Mỹ muốn hợp tác với Cảnh sát biển Trung Quốc duy trì hòa bình ở Biển Đông
Chạm trán trong vùng biển (Bắc Kinh nhảy vào) tranh chấp đều liên quan đến lực lượng tàu Cảnh sát biển Trung Quốc trong khi tàu hải quân nước này canh chừng…
“Đừng nghĩ căn cứ quân sự Trung Quốc ở Trường Sa không liên lụy gì đến Mỹ”Không chặn đứng bành trướng Biển Đông, Trung Quốc sẽ đánh chiếm số còn lạiNga đơn phương muốn tập trận chung ở Biển Đông, Trung Quốc không lên tiếng
Đô đốc Scott Swift, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Hoa Kỳ. Ảnh: AP/VOA.
South China Morning Post ngày 26/8 đưa tin, Mỹ đang tìm kiếm một thỏa thuận với Cảnh sát biển Trung Quốc để cùng duy trì hòa bình, ổn định trên Biển Đông. Đề xuất này được nêu ra bởi Đô đốc Scott Swift, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Hoa Kỳ với nội dung chính là mở rộng cơ chế tránh đối đầu, đụng độ giữa chiến hạm hải quân hai nước trên Biển Đông sang cơ chế tránh đối đầu, va chạm với tàu Cảnh sát biển Trung Quốc.
Khu vực Đông Nam Á đặc biệt quan ngại hành vi leo thang xây đảo phi pháp của Trung Quốc
Nói với các phóng viên qua điện thoại từ Kuala Lumpur hôm Thứ Ba tướng Scott Switt cho biết, các đối tác của Hoa Kỳ trong khu vực liên tục tỏ ra vô cùng lo lắng bất an trước quy mô và phạm vi các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng bất hợp pháp trên 7 bãi đá ở Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam, Trung Quốc xâm lược và chiếm đóng trái phép từ năm 1988, 1995 đến nay).
Đài VOA ngày 25/8 dẫn lời ông Scott Swift nói: “Tất cả các đối tác đều bày tỏ mối quan tâm và sự bất an về những gì có thể giữ được trong tương lai. Nhưng tôi nghĩ quan trọng nhất là đến với nhau trong một khuôn khổ đa phương và phương pháp hòa giải những khác biệt trong yêu sách của các bên một cách tích cực, không cho phép sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực như đòn bẩy để theo đuổi lợi ích của một bên”.
Các đối tác của Hoa Kỳ trong khu vực tiếp tục truy vấn về chiến lược xoay trục sang châu Á – Thái Bình Dương mà Hoa Kỳ tuyên bố. Nhiều nước yêu cầu Mỹ tăng cường tính cam kết đảm bảo duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực. Bộ Quốc phòng Mỹ mới công bố lộ trình cho vấn đề an ninh hàng hải với kế hoạch điều động 60% vũ khí hải quân – không quân đến châu Á – Thái Bình Dương đến năm 2020.
Nhật Bản sẽ trở thành trung tâm các nỗ lực của Mỹ trong khu vực trong khi Guam đóng vai trò căn cứ chủ yếu. Mỹ đang có kế hoạch tăng cường quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam và Ấn Độ, trong khi hoạt động quân sự sẽ được mở rộng với Indonesia, Nhật Bản và Malaysia.
Video đang HOT
Tư lệnh Hải quân Trung Quốc Ngô Thắng Lợi và Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ Đô đốc Greenert. Ảnh: Reuters/SCMP.
Đề xuất cơ chế hợp tác với Cảnh sát biển Trung Quốc ở Biển Đông
Theo South China Morning Post, Đô đốc Scott Swift đã tìm cách trấn an đối tác về cam kết của Mỹ đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương đồng thời với việc nhấn mạnh tầm quan trọng về “một mối quan hệ tích cực” với Trung Quốc. Để giảm căng thẳng trên biển, năm 2014 Hoa Kỳ và Trung Quốc đã ký bộ Quy chế về các tình huống chạm trán bất ngờ trên biển giữa hải quân 2 nước, đến nay giao thức này vận hành khá tốt.
