Mỹ muốn quốc tế hóa cuộc xung đột tại Iraq?
Ngày 13-8, các quan chức Mỹ và châu Âu cho biết, chính quyền Mỹ đang yêu cầu các quốc gia châu Âu cung cấp vũ khí và đạn dược cho lực lượng người Kurd (Kurd) ở miền bắc Iraq đang chiến đấu chống lại các tay súng thuộc Nhà nước Hồi giáo ở Iraq, một dấu hiệu cho thấy Mỹ đang mở rộng vai trò của quốc tế trong cuộc xung đột này.
Theo các quan chức Mỹ, trong các cuộc gọi điện đàm với nhiều lãnh đạo châu Âu, nước này đã yêu cầu các quốc gia châu Âu cung cấp vũ khí giúp các tay súng Peshmerga thuộc khu vực bán tự trị của người Kurd ở Iraq.
Cũng trong ngày 13-8, nhiều nước châu Âu đã công bố kế hoạch cung cấp vũ khí hoặc đạn dược cho Iraq, trong đó có Pháp. Theo văn phòng Tổng thống Francois Hollande, nước này sẽ cung cấp vũ khí “trong vài giờ tới” để đáp ứng yêu cầu của các nhà lãnh đạo người Kurd ở Iraq. Tuy nhiên, họ không cho biết sẽ cung cấp loại vũ khí nào.
Lực lượng tự vệ người Kurd
Một quan chức Mỹ viện dẫn kế hoạch của chính quyền Obama cho rằng Mỹ đang phối hợp nỗ lực với nhiều đồng minh trong đó có Anh, Pháp và Đức, để mua và cung cấp vũ khí, ban đầu là đạn cho các vũ khí không phải của Mỹ như súng tiểu liên AK-47 đang được người Kurd sử dụng rộng rãi.
Video đang HOT
Báo địa phương Hospodarske Noviny dẫn lời Ngoại trưởng Cộng hòa Séc Lubomir Zaoralek cho biết hôm 13-8, chính phủ nước này cũng đang tìm cách cung cấp vũ khí cho người Kurd, có thể là thông qua các công ty tư nhân.
Ngoài ra, một quan chức chính phủ Italia cho biết, việc thúc đẩy cung cấp viện trợ quân sự cho người Kurd “đến từ người Mỹ, nhưng cũng từ chính người Kurd. Nước Anh cũng đang thúc đẩy nỗ lực này”. Ông cũng cho biết, chính phủ Italia cũng sẽ cân nhắc cung cấp vũ khí cho Iraq, tuy nhiên, viện trợ quân sự của Italia cần phải được quốc hội thông qua.
Các tay súng ISIS tại Iraq
Trong khi đó, một quan chức chính quyền Mỹ cho biết, nước này cũng đang đàm phán với các nước Ả-rập về việc cung cấp vũ khí cho người Kurd chống lại lực lượng Nhà nước Hồi giáo Iraq và Syria (ISIS) đang chiếm giữ nhiều thành phố ở miền bắc Iraq.
Trước đó, cuộc họp của các đại sứ Liên minh châu Âu diễn ra tại Brussels hôm 12-8 đã bật đèn xanh cho chính phủ các nước thành viên cung cấp vũ khí cho Iraq theo những điều kiện đã được đặt ra.
Theo các quan chức Mỹ, trong những ngày gần đây, Cơ quan tình báo trung ương Mỹ (CIA) đã cung cấp nhiều chuyến vũ khí hạng nhẹ của Mỹ cho lực lượng người Kurd. Lầu Năm Góc cũng đang chuẩn bị tăng cường nỗ lực này.
Theo ANTD
Ukraine: Phe ly khai tuyên bố 'phản công tổng lực'
Phe ly khai ở thành phố Donetsk (Ukraine) tuyên bố lên kế hoạch phản công quy mô lớn chống lại quân chính phủ Ukraine, đang tiến gần đến thành phố này.
Trực thăng và xe bọc thép của quân đội Ukraine ở gần thành phố Donetsk
Thủ lĩnh phe ly khai Alexander Zakharchenko, Thủ tướng Cộng hòa Nhân dân Donetsk (tự phong), tuyên bố phe này đang lên kế hoạch phản công quy mô lớn chống lại lực lượng quân chính phủ Ukraine, theo hãng tin RIA Novosti (Nga).
Ông Zakharchenko nhấn mạnh thông tin lực lượng Ukraine đang bao vây Donetsk chỉ là điều lừa bịp, cho biết lực lượng phe ly khai sẽ chiến đấu mạnh mẽ để giành chiến thắng.
Chính quyền Ukraine cho biết lực lượng quân đội nước này đang trong "giai đoạn cuối cùng" để tái kiểm soát Donetsk, theo Reuters.
Reuters nhận định trận chiến ở Donetsk được xem là trận chiến cuối cùng trong xung đột kéo dài ở miền đông Ukraine. Kiev đề nghị các tay súng phe ly khai "muốn sống thì phải đầu hàng".
NATO ngày 11.8 cũng cảnh báo có "khả năng rất cao" Nga sẽ dùng "sứ mạng nhân đạo" làm lý do để can thiệp quân sự vào Ukraine. Moscow sau đó đã bác bỏ tin này.
Theo Reuters, giao tranh ác liệt giữa lực lượng chính phủ Ukraine và phe ly khai đã diễn ra ở ngoại ô thành phố Donetsk trong ngày 11.8.
Số liệu của Liên Hiệp Quốc cho thấy trên 1.100 người đã thiệt mạng bao gồm lực lượng chính phủ Ukraine, các tay súng phe ly khai và thường dân trong vòng bốn tháng qua, kể từ khi phe ly khai chiếm được khu vực ở miền đông Ukraine và Kiev tiến hành "chiến dịch chống khủng bố" nhắm vào phe ly khai, theo Reuters.
Chính quyền Ukraine cho biết đến nay có 568 binh sĩ đã thiệt mạng trong giao tranh.
Theo Thanh Niên
Phiến quân Hồi giáo chiếm đập nước, nguy cơ chính phủ Iraq sụp đổ Theo Reuters, nhân chứng cho biết nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) ngày 3/8 đã chiếm được đập Mosul - con đập lớn nhất ở Iraq, mà không bị các tay súng người Kurd phản kháng. Ảnh minh họa. (Nguồn: dailysabah.com) Trước đó, chỉ riêng trong ngày 3/8, các tay súng người Kurd đã để mất ba thị trấn và một giếng dầu...