Mỹ muốn đóng tàu ngầm hạt nhân đầu tiên cho Australia
Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đang tìm cách xúc tiến sản xuất tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân cho Australia. Một số chiếc đầu tiên sẽ được đóng trên đất Mỹ.
USS Indiana, tàu ngầm tấn công nhanh lớp Virginia của Hải quân Mỹ chạy bằng năng lượng hạt nhân. Ảnh: Getty Images
Tờ WSJ dẫn lời các quan chức giấu tên phương Tây đưa tin thỏa thuận tiềm năng này sẽ cung cấp cho Australia một số tàu ngầm hạt nhân vào giữa năm 2030, đồng thời tạo cơ sở cho việc đóng tàu ngầm lâu dài tại quốc gia này.
Nguồn tin cũng cho biết các quan chức cấp cao của Mỹ, Australia và Anh đang nghiên cứu động thái trên. Cả ba quốc gia đều là thành viên của AUKUS – hiệp ước đối tác an ninh ba bên được công bố vào tháng 9/2021. Bên cạnh nỗ lực thúc đẩy một “Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở”, AUKUS dự kiến cung cấp cho Australia các tàu ngầm được trang bị vũ khí thông thường và chạy bằng năng lượng hạt nhân, giúp tăng cường đáng kể lực lượng hải quân của nước này.
Video đang HOT
Theo WSJ, các quan chức phương Tây muốn hỗ trợ Australia triển khai hạm đội chạy bằng năng lượng hạt nhân nhanh hơn. Tuy nhiên, thỏa thuận xúc tiến quá trình này vẫn đang chờ phê duyệt chính thức. Quyết định cuối cùng sẽ được đưa ra vào tháng 3/2023.
Tuy nhiên, thoả thuận này đang phát sinh những vấn đề riêng. Theo báo cáo, Washington sẽ cần chi hàng tỷ USD để mở rộng khả năng sản xuất tàu ngầm trên đất Mỹ, dù Australia cũng đóng góp vào những nỗ lực này.
Trong khi các thành viên AUKUS cho rằng hiệp ước này chỉ đơn thuần nhằm mục đích bảo vệ hệ thống pháp quyền quốc tế.
Hồi tháng 8, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu cảnh báo AUKUS có thể “kích nổ” toàn bộ khu vực châu Á-Thái Bình Dương, vì hiệp ước này có ý nghĩa trở thành “liên minh quân sự – chính trị”. Tuy nhiên, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã bác bỏ quan điểm trên và nói rằng Washington không tìm cách thành lập “NATO châu Á”.
Anh bàn giao hạm đội tàu ngầm hạt nhân cho Australia
Tờ Daily Mail đưa tin Anh sẽ đưa một hạm đội tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân tới Australia theo khuôn khổ hợp tác an ninh AUKUS.
Tàu ngầm lớp Successor của Hải quân Hoàng gia Anh. Ảnh: Wikipedia
Theo báo cáo, dự kiến, Tư lệnh Hải quân Hoàng gia Anh, Đô đốc Tony Radakin sẽ ký thỏa thuận về vấn đề này tại một hội nghị hải quân ở Sydney vào tuần tới, qua đó hoàn thành cam kết của London trong khuôn