Mỹ muốn gì ở Ukraina?
“Mỹ không cần quan tâm tới hòa bình. Cái mà người Mỹ muốn là sử dụng chiến tranh ở Ukraina để gây trở ngại cho đối thủ địa chính trị, hòng kiềm chế Nga tập trung tiềm lực”…
… Đó là nhận định của George Friedman, một trong những nhà tư tưởng chiến lược nổi tiếng của Mỹ, khi nói về quan điểm của chính quyền Washington với vấn đề Ukraina.
Ngày 11/3, Mỹ thông báo một khoản viện trợ bổ sung hơn 75 triệu USD cộng với hơn 200 chiếc xe bọc thép Humvees để giúp Chính phủ Ukraina chiến đấu chống lại những phần tử đòi ly khai ở miền Đông. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter tại cuộc họp báo chung tại Lầu Năm Góc với Bộ trưởng Quốc phòng Anh Michael Fallon, nói: “Chương trình này sẽ nâng tổng số viện trợ an ninh của Mỹ dành cho Ukraina lên tới mức gần 200 triệu USD, và những ngân khoản mới sẽ được dùng cho máy bay không người lái để cải thiện hoạt động trinh sát”. Ngân khoản viện trợ mới của Mỹ cũng sẽ cung cấp cho Ukraina nhiều loại máy truyền tin, radar chống súng cối, xe cứu thương và phẩm vật y tế… Toàn bộ số lượng thiết bị quân sự trên sẽ được chuyển tới Ukraina trong những tuần tới. Đợt viện trợ này không bao gồm các vũ khí như tên lửa chống tăng cầm tay, theo yêu cầu của Kiev.
Lý do mà Mỹ đưa ra nhằm biện minh cho việc làm trên là dù Nhà Trắng không theo đuổi một giải pháp quân sự đối với cuộc khủng hoảng Ukraina, nhưng chính quyền Kiev có quyền tự vệ!(?).
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (phải) gặp Tổng thống Ukraina Petro Poreshenko tại Kiev ngày 5/2/2015
Một bản báo cáo độc lập được nhiều nhóm nghiên cứu Mỹ công bố đầu tháng 2/2015, kêu gọi Mỹ cung cấp vũ khí cho Ukraina, trực tiếp hỗ trợ cho quân đội nước này với những phương tiện quan trọng hơn so với những gì đã được thực hiện tới nay kể cả việc cung cấp vũ khí sát thương. Báo cáo nói trên nêu lên khả năng viện trợ quân sự của Mỹ cho Ukraina có thể lên tới 3 tỉ USD. Cũng bản báo cáo này ghi nhận quân đội Ukraina đang thiếu một cách nghiêm trọng các phương tiện tối tân, từ radar chống pháo tới máy bay không người lái, từ các phương tiện gây nhiễu sóng của đối phương tới tên lửa chống xe thiết giáp. Trước mắt, các nhà quan sát cho rằng, Washington đang nghiên cứu khả năng cấp tên lửa chống tăng Javelin cho Kiev. Đây là một lại vũ khí lợi hại, đã từng được sử dụng trong thời kỳ chiến tranh Iraq hồi năm 2003, để đối phó với loại xe tăng T-72 của Nga.
Video đang HOT
Vẫn theo báo cáo nói trên, Mỹ cũng cần cung cấp hệ thống radar cho quân đội Ukraina để định vị các giàn phóng rocket Grad hiện đang được quân nổi dậy sử dụng rộng rãi. Ngoài ra, quân đội Ukraina cũng rất cần được trang bị máy bay không người lái hay các loại xe tải hiện đại. Đối với Mỹ, quyết định cấp vũ khí sát thương cho Ukraina hay không sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quan hệ Mỹ – Nga. Còn đối với bản thân Ukraina, cho dù có thuyết phục được Washington đi chăng nữa, có được trang thiết bị quân sự hiện đại là một chuyện, đào tạo nhân sự để sử dụng được những trang thiết bị đó lại là một chuyện khác. Điều đó đòi hỏi thêm thời gian.
