Mỹ muốn hợp tác an ninh hàng hải: Tính toán hài hòa
“Việc thúc đẩy hợp tác an ninh hàng hải Việt – Mỹ, phù hợp lợi ích của cả hai nước, đặc biệt phù hợp xu thế chung của khu vực”.
Quan hệ đối tác đi vào thực chất
Chia sẻ với Đất Việt, ngày 31/3 trước việc, các quan chức Mỹ liên tiếp phát tín hiệu muốn hợp tác an ninh hàng hải với Việt Nam nhiều hơn trong thời gian qua, TS Trần Việt Thái – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược, Bộ Ngoại giao, cho biết ở đây có 2 nhóm nguyên nhân: “Nguyên nhân bên trong là do Mỹ có lợi ích trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tác về an ninh, an toàn hàng hải với các nước châu Á – Thái Bình Dương trong đó có VN.
Nguyên nhân bên ngoài là do trong bối cảnh hiện nay ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, đặc biệt khu vực Biển Đông, tình hình ngày càng diễn biến phức tạp, các thách thức về an ninh, an toàn hàng hải ngày càng nổi lên, cả truyền thống và phi truyền thống. Chính vì vậy, nên Mỹ có nhu cầu muốn duy trì các vấn đề an ninh, an toàn hàng hải mở, các tuyến hàng hải mở, duy trì đảm bảo vận tải biển, một cách hòa bình, ổn định, phục vụ cho lợi ích của Mỹ và cả khu vực”.
Bên cạnh đó, theo ông Thái, về quan hệ song phương, từ năm 2011, hai nước Việt – Mỹ đã ký được thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng, trong đó lĩnh vực hợp tác cảnh sát biển là một trong 5 lĩnh vực hai bên muốn thúc đẩy. Trong chuyến đi mới đây của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, phía Mỹ cũng đã hứa đẩy nhanh tiến trình cung cấp tàu tuần tra và hỗ trợ VN xây dựng lực lượng cảnh sát biển.
Tất cả những hành động này, đều đi đúng hướng thúc đẩy quan hệ song phương Việt – Mỹ phù hợp lợi ích của cả hai nước, đặc biệt phù hợp xu thế chung của khu vực.
Phân tích rõ hơn, ông Thái cho biết thêm: “Đây là giai đoạn 2 bên đưa mối quan hệ đi vào chi tiết, cụ thể hơn, trong đó về mặt chiến lược, tình hình hiện nay diễn biến ngày càng phức tạp nhất là khu vực Biển Đông, đặc biệt là hành động của Trung Quốc xây dựng và cải tạo đảo quy mô lớn một cách trái phép ở Trường Sa.
Hơn nữa, đã đến giai đoạn, mà hai bên cần trao đổi sâu đậm hơn, đặc biệt trong bối cảnh chúng ta đang chuẩn bị cho các chuyến thăm hữu nghị giữa hai nước”.
Theo quan điểm của ông Thái, thì đây cũng là thời điểm quan hệ đối tác chiến lược Việt – Mỹ đang đi vào thực chất, đi vào chiều sâu đúng nghĩa, đó là lý do vì sao thời gian gần đây phía Mỹ chủ động hơn trong việc thúc đẩy an ninh hàng hải với VN.
Không hợp tác để chống lại bên thứ 3
Trước những lời mời đề nghị từ phía Mỹ, ông Thái khẳng định: “ Một là, chính phủ VN hoan nghênh các hoạt động đóng góp cho hòa bình, ổn định của Mỹ ở khu vực.
Video đang HOT
Hai là, hoan nghênh Mỹ hỗ trợ năng lực cho lực lượng cảnh sát biển nói riêng và cho các lực lượng thực thi pháp luật của VN nói chung”.
Mặt khác, hiện nay, quan điểm của chúng ta là có chính sách quốc phòng ba không rất rõ ràng: không đưa quân ra nước ngoài, không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự trên lãnh thổ VN, không tham gia với bên nào để chống bên thứ 3.
Tàu tuần tra tốc độ cao lớp Defiant do Công ty Metal Shark chế tạo từ Chính phủ Mỹ nhằm nâng cao năng lực bảo đảm an ninh hàng hải của Việt Nam.
Tàu tuần tra tốc độ cao lớp Defiant do Công ty Metal Shark chế tạo từ Chính phủ Mỹ nhằm nâng cao năng lực bảo đảm an ninh hàng hải của Việt Nam.
