“Mỹ muốn hợp tác chứ không phải kiểm soát Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương”
Trước khi bắt đầu chuyến công du châu Á trong tuần này, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence một lần nữa khẳng định lại cam kết mạnh mẽ của Mỹ với khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, nhấn mạnh Washington “mong muốn hợp tác, chứ không phải kiểm soát” khu vực.
Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence (Ảnh: AFP)
Khẳng định trên được Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence đưa ra trong bài viết đăng tải trên Washington Post ngày 9/11, vài ngày trước chuyến công du châu Á.
Phó Tổng thống Pence viết: “Năm ngoái ở Việt Nam, Tổng thống Donald Trump đã nêu lên tầm nhìn của Mỹ về một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và cởi mở. Tuần này, thay mặt cho Tổng thống, tôi sẽ dẫn đầu một phái đoàn tới khu vực này nhằm thảo luận về tiến trinh hiện thực hóa tầm nhìn nói trên. Thông điệp của chúng tôi rất đơn giản: Cam kết của Mỹ đối với khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương luôn kiên định và lâu dài”.
Ông Pence nhấn mạnh, Mỹ mong muốn Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương là một nơi mà ơ đo chủ quyền được tôn trọng, các dòng chay thương mại không bị cản trở và các quốc gia độc lập làm chủ vận mệnh của chính mình. “Mỹ đang có những hành động kiên quyết nhằm bảo vệ lợi ích chung và thúc đẩy thành công chung của khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương”, quan chức Mỹ cho biết.
Ba trụ cột chính
Ông cũng nêu rõ 3 trụ cột chính trong chiến lược của Mỹ ở khu vực gồm: thương mại đầu tư, an ninh và hỗ trợ xây dựng chính phủ minh bạch.
Hai phần ba dòng chay thương mại toàn cầu được thực hiện qua vùng biển, vùng trời, bằng đường bộ và đường sắt của khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Thương mại giữa Mỹ và khu vực này chiếm hơn 1,8 nghìn tỷ USD mỗi năm, đóng góp cho hơn 3,3 triệu việc làm tại Mỹ, và tổng đầu tư của Mỹ trong khu vực lên tới gần 1 nghìn tỷ USD – nhiều hơn tổng số đầu tư của cả Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc cộng lại.
Video đang HOT
Đên năm 2020, khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương sẽ là nơi chiếm tới 40% tầng lớp trung lưu của thế giới, mở ra những tiềm năng không thể kể hết đối với người lao động, nông dân và những người tạo công ăn việc làm tại Mỹ trong việc xuất khẩu những sản phẩm hàng hóa của mình sang các thị trường lớn và tăng trưởng nhanh trong khu vực.
Đó là lý do chính phủ Mỹ hiện nay đã xây dựng những thỏa thuận thương mại song phương mới tự do, công bằng và có đi có lại như thỏa thuận thương mại với Hàn Quốc, với Mexico và Canada. Mỹ cũng sẽ sớm bắt đầu các cuộc đàm phán cho môt thoa thuân thương mại lịch sử với Nhật Bản.
Ngoài thương mại, Mỹ cũng sẽ tiếp tục hỗ trợ tăng cường đầu tư tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Để thúc đẩy làn sóng đầu tư tư nhân mới cho hạ tầng trong khu vực, Tổng thống Trump gần đây đã ký chuyển Đạo luật khai thác hiệu quả hơn hoạt động đầu tư phát triển (Build Act) thành luật. Điều này cho phép mở rộng khả năng hỗ trợ tài chính của Mỹ cho phát triển lên 60 tỷ USD. Mỹ cam kết hỗ trợ khu vực xây dựng cảng biển và sân bay, đường bộ và đường sắt, cũng như các đường ống và đường truyền dữ liệu tầm cỡ thế giới.
Về trụ cột an ninh, Mỹ sẽ tiếp tục hợp tác với các quốc gia có cùng quan điểm nhằm đối phó với các mối đe dọa cấp bách nhất trong khu vực, từ việc phổ biến vũ khí hạt nhân tới chủ nghĩa cực đoan và khủng bố.
Chỉ riêng năm nay, Mỹ đã cung cấp hơn nửa tỷ USD để hỗ trợ an ninh. Con số này bao gồm gần 400 triệu USD hỗ trợ cho các lực lượng quân đội, nhiều hơn cả tổng số của ba năm trước đây cộng lại.
Phó Tổng thống Pence cho biết, Mỹ cũng sẽ cung cấp những hỗ trợ mới nhằm giúp các quốc gia bảo vệ biên giới cả trên đất liền, trên biển và trong môi trường số; tiếp tục hợp tác với các đồng minh và đối tác của mình nhằm bảo vệ quyền tự do hàng hải và hàng không. Điều này thể hiện rõ qua các cuộc tập trận hải quân chung của Mỹ với Nhật Bản và Ấn Độ gần đây.