Thỏa thuận ngừng bắn Minsk 2, được ký kết giữa tháng 2/2015, sau nhiều nỗ lực môi giới ngoại giao của Pháp, Đức và Nga, được đánh giá về cơ bản đã được tôn trọng. Ngày 9/3, Tổng thống Ukraina Petro Poroshenko tuyên bố Ukraina đã rút phần lớn vũ khí hạng nặng khỏi đường giới tuyến. Ông cũng xác nhận lực lượng đòi độc lập ở miền Đông cũng đã rút phần lớn vũ khí hạng nặng.
Chứng kiến công lao của mình sắp bị Mỹ phá hủy, các nước châu Âu như Đức và Pháp, đã lên tiếng phản đối việc Mỹ trang bị vũ khí cho Ukraina, vì sợ leo thang quân sự vượt khỏi tầm kiểm soát. Thủ tướng Pháp Manuel Valls ngày 12/3 nhắc lại điều này trong một cuộc trả lời phỏng vấn nhật báo Ba Lan Gazeta Wyborcza. Ngoại trưởng Đức Steinmeier cùng ngày đã lên tiếng cảnh báo về mối đe dọa của việc cung cấp vũ khí cho quân đội Chính phủ Ukraina trong cuộc xung đột ở miền Đông nước này. Phát biểu tại Washington DC nhân chuyến thăm Mỹ kéo dài 3 ngày, ông Steinmeier cho rằng, việc cung cấp vũ khí cho quân đội Chính phủ Ukraina sẽ càng làm cho xung đột giữa các bên tại Ukraina leo thang và khiến cuộc khủng hoảng tại quốc gia Đông Âu này không thể kiểm soát. Thủ tướng Đức thì cố tìm cách duy trì một sự cân bằng trong quan hệ hết sức nhạy cảm với Nga: bà Angela Merkel một mặt từ chối lời mời của Tổng thống Nga Putin tham dự lễ duyệt binh kỷ niệm 70 năm chiến thắng phát xít Đức tại Moskva ngày 9/5, để thể hiện sự đoàn kết với chính quyền Kiev, nhưng mặt khác Thủ tướng Đức cũng đề nghị được đến đặt hoa tưởng niệm tại ngôi mộ người lính vô danh tại thủ đô nước Nga vào ngày 10/5. Đề nghị đã được Tổng thống Nga chấp thuận.
Phía Nga cũng lên tiếng tố cáo quyết định cung cấp vũ khí của Mỹ cho Ukraina và cho đó là chiêu bài viện trợ vũ khí “trá hình”. Frants Klintsevich, Ủy viên Hội đồng Quốc phòng thuộc Duma Quốc gia Nga cho rằng, các loại xe chuyên dụng mà Mỹ coi là vũ khí không sát thương có thể được nâng cấp bất cứ lúc nào và trở thành phương tiện chiến tranh cho quân đội Ukraina sử dụng để làm hoa tiêu cho pháo binh. Phó chủ tịch thứ nhất Ủy ban Thượng viện Nga về các vấn đề quốc tế Vladimir Dzavbarov lưu ý, hành động cung cấp kỹ thuật quân sự của Mỹ cho Ukraina sẽ làm leo thang cuộc xung đột và làm căng thẳng thêm tình hình tại miền Đông Ukraina. Ông bày tỏ hy vọng Mỹ sẽ có những quyết định sáng suốt hơn, nhằm giúp nghiêm chỉnh thực thi thỏa thuận Minsk. Đại diện của Nga tại NATO, Grushko tuyên bố việc cung cấp vũ khí cho Kiev là đi ngược lại thỏa thuận Minsk và tạo ra một ảo tưởng có thể giải quyết xung đột bằng biện pháp quân sự.
Gần đây, Mỹ đã công bố bản báo cáo “Bảo vệ độc lập của Ukraina, chống sự xâm lăng của Nga”. Ý nghĩa tài liệu của Mỹ là nên khởi động ở Ukraina một cuộc chiến tranh chống Nga bằng bàn tay người khác. Và để làm điều đó thì phải viện trợ vũ khí cho Ukraina. Ngày 6/2/2015, Nhà Trắng đã đưa ra Chiến lược an ninh quốc gia 2015, trong đó có mục sử dụng vũ lực trên toàn thế giới vì lợi ích của Mỹ, nếu cần thiết có thể sử dụng đơn phương. Ngày 7/2/2015, chỉ huy quân sự NATO Philip Breedlove nói rằng, các nước phương Tây không nên loại trừ giải pháp quân sự khi giải quyết xung đột ở Ukraina.
Kinh nghiệm chính sách đối ngoại của Mỹ yêu cầu tiếp tục phát triển thị trường thế giới đa trung tâm của các xung đột quân sự. Có một nước Ukraina chống Nga thật thích hợp để tiến hành chiến tranh. Mỹ đang hy vọng cuộc chiến ở Ukraina sẽ tiếp tục. Còn chính quyền Kiev – bên tồn tại nhờ dựa vào Washington trong tình hình đồng tiền quốc gia ngày càng mất giá, chấp nhận trả những khoản nợ chính trị bằng máu của người dân Ukraina. Nhà báo Ba Lan Jakub Koreyba đã viết về điều này trên trang web Hãng tin RIA Novosti. Giờ chỉ có Washington nắm trong tay những công cụ chính trị và kỹ thuật có sức ảnh hưởng đến nhà cầm quyền Ukraina, có thể “buộc Kiev tiến tới hòa bình”. Nhưng vấn đề ở chỗ, việc nội chiến tiếp tục ở Ukraina hoàn toàn phù hợp với chiến lược của Mỹ về tăng cường quyền bá chủ trên thế giới. “Mỹ không hề cần những chiến thắng. Cái mà người Mỹ muốn là sử dụng chiến tranh để gây trở ngại cho đối thủ địa chính trị, hòng kiềm chế họ tập trung tiềm lực” – George Friedman, một trong những nhà tư tưởng chiến lược nổi bật của Mỹ nói.
10 năm qua, Washington thận trọng theo dõi Nga phục hồi kinh tế và thực hiện chính sách đối ngoại ngày càng “quyết đoán”, hay đúng hơn là ngày càng độc lập. Các nhà chiến lược của Bộ Ngoại giao Mỹ và CIA chợt nhận ra “không thể tiếp tục như vậy”: Nga phải bị vô hiệu hóa khỏi vai trò một trung tâm độc lập trong các quan hệ quốc tế. Để phục vụ mục tiêu này, không có gì hay bằng cuộc chiến trực tiếp trên biên giới Nga, dòng người tị nạn, thảm họa nhân đạo và sự bế tắc kinh tế của một đối tác thương mại quan trọng.
Bằng nỗ lực đặc biệt và chi phí lớn về tài chính, Mỹ đã lần lượt đặt những nhân vật hiếu chiến vào ghế chỉ huy, thủ tướng, tổng thống. Cuộc chiến “nhỏ” cách xa biên giới Mỹ càng kéo dài và đẫm máu, càng có nhiều nguồn lực lớn của Nga bị sao nhãng khỏi các hoạt động chính trị thế giới. Các chính trị gia Nga cho rằng, cuộc chiến ở Ukraina khó sớm chấm dứt. Đã từ lâu, mấu chốt của vấn đề không chỉ còn là qui chế của các khu vực trong nước. Đất nước Ukraina và nhà cầm quyền Kiev đã trở thành con tin trong ván cờ toàn cầu khốc liệt, nơi Washington sẵn sàng đem “thí các quân tốt Đông Âu” một cách không thương tiếc cho chiến thắng chiến lược trước Moskva.
Theo S.Phương (tổng hợp)
PetroTimes
Nga EU: Gia tăng hiềm khích
Chủ tịch Uỷ ban Châu Âu Jean-Claude Juncker đã kêu gọi thành lập lực lượng quân đội riêng của EU nhằm tăng cường an ninh cho khối này.
Lời kêu gọi đưa ra trong bối cảnh EU cũng như Mỹ đang bế tắc trong việc tháo gỡ "mớ bòng bong" Ukraine. Song thực tế, lời kêu gọi này lại cho thấy mâu thuẫn đang lớn dần lên trong nội tại của EU, cũng như gia tăng các mối hiềm khích với Nga.