Cho nên, ông Thái cho hay: “Hợp tác quốc phòng Việt – Mỹ thuần túy chủ yếu trực tiếp chỉ phục vụ cho mục đích quốc phòng tự vệ, không chống lại bên nào, đóng góp cho an ninh chung, duy trì trật tự, ổn định khu vực, điều đó có lợi cho tất cả các nước, phù hợp xu thế chung. Phát triển lực lượng cảnh sát biển cũng chỉ là để bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ”.
Mặt khác, ở tầm khu vực và quốc tế, chúng ta cũng đã nói rõ hợp tác song phương Việt – Mỹ, không để chống lại bên nào, mà chỉ là để bảo vệ chủ quyền, độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của mình. Chúng ta hoan nghênh Mỹ, vì Mỹ là đối tác toàn cầu, siêu cường toàn cầu, cho nên họ nhìn VN ở góc độ toàn cầu.
Các bước đi cần được tính toán hài hòa
Nhìn nhận ở một góc độ khác, ông Thái nhận định: “Quan hệ Việt – Mỹ cần phải được đặt tổng thể trong quan hệ Việt – Trung, quan hệ VN – ASEAN và với khu vực. Các bước đi cần được tính toán hài hòa, hiện nay lãnh đạo cấp cao, cũng như các cơ quan tham mưu của VN, trong đó có Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đều đang tích cực bàn thảo, trao đổi, để làm sao tính toán đạt được sự cân bằng, sự hài hòa.
Mục đích cuối cùng của chúng ta là hợp tác với ai, hợp tác về cái gì đều vì mục đích xây dựng đất nước, phục vụ hai nhiệm vụ chiến lược: Một là, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ đổi mới; Hai là, đóng góp tích cực cho cộng đồng quốc tế với tư cách một nước có trách nhiệm”.
Việc thời gian qua, Mỹ tăng cường các hành động thể hiện mong muốn hợp tác an ninh hàng hải với VN, theo ông Thái, đó là tính toán của Mỹ, phục vụ cho chiến lược tái cân bằng sang châu Á- Thái Bình Dương. Thế nhưng, hợp tác song phương là dựa vào ý chí, nguyện vọng hợp tác của cả hai bên, chứ không phải một bên, thậm chí nó còn phụ thuộc vào cách hai bên tiến hành hợp tác như thế nào.
Theo Thanh Huyền
Đất Việt
Tổng thống Putin "thắng cử" ở Pháp
Tổng thống Vladimir Putin đã có tầm ảnh hưởng rất lớn tới kết quả bầu cử cấp địa phương trên cả nước Pháp khi mà những đảng phái thân Nga ở Pháp đã giành được chiến thắng vào cuối tuần qua.
Theo tờ The Wall Street Journal, cuộc bỏ phiếu vòng hai hôm 29/3 cho thấy Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có tầm ảnh hưởng rất lớn tới các cuộc bầu cử cấp địa phương diễn ra trên toàn nước Pháp.
Theo đó, các đảng cánh hữu và cực hữu dưới sự dẫn dắt của những nhà lãnh đạo thân thiết và ủng hộ Tổng thống Nga đã giành được 54,6% số phiếu từ cử tri sau 2 vòng bỏ phiếu.
Trong cuộc bỏ phiếu lần thứ nhất hôm 22/3, đảng Gaullist của cựu Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đã giành được 29,4% số phiếu từ cử tri. Và tới 2 vòng sau, đảng Gaullist tiếp tục giành được thắng lợi.
Tổng thống Putin (trái) bắt tay ông Sarkozy hồi năm 2012.
Còn trong cuộc bầu cử vòng một, đảng Mặt trận quốc gia của chính trị gia Marine Le Pen đã giành được 25,2% số phiếu bầu nhưng tới vòng hai, số phiếu hạ xuống chỉ còn 22,2%. Trong khi, đảng Gaullist của ông Sarkozy giành được ưu thế, đảng Xã hội cầm quyền của Tổng thống Francois Hollande lại chịu cảnh nép vế.
Lâu nay, ông Sarkozy được biết tới là người có mối quan hệ khá thân thiết với Tổng thống Putin. Thậm chí, một số tờ báo Pháp còn ví ông Sarkozy là "bạn thân Putin". Do đó, ông Sarkozy từng chia sẻ "sự chia rẽ giữa châu Âu và Nga là một thảm kịch". Và nước Nga dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Putin là "đối tác tốt" của Pháp.
Trong khi đó, bà Le Pen lại ca ngợi nhà lãnh đạo Nga là một "người yêu nước". Ngoài ra, bà còn hối thúc Pháp rời khỏi khối NATO và xây dựng mối quan hệ đồng minh chiến lược với Nga dựa trên nền tảng là "đối tác quân sự và năng lượng".