Trong khi đó, Mỹ sẽ tiếp tục gây sức ép ngoại giao, kinh tế lớn chưa từng có với Triều Tiên và hối thúc các nước trong khu vực cùng gây sức ép để buộc Bình Nhưỡng quay lại đàm phán hạt nhân.
Những bình luận trên của Phó Tổng thống Pence được đưa ra ngay trước chuyến công du châu Á trong tuần này để dự Hội nghị thượng đỉnh giữa Mỹ và Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Hội nghị thượng đỉnh Đông Á và Hội nghị Lãnh đạo các Nền kinh tế APEC.
Ông cho biết, nhân dịp này, phái đoàn Mỹ sẽ thông báo về những thỏa thuận và sáng kiến mới, khẳng định lại cam kết của Tổng thống Donald Trump về xây dựng quan hệ đối tác trong khu vực.
“Mỹ mong muốn hợp tác, chứ không phải kiểm soát. Tổng thống đã thông báo về cam kết mới của chúng tôi đối với khu vực này cách đây một năm; trong tuần này, tôi sẽ co vinh hạnh thể hiện rõ quyết tâm của chúng tôi bằng các hành động và các khoản đầu tư. An ninh và sự thịnh vượng của Mỹ phụ thuộc vào khu vực cực kỳ then chốt này, và Mỹ sẽ tiếp tục đảm bảo rằng mọi quốc gia, dù lớn hay nhỏ, đều có thể phát triển và trở nên thịnh vượng trong một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và cởi mở”, Phó Tổng thống Pence cho biết.
Minh Phương
Tổng hợp
Theo Dantri
Nhật Bản - Ấn Độ: Đồng hành vươn xa
Nhật Bản và Ấn Độ đang hướng tới khuôn khổ quan hệ song phương mới mà cái tên dành cho nó chưa từng thấy xuất hiện trong lịch sử quan hệ quốc tế đến nay. Đó là mối quan hệ đối tác toàn cầu và chiến lược đặc biệt.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Ảnh: AP
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cuối tháng 10 đi Nhật Bản để tham dự cuộc cấp cao song phương định kỳ lần thứ 5 nhưng trước đó đã có 12 lần gặp Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.
Theo ông Abe, hai nước này đang hướng tới khuôn khổ quan hệ song phương mới mà cái tên dành cho nó chưa từng thấy xuất hiện trong lịch sử quan hệ quốc tế đến nay. Đó là mối quan hệ đối tác toàn cầu và chiến lược đặc biệt.
Từ nghĩa của cụm từ này mà suy diễn thì mối quan hệ này đặc biệt hơn cả đặc biệt thông thường ở tính từ "toàn cầu" và "chiến lược đặc biệt".
Nó không còn cần phải được định tính hoá cụ thể hơn để thiên hạ hiểu cho đúng nhưng lại cần được định lượng hoá thì thiên hạ mới có thể nhận ra được sự khác biệt cơ bản giữa nó với các khuôn khổ quan hệ đối tác và đối tác chiến lược thông dụng hiện tại trên thế giới.
Xem ra, ông Abe và ông Modi mới xác định tầm vóc mô hình quan hệ song phương mới chứ chưa công bố nội hàm cụ thể của nó.
Dù thế nào thì những nội hàm ấy vẫn bao trùm mọi lĩnh vực hợp tác, từ tham vấn chính trị đến phối hợp hành động, từ thúc đẩy trao đổi thương mại đến tăng cường hoạt động đầu tư.
Ấn Độ cần vốn đầu tư và công nghệ của Nhật Bản trong khi Nhật Bản cần thị trường tiêu thụ hàng hoá. Mối quan hệ hợp tác song phương này chẳng khác gì tay phải giúp tay trái và ngược lại.
Sự đồng thuận quan điểm và song trùng lợi ích giữa hai bên còn bộc lộ ở chuyện thực thi thương mại tự do và chống chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch, ở kế hoạch cùng Mỹ và Australia gây dựng khu vực Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương mà hạt nhân cốt lõi là bốn đối tác này trong khuôn khổ của cái gọi là "Tứ giác kim cương" và cuối cùng không thể thiếu là ở cùng nhau cạnh tranh chiến lược với Trung Quốc ở khu vực Nam Á và Đông Nam Á.
Hai bên giúp nhau và dựa vào nhau để đối phó với đối tác khác và để cùng nhau vươn ra tới những chân trời xa hơn.
Sự khởi đầu của khuôn khổ quan hệ đối tác mới này là dấu mốc lịch sử mới trong mối quan hệ giữa Ấn Độ và Nhật Bản.
HẠ LANG
Theo Laodong
Nghịch lý ở châu Á - Thái Bình Dương Đô thị hóa nhanh chóng được xem là yếu tố then chốt trong sự gia tăng của cả tình trạng suy dinh dưỡng và béo phì tại châu Á - Thái Bình Dương Gần nửa tỉ người ở châu Á - Thái Bình Dương đang sống trong cảnh thiếu ăn bất chấp khu vực này có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh....