Mỹ muốn giải quyết vấn đề nghe lén bà Merkel qua kênh ngoại giao
Theo AFP, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Marie Harf ngày 4/6 tuyên bố rằng cách tốt nhất để giải quyết những quan ngại của Đức liên quan đến cáo buộc Washington nghe lén điện thoại di động của Thủ tướng Angela Merkel là thông qua các kênh ngoại giao.
Khi được hỏi về việc Đức mở một cuộc điều tra hình sự đối với các cáo buộc trên, bà Harf cho biết Tổng thống Mỹ Barack Obama đã thảo luận “sâu rộng” với bà Merkel về những cáo buộc này khi bà tới thăm Washington hồi tháng Tư.
Thủ tướng Angela Merkel có thể bị nghe lén điện thoại từ thời cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush.
Bà Harf nhấn mạnh: “Chúng tôi cho rằng quan trọng là thảo luận về vấn đề này qua các kênh ngoại giao,” đồng thời khẳng định rằng vụ việc đã được đưa ra bàn luận trực tiếp với Chính phủ Đức.
Video đang HOT
Tuy nhiên, bà Harf cho hay hiện vẫn chưa có bất kỳ thông tin gì về khả năng Mỹ sẽ hợp tác trong cuộc điều tra do các công tố liên bang Đức tiến hành hay không.
Theo Vietnam
Indonesia cho phóng viên nghe lén điệm đàm với Thủ tướng Úc
Indonesia ngày 3.6 thừa nhận rằng các phóng viên được phép nghe lén cuộc điện đàm giữa Tổng thống Indonesia và Thủ tướng Úc về cải thiện quan hệ hai nước, nhưng khẳng định đây chỉ là một sai sót.
Thủ tướng Úc Tony Abbott (trái) và Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono - Ảnh: Reuters
Thủ tướng Úc Tony Abbott sẽ gặp Tổng thống Indonesia Bambang Yudhoyono tại đảo Batam của Indonesia vào ngày mai 4.6 với mục đích cải thiện quan hệ hai nước, vốn đang bị tổn hại do vụ Úc nghe lén lãnh đạo Indonesia và chính sách nhập cư cứng rắn từ Canberra, theo AFP.
Nhưng nay chính quyền Indonesia thừa nhận đã cho phép các phóng viên của mình nghe lén cuộc điện đàm giữa ông Abbott và ông Yudhoyono hồi tháng rồi để dàn xếp chuyến thăm ngày 4.6.
"Chúng tôi không nhận thấy đây là một vụ việc lớn. Không có gì quan trọng trong cuộc điệm đàm để làm lớn chuyện", AFP dẫn lời ông Teuku Faizasyah, người phát ngôn của Tổng thống Indonesia.
Ông Faizasyah cũng thừa nhận "sai sót" khi để cho phóng viên nghe lén cuộc điện đàm giữa hai lãnh đạo.
"Có một sự hiểu lầm khi giới truyền thông có mặt trong phòng ở dinh Tổng thống. Các bộ trưởng, quan chức chính quyền cùng các phóng viên đều có mặt trong phòng nên rất khó cho các nhân viên chính phủ nhận ra ai nên ở trong căn phòng này", ông Faizasyah.
Thủ tướng Abbott không lên tiếng chỉ trích vụ việc này, lảng tránh các câu hỏi liên quan đến vụ việc khi bị truyền thông Úc "truy". Thủ tướng Úc chỉ nói ông kỳ vọng có một cuộc gặp gỡ tốt đẹp với Tổng thống Yudhoyono.
Quan hệ Úc-Indonesia trở nên căng thẳng sau khi xuất hiện thông tin trên báo đài cho rằng Canberra bí mật do thám, nghe lén điện thoại của Tổng thống Yudhoyono, phu nhân cùng các quan chức thân cận với ông.
Jakarta cũng bày tỏ bất bình với chính sách nhập cư khắt khe mới của Úc, theo đó Hải quân Úc sẽ dẫn độ những chiếc tàu chở người Indonesia định vượt biên sang Úc quay trở lại lãnh hải Indonesia.
Indonesia đã triệu hồi Đại sứ nước này tại Úc hồi tháng 11.2013 khi căng thẳng hai nước leo thang. Đại sứ Indonesia chỉ mới quay lại Úc vào tháng 5.2014.
Theo TNO
Edward Snowden tự nhận là điệp viên công nghệ cao của Mỹ Edward Snowden, người rò rỉ thông tin về chương trình do thám của Mỹ ở khắp thế giới, tự nhận mình là một điệp viên công nghệ cao được huấn luyện bài bản và làm việc cho các cơ quan tình báo Mỹ ở nước ngoài. Edward Snowden - Ảnh: Reuters Cuộc phỏng vấn với đài NBC News ngày 28.5 là lần đầu...