Mối quan hệ Nga - EU đang đứng trước nguy cơ căng thẳng mới (Ảnh: RIA)
Trả lời phỏng vấn tờ báo Đức Welt am Sonntag, ông Juncker cho biết, việc thành lập một lực lượng quân đội chung của Liên minh Châu Âu sẽ giúp khối này tránh được những đe dọa an ninh từ phía Nga, đồng thời có thể tự xây dựng một chính sách an ninh và đối ngoại chung một cách có hiệu quả. Ông Juncker cũng bác bỏ quan điểm cho rằng, việc thành lập lực lượng quân sự chung của EU sẽ trở thành thách thức đối với Khối liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Tuy nhiên, ý tưởng của ông Juncker đã không nhận được sự đồng tình của một số thành viên trong Liên minh Châu Âu, đặc biệt trong đó có Anh. Anh cho rằng, đây là một ý tưởng "không có triển vọng" và nước Anh chưa có ý định tham gia vào liên minh quân sự này. Nhiều thành viên của Đảng đối lập tại nước Anh còn cho rằng, việc tạo ra một lực lượng quân đội chung của Liên minh Châu Âu sẽ là một "bi kịch" đối với khu vực cũng như đe dọa đến chủ quyền của mỗi một thành viên của khối này.
Những quan điểm trái ngược nhau về ý tưởng mà ông Chủ tịch Uỷ ban Châu Âu đưa ra lại một lần nữa cho thấy những mâu thuẫn nội tại vẫn đang lớn dần lên trong khối này. Trước đó, tại cuộc họp của ngoại trưởng Liên minh Châu Âu diễn ra cuối tuần trước ở Latvia, EU đã cho thế giới thấy sự chia rẽ sâu sắc trong việc gia tăng các biện pháp trừng phạt đối với Nga liên quan đến vấn đề Ukraine. Nếu ý tưởng lực lượng quân đội chung được triển khai, nhiều thành viên của EU e ngại "hố ngăn cắt" trong quan hệ Nga - EU chắc chắn sẽ được khoét sâu hơn, làm tổn hại đến nhiều nền kinh tế trong Liên minh Châu Âu, vốn phụ thuộc vào khí đốt của Nga.
Ông Jonathan Steele, chuyên gia về các vấn đề quốc tế của tạp chí Người bảo vệ (Anh) cho rằng, EU cần cẩn trọng khi đưa ra các ý tưởng nhằm làm tổn hại tới quan hệ với Nga: "Hiện các biện pháp trừng phạt của EU đối với Nga cũng có những tác động ngược với một số nền kinh tế yếu trong EU. Nhiều nước như Đức, Pháp, Xlovakia.. vẫn đang e ngại khi quan hệ Nga - EU đang ngày càng xấu đi. Chính vì thế, Châu Âu cần phải cẩn trọng khi tiếp tục làm cho mối quan hệ này xấu hơn".
Và những lo ngại này là tất yếu. Hãng tin Tass của Nga sáng nay (9/3), dẫn lời Ủy viên Ủy ban Quốc phòng Duma Quốc gia Nga, ông Franz Klintsevich bình luận về ý tưởng thành lập đội quân chung của châu Âu, cho biết một đội quân như vậy không giúp EU thực thi các chính sách đối ngoại và an ninh chung, mà chỉ có thể đóng vai trò khiêu khích. Và Nga sẽ không để cho các liên minh quân sự, dù của NATO hay bất cứ khối nào đe dọa đến an ninh của nước Nga.
Trong một động thái mới nhất, EU đã gia hạn các biện pháp trừng phạt đối với Nga thêm 6 tháng nữa. Đây được cho là dấu hiệu khá cứng rắn của EU đối với Nga. Các nhà phân tích cho rằng, việc tiếp tục các biện pháp trừng phạt và gây hấn với Nga vào thời điểm này thì bên thiệt hại lớn nhất không ai khác ngoài EU./.
Theo Châu Anh/VOV- Trung tâm Tin
Ngoại trưởng Mỹ tuyên bố sẵn sàng trừng phạt bổ sung Nga Ngoại trưởng Mỹ John Kerry ngày 25/2 cho biết các biện pháp trừng phạt bổ sung đối với Nga đã "sẵn sàng" nếu tình hình ở miền Đông Ukraine cần có sự phản ứng đáng kể, do cả Nga và phe ly khai ở Ukraine đều không thực hiện các điều khoản của thỏa thuận ngừng bắn. Đoàn xe của lực lượng li...