Trái lại, hồi đầu tháng Ba, tờ Le Monde đã cho đăng một bài báo liên quan tới những lập luận của 6 học giả và nhà khoa học chính trị người Pháp mang tư tưởng phản đối Tổng thống Putin. Họ cho rằng: "Đảng cánh hữu ở Pháp đang trở thành tay chân mở rộng tầm ảnh hưởng của ông Putin".
Cũng theo tờ báo này, việc cử tri Pháp bỏ phiếu cho các đảng thân Nga liệu có liên quan tới quyết định sáp nhập bán đảo Crimea thuộc Ukraine của Tổng thống Putin hay những cáo buộc quân đội Nga tiến vào miền đông Ukraine hay không. Nhưng rõ ràng, vị thế địa chính trị của Mỹ đang suy yếu. Điển hình, chính quyền của Tổng thống Barack Obama đã thất bại trong việc tìm ra lối thoát cho cuộc khủng hoảng tại Ukraine và Trung Đông. Đây cũng là yếu tố khiến những người có tư tưởng chống đối Nga phải dè chừng. Trong khi, các chính trị gia như Le Pen, Sarkozy và nhiều người khác chọn con đường đứng về phía điện Kremlin.
Mối lo ngại hiện nay của chính quyền Pháp là việc Mỹ có thể sẵn sàng dùng sức mạnh quân sự. Điều này sẽ khiến chính quyền của Tổng thống Hollande mất lòng tin về cách giải quyết khủng hoảng của ông Obama. Trái lại, nó sẽ giúp các đảng thân Tổng thống Putin giành thêm sự ủng hộ.
Pháp hoãn giao tàu sân bay mang trực thăng lớp Mistral cho Nga sau khi phương Tây áp đặt lệnh trừng phạt với Moscow.
Trong thời gian qua, ông Sarkozy đã tích cực vận động tranh cử cho chức vụ Tổng thống, sẽ được tổ chức vào năm 2017. Cuộc bầu cử Tổng thống ở Pháp sẽ diễn ra sau đúng 4 tháng, Tổng thống Obama hết nhiệm kỳ vào tháng 1/2017.
Ông Sarkozy tỏ ra là người có đường lối ngoại giao trái ngược với Tổng thống đương nhiệm Hollande, đặc biệt là trong vấn đề liên quan tới Nga. Nếu Tổng thống Hollande chủ trương thân Mỹ chống Nga khi hưởng ứng Washinton trừng phạt Moscow sau vụ sáp nhập bán đảo Crimea thì ông Sarkozy lại khẳng định không thể đổ lỗi cho Nga về quyết định sáp nhập Crimea.
Mối quan hệ thân thiết giữa ông Sarkozy và Tổng thống Putin được thể hiện rõ nét qua sự kiện 5 ngày giao tranh giữa Nga và Gruzia hồi năm 2008. Vào thời điểm đó, khi đang nắm giữ chức vụ Tổng thống Pháp, ông Sarkozy đã không ngại bay liên tục từ Pháp sang Nga rồi sang Gruzia. Nhờ vị thế trung gian hòa giải của ông Sarkozy, cuộc xung đột này đã nhanh chóng chấm dứt.
Thêm một bằng chứng cho tình bạn của ông Putin và ông Sarkozy là việc Nga mua 2 tàu sân bay mang trực thăng lớp Mistral của Pháp vào năm 2011. Nếu như không có lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây, hợp đồng này đã có thể hoàn tất. Phát biểu trước việc Tổng thống Hollande ngừng chuyển tàu Mistral cho Nga, ông Sarkozy nhấn mạnh nhà lãnh đạo Pháp đã "làm theo mệnh lệnh của Mỹ".
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin The Wall Street Journal (WSJ) là một nhật báo có ảnh hưởng lớn trên thế giới, xuất bản tại Thành phố New York, tiểu bang New York , Mỹ với lượng phát hành rất lớn trên toàn thế giới.
Theo Infonet
Báo Đức ca ngợi tình hữu nghị 40 năm Việt - Đức Nhân kỷ niệm 40 năm quan hệ ngoại giao Việt - Đức, kênh truyền hình danh tiếng DW của Đức đã có bài viết khẳng định, việc hai nước chia sẻ nhiều giá trị chung và những điểm tương đồng trong lịch sử đang tạo ra một mối quan hệ hữu nghị, đầy tin cậy lẫn nhau. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và...