và thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Bob Menendez cùng các thành viên khác của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ. Đây là phiên bản cứng rắn hơn “dự luật trừng phạt từ địa ngục” do Thượng nghị sĩ Graham đề xuất nhưng đã không được thông qua vào năm 2018.
Mục tiêu của các lệnh trừng phạt được đề xuất bao gồm: các ngân hàng Nga bị cáo buộc hỗ trợ nỗ lực can thiệp vào bầu cử nước ngoài, lĩnh vực không gian mạng của Nga cũng như các cá nhân được coi là đã “tạo điều kiện cho các hoạt động bất hợp pháp và tham nhũng, trực tiếp hoặc gián tiếp”.
Video đang HOT
Ngoài ra, dự luật cũng sẽ áp một số biện pháp nghiêm ngặt với ngành dầu khí Nga vốn chiếm khoảng 40% doanh thu của chính phủ Nga, bao gồm trừng phạt những người cung cấp hàng hóa, dịch vụ hoặc tài chính để hỗ trợ Nga khai thác dầu thô ở nước này. Các dự án năng lượng quốc doanh của Nga ở bên ngoài, trong đó có dự án đầu tư khí hóa lỏng tự nhiên cũng sẽ đối mặt với lệnh trừng phạt.
Đây là nỗ lực mới nhất của các thành viên trong Quốc hội Mỹ nhằm gây sức ép buộc Tổng thống Donald Trump tăng cường các phản ứng của Washington đối với Moscow.
Các thành viên trong Quốc hội Mỹ, từ lâu đã hối thúc ông Trump hành động cứng rắn hơn đối với Nga trong nhiệm kỳ Tổng thống của ông, vốn bị phủ bóng bởi các cuộc điều tra liên quan đến Nga.
Hoàng Vũ (theo Reuters)
Theo motthegioi
Tin mới về S-400 khiến Nga lo, Mỹ vui?
Việc bàn giao lô hàng tên lửa phòng không tối tân S-400 thứ hai của Nga cho Thổ Nhĩ Kỳ có thể sẽ bị trì hoãn, không đạt đúng kế hoạch dự kiến là vào năm 2020 do các cuộc đàm phán về vấn đề chia sẻ công nghệ và sản xuất chung, một quan chức cấp cao trong Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ hôm qua (4/11) cho biết.
"Chúng tôi đã lên kế hoạch bàn giao cho năm sau. Khác với lần bàn giao lô hàng đầu tiên, ở lần này, có hoạt động sản xuất chung và chuyển giao công nghệ. Nó không còn trong phạm vi 'hãy mua hàng nhanh chóng và lắp đặt nó' như trong dợt bàn giao đầu tiên", ông Ismail Demir cho đài truyền hình NTV biết.
"Vấn đề sản xuát chung có thể làm thay đổi lịch trình. Chúng tôi có một số vấn đề nhạy cảm liên quan đến một số phần sản xuất. Các công việc về kỹ thuật vẫn được tiếp tục", vị quan chức Thổ Nhĩ Kỳ cho biết thêm.
Thông tin về việc triển khai hợp đồng S-400 giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ có chút trục trặc có thể khiến Mỹ được an ủi phần nào trong bối cảnh Washington rất tức giận trước việc đồng minh trong NATO của họ mua vũ khí tối tân từ Nga.
Sau khi Nga và Thổ Nhĩ Kỳ ký hợp đồng S-400, Mỹ và các đồng minh phương Tây không giấu nổi sự lo lắng và đã tìm mọi cách để phá hợp đồng này. Giới chức NATO và Mỹ tin rằng, nếu hợp đồng S-400 giữa Moscow và Ankara thành công thì đây sẽ là cơ hội mở đường cho Nga tiếp cận, tìm hiểu về các thiết bị chiến tranh của phương Tây, đặc biệt là các chiến đấu cơ F-35.