Hoa Kỳ đang rất quan tâm đến khả năng mở rộng cơ chế này đối với hoạt động của lực lượng Cảnh sát biển Trung Quốc. Charlie Brown, một Thuyền trưởng thuộc Hạm đội 7 nói với South China Morning Post, Đô đốc Scott Swift đã thảo luận về khả năng sử dụng cơ chế tránh đối đầu giữa tàu hải quân hai nước áp dụng cho Cảnh sát biển.
Ý tưởng này cũng đã được đưa ra trong cuộc hội đàm giữa Ngô Thắng Lợi, Tư lệnh Hải quân Trung Quốc và Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ sắp mãn nhiệm, Đô đốc Greenert Jon. Defense News đã dẫn lời ông Lợi nói rằng, ông nhất trí ủng hộ đề nghị này của Mỹ, nhưng ông lưu ý: “Cũng giống như Mỹ, lực lượng Cảnh sát biển Trung Quốc thuộc một bộ phận riêng biệt của chính phủ”, nói cách khác Ngô Thắng Lợi từ chối khéo với cái cớ, điều này không thuộc thẩm quyền của ông ta – PV.
Greenert cho biết, Tư lệnh Cảnh sát biển Hoa Kỳ Đô đốc Paul Zukunft đã từng đến Bắc Kinh để trình bày ý tưởng này với Cảnh sát biển Trung Quốc. Bắc Kinh chủ yếu sử dụng lực lượng Cảnh sát biển để theo đuổi khẳng định yêu sách chủ quyền (vô lý, phi pháp) của họ ở Biển Đông và Hoa Đông trong vài năm gần đây.
Hầu hết các cuộc chạm trán trong vùng biển (Bắc Kinh nhảy vào) tranh chấp đều liên quan đến lực lượng tàu Cảnh sát biển Trung Quốc trong khi tàu hải quân nước này canh chừng gần đó, sẵn sàng nhảy vào một khi tình huống leo thang. Trung Quốc có lực lượng Cảnh sát biển hùng hậu nhất khu vực với 95 tàu lớn và 110 tàu nhỏ, vượt xa Nhật Bản với 53 tàu lớn và 25 tàu nhỏ cũng như các quốc gia Đông Nam Á khác.
Hồng Thủy
Theo giaoduc
Singapore "trình làng" 2 mẫu tàu mới đối phó nguy cơ trên biển
Singapore đã cho ra mắt 2 loại tàu tuần tra cao tốc mới nhằm ứng phó hiệu quả hơn với các mối đe dọa hàng hải, dấu mốc mới trong việc nâng cấp năng lực quốc phòng của quốc gia này.
Một trong những tàu tuần tra mới của Singapore. (Ảnh: Bộ an ninh nội địa Singapore)
Báo Nhật The Diplomat đưa tin, Singapore ngày 21/7 đã cho ra mắt 2 loại tàu tuần tra cao tốc mới nhằm ứng phó hiệu quả hơn với các mối đe dọa hàng hải mà nước này đang phải đối mặt.
Lực lượng cảnh sát bảo vệ bờ biển Singapore (PCG) đã tiếp nhận 11 tàu tuần tra (PIBs) và 6 tàu đánh chặn lớp PK. Đích thân Phó Thủ tướng Trương Chí Hiền đã chủ trì buổi lễ bàn giao.
Trong bài phát biểu tại lễ bàn giao, Phó Thủ tướng Trương Chí Hiền đã nhấn mạnh việc đưa vào sử dụng các loại tàu này "đánh một dấu mốc quan trọng trong việc đổi mới và nâng cấp" năng lực quốc phòng của Singapore.
Cụ thể hơn, hai loại tàu này sẽ tăng cường khả năng đánh chặn từ xa, cho phép Singapore đương đầu một cách quyết liệt hơn với sự xâm nhập của các tàu lạ vốn ngày càng nhanh hơn và được trang bị đầy đủ hơn.
Theo The Diplomat, các tàu PIBs có thể đạt đến tốc độ hơn 45 hải lý/h, đồng thời được trang bị lớp giáp bảo vệ hiện đại cùng với hệ thống súng đặc chủng của Hải quân, có thể tự động truy đuổi mục tiêu với độ chính xác cao. Ngoài ra, tàu còn có khả năng áp sát bờ biển để có thể tấn công các mục tiêu trên cạn nếu cần thiết.
Trong khi đó, tàu đánh chặn lớp PK sẽ được trang bị cho lực lượng Special Task Squadron, chuyên phụ trách các nhiệm vụ phản ứng nhanh trước các hành động gây hấn và đe dọa bằng đường biển. Để thực hiện nhiệm vụ này, tàu lớp PK được tăng cường đáng kể về khả năng cơ động cũng như tốc độ, đạt tới 55 hải lý/h - một con số ấn tượng so với tốc độ nhanh nhất 45 hải lý/h của tàu chiến hiện nay.
Báo Nhật dẫn lời Phó Thủ tướng Trương khẳng định các nâng cấp này là bắt buộc giữa bối cảnh gia tăng các tranh cãi phức tạp về hàng hải cũng như các nguy cơ đối với an ninh quốc gia.
Đất nước "nằm sát các nguy cơ"
Mặc dù có vùng lãnh hải nhỏ, Singapore lại có vị trí nằm trên các tuyến đường hàng hải trọng yếu và sở hữu một trong những hải cảng sầm uất nhất thế giới. Khoảng cách từ bờ biển Singapore tới vùng lãnh hải quốc tế ở nhiều chỗ chưa tới 500m, tức là mất chưa tới 1 phút để tàu thủy tiếp cận bờ biển. Điều này khiến lực lượng cảnh sát biển có rất ít thời gian và không gian để phản ứng với các nguy cơ đe dọa thương mại hàng hải.
Ngoài ra, Singapore cũng phải đối mặt với các nguy cơ đang gia tăng của chủ nghĩa khủng bố, buôn lậu, nhập cư trái phép và nạn cướp biển. Ông Trương nhấn mạnh rằng al-Qaeda đang kêu gọi phá hoại giao thương và vận tải hàng hải toàn cầu thông qua vấn nạn cướp biển, trong khi buôn lậu đang ngày càng trở nên tinh vi và có tổ chức hơn. Năm 2014, Singapore đã bắt giữ 46 người nhập cư trái phép và ngăn chặn hơn 7.000 tàu khả nghi xâm nhập lãnh hải.
Trong khi khẳng định những tàu mới này sẽ tăng cường khả năng ngăn chặn từ xa của Singapore, Phó Thủ tướng Trương cũng nhấn mạnh Chính phủ đang nỗ lực tăng cường khả năng ở các lĩnh vực khác.
PCG sẽ phải áp dụng 3 hướng tiếp cận gồm phát hiện, ngăn ngừa và đánh chặn. Để tăng cường khả năng phát hiện, ông Trương khẳng định Singapore sẽ tăng gấp đôi số lượng camera xung quanh đảo quốc để giám sát vùng biển, đồng thời cải tiến khả năng ra lệnh, điều khiển và giao tiếp của hệ thống.
Về năng lực ngăn ngừa, PCG sẽ tăng gấp đôi chiều dài của các barie xung quanh bờ biển để ngăn chặn các cuộc xâm nhập bất hợp pháp.
Quan trọng không kém việc nâng cấp thiết bị, ông Trương cũng giao nhiệm vụ cho PCG phải chú ý tập trung huấn luyện các sĩ quan để có thể vận hành tốt các trang thiết bị mới.
"Các sỹ quan của chúng ta phải liên tục rèn luyện các kỹ năng để hoàn toàn làm chủ các trang thiết bị này, sẵn sàng chiến đấu một cách hiệu quả và nhanh chóng nhưng đồng thời cũng phải đảm bảo an toàn cho chính bản thân mình".
Khánh Trần
Theo Diplomat
Nhật Bản tập trận đề phòng các tình huống "vùng xám" trên biển Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản cùng Cảnh sát biển nước này sẽ sớm tổ chức một cuộc tập trận chung đầu tiên tại vùng biển gần thủ đô Tokyo nhằm đối phó với các va chạm "vùng xám", Japan Times ngày 7/7 đưa tin. Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản và hải quân Mỹ trong một cuộc tập trận chung...