Mỹ muốn lắp tên lửa tại Hàn Quốc chống Triều Tiên, Trung Quốc
Yonhap dẫn lời người đứng đầu Lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc cho hay Mỹ đang cân nhắc việc triển khai một hệ thống phòng thủ tên lửa tối tân ở Hàn Quốc để đối phó với các mối đe dọa từ Triều Tiên, đối trọng với Trung Quốc.
Báo chí Hàn Quốc đưa tin Mỹ đã tiến hành khảo sát khu vực nơi khả thi để lắp đặt hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD), dù chưa có quyết định cuối cùng được đưa ra.
“Việc triển khai THAAD có được cân nhắc tại Hàn Quốc. Đây là sáng kiến của Mỹ mà tôi đưa ra với tư cách là chỉ huy (quân đội Mỹ tại Hàn Quốc)” – Tướng Curtis Scaparrotti nói tại Seoul.
THAAD là hệ thống được thiết kế để bắn hạ các tên lửa đạn đạo tầm ngắn, tầm trung và tầm xa ở độ cao lớn hơn trong chặng bay cuối.
Ông Scaparrotti nói rằng trước các &’mối đe dọa’ từ Triều Tiên, Mỹ tiếp tục đưa ra các phương án để bảo vệ Hàn Quốc hơn nữa, và hệ thống THAAD sẽ mang lại cảm giác an toàn hơn và thúc đẩy khả năng tương hỗ.
Video đang HOT
Nhấn mạnh vào việc coi triển khai THAAD giờ &’đang ở giai đoạn ban đầu’, ông nói rằng quyết định cuối cùng sẽ đưa ra khi nào thảo luận xong với Hàn Quốc.
Những tuần gần đây, Washington dường như đang thúc đẩy Seoul tham gia hệ thống phòng thủ tên lửa. Đây là phương án mà Seoul vẫn lưỡng lự khi Nhật cũng tham gia, nhằm đối trọng với sự trỗi dậy của Trung Quốc trong khu vực.
“Điều này chỉ có tính chất phòng vệ, và nhằm bảo vệ Hàn Quốc” – chỉ huy Mỹ trả lời khi được hỏi liệu rằng việc triển khai hệ thống này tại Hàn Quốc có thể là mối lo ngại trong khu vực, đặc biệt là với Trung Quốc.
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Hàn Quốc là Kim Min-seok cho biết Mỹ vẫn chưa có yêu cầu chính thức nào đối với việc triển khai THAAD trên đất Hàn Quốc, và chính quyền Seoul &’đang có kế hoạch xem xét lại việc này nếu như phía Mỹ đưa ra yêu cầu chính thức để hợp tác’.
“Đây không phải là lần đầu tiên Mỹ cân nhắc việc triển khai. Theo như tôi biết thì một sự khuyến nghị như vậy từng được người tiền nhiệm của ông Scaparrotti đưa ra” – một nguồn tin từ Seoul cho biết.
Trong khi đó, nguồn tin quân đội Hàn Quốc cho hay Seoul đã quyết định triển khai các tên lửa đất đối không tầm xa (L-SAM) với công nghệ trong nước.
Lê Thu
Theo_VietNamNet
Sĩ quan Trung Quốc "lòi đuôi" tin tặc như thế nào?
Trong mục phóng sự, báo Pháp Le Figaro tường thuật tỉ mỉ việc cơ quan FBI đã truy lùng 5 sĩ quan-tin tặc của Trung Quốc như thế nào?
Cục điều tra liên bang Mỹ FBI phát lệnh truy nã 5 sĩ quan quân đội Trung Quốc
Báo Le Figaro nhấn mạnh rằng ngành tư pháp Mỹ chưa bao giờ đưa ra lệnh truy lùng người của một nước khác như lệnh truy nã 5 sĩ quan quân đội Trung Quốc hiện nay. Khi đưa ra thông cáo "Wanted" như người ta thấy trong các phim "cao bồi", quả là Mỹ muốn đưa ra một lời cảnh báo ghi đậm dấu ấn về mặt tâm lý trong cuộc chiến chống tin tặc, vì dĩ nhiên không ai nghĩ những người bị nêu tên sớm bị bắt và đưa ra xét xử trước tòa án Mỹ.
Nhưng làm sao FBI lần được dấu vết những người nằm trong đơn vị 61398 chốt tại môt khu phố ở Thượng Hải? Dĩ nhiên không ai tiết lộ chi tiết. Nhưng theo Le Figaro nhân viên tình báo Mỹ và các chuyên gia đã tung ra chiến dịch truy lùng rộng lớn trên mạng.
Ngành tư pháp Mỹ đã mất 8 tháng để tập hợp bằng chứng và truy tố được thủ phạm, nhờ việc các tập đoàn Mỹ bị tấn công lần đầu tiên đã chấp nhận cho nêu tên. Những công ty này trước đây vẵn e ngại sự trả đũa của Trung Quốc.
Le Figaro dựa trên báo cáo năm 2013 của công ty Mỹ đảm trách an ninh tin học Mandiant cho biết là 5 người nói trên nằm trong một nhóm tin tặc được biết đến dưới danh hiệu "Comment Crew" nêu lên trong báo cáo.
Báo cáo của Mandiant cũng cho thấy là những hệ thống gián điệp trên mạng của Trung Quốc, cho dù có tinh vi đến đâu, cũng không phải là hoàn hảo, không sơ hở, vì lẽ không có hệ thống nào tự hoạt động, trước mỗi bàn phím đều có con nguời. Và như báo cáo đã nêu lên, những con người đã chọn sai cách bảo mật, làm cho công việc tìm kiếm của các nhà điều tra dễ dàng hơn, ghi lại được dấu vết hoạt động của họ.
Le Figaro cho là sơ hở đôi khi là do tính kiêu ngạo. Một số người đã ký bí danh vào phần mềm độc hại "malware" của họ. Một số người khác công khai nói đến sự ham mê về "chiến tranh tin học" của Trung Quốc và còn khoe hoạt động từ khu Phố Đông. Người thì sử dụng điện thoại di động từ Thượng Hải để ghi lại e mail được sử dụng để thâm nhập máy tính của các tập đoàn bị nhắm.
Tờ báo cho là các nhà điều tra còn nêu lên một sơ hở rất buồn cười: đó là bức tường lửa "Great Firewwall" công cụ để kiểm duyệt của Trung Quốc nhằm ngăn chặn việc tiếp cân các mạng Facebook, Twitter hay Youtube, đã giúp ích cho công việc các nhà điều tra Mỹ : Bức tường lửa này tạo ra tình huống là đối với các tin tặc của nhóm "Comment Crew", phương thức đơn giản nhất là truy cập vào Facebook, Twitter từ cơ sở tấn công của họ. Một khi bị khám phá thì truy ra danh tánh của họ không khó.
Theo Đời sống pháp luật
Nga cân nhắc nối lại quan hệ với EU, NATO khi Ukraine vẫn căng thẳng Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov hôm 19/5 nhận định mối quan hệ Nga, Liên minh châu Âu (EU) và NATO về cơ bản cần được xem xét lại. "Chúng tôi sẽ thảo luận các vấn đề quốc tế bao gồm tình hình tại châu Âu, chuyện gì đang xảy ra trong mối quan hệ tương quan giữa Nga và EU, cũng như mối...