Việc Ankara theo đuổi S-400 của Nga đã trở thành một trong những nguyên nhân chính gây ra mối quan hệ chia rẽ và mâu thuẫn sâu sắc giữa Thổ Nhĩ Kỳ với Mỹ. Giới chức Mỹ liên tục đe dọa và cảnh cáo Ankara về hậu quả nếu cứ nhất quyết mua S-400 của Nga. Mỹ đe dọa trừng phạt Ankara và không bán những chiếc chiến đấu cơ F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ nếu nước này có trong tay những hệ thống tên lửa S-400.
Tuy nhiên, Mỹ đã phải thất vọng trước sự quyết tâm và cứng rắn của Thổ Nhĩ Kỳ trong việc theo đuổi hợp đồng S-400 với Nga.
Liên quan đến lời đe dọa của phía Mỹ về việc không bán các chiến đấu cơ F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ, Ankara mới đây đã tiếp tục ám chỉ rằng nước này có thể mua các chiến đáu cơ của Nga nếu Mỹ quyết phá hợp đồng F-35 với Thổ Nhĩ Kỳ.
Ngày hôm qua, ông Demir tiết lộ, Nga đã đề nghị bán cho Thổ Nhĩ Kỳ những chiếc chiến đấu cơ Su-35. "Đã có lời đề nghị được đưa ra và chúng tôi đang đánh giá tình hình. Chắc chắn chưa thể có chuyện 'chúng tôi sẽ mua nó vào ngày mai'. Các khía cạnh tài chính và chiến lược sẽ được xem xét và chúng tôi chưa thể đưa ra quyết định ngay được về vấn đề này", ông Demir cho hay.
"Sẽ không đúng khi nói 'thời kỳ F-35 đóng lại và thời kỳ Su-35 mở ra' nhưng chúng tôi đang xem xét lời đề nghị của phía Nga", vị quan chức Thổ Nhĩ Kỳ phát biểu.
S-400 Triumph là thế hệ tên lửa chiến thuật hiện đại nhất của Nga và cũng là một trong những loại tổ hợp tên lửa phòng không hiện đại nhất thế giới hiện nay. Nó là thứ vũ khí phòng không được rất nhiều nước thèm muốn. S-400 được phát triển và cải tiến từ hệ thống tên lửa phòng không S-200 và S-300. NATO gọi S-400 của Nga bằng cái tên SA-21 Growler.
S-400 có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở độ cao từ 5m đến 27km trong phạm vi 400km. Những mục tiêu mà tên lửa S-400 có thể tiêu diệt là các thiết bị bay, tên lửa có cánh kích thước nhỏ và tên lửa hỏa tiễn có tầm hoạt động không quá 3.500km và tốc độ bay tối đa 4,8 km/s. S-400 Triumph có thể tác chiến trong mọi điều kiện địa hình, thời tiết, trong môi trường có nhiễu cường độ mạnh và chế áp điện tử cao. Một trong những đặc tính khiến S-400 trở thành hệ thống tên lửa độc nhất vô nhị trên thế giới là nó có khả năng cùng lúc giám sát 300 mục tiêu khác nhau và bắn hạ 36 mục tiêu chỉ bằng một lần phóng. Chính vì tính hiệu quả của S-400 nên Nga đã cho triển khai các hệ thống tên lửa phòng không này ở Moscow để bảo vệ thủ đô.
Kiệt Linh (tổng hợp)
Theo vnmedia
Nghị sĩ Cộng hòa xông vào phòng, làm hoãn điều trần kín về TT Trump Cuộc điều tra luận tội của Hạ viện do đảng Dân chủ dẫn dắt đã bị gián đoạn vào ngày 23/10 khi khoảng 20 hạ nghị sĩ đảng Cộng hòa xông vào phòng điều trần kín. Các nghị sĩ đảng Cộng hòa đã trì hoãn phiên điều trần của Laura Cooper, quan chức cấp cao của Bộ Quốc phòng, người giám sát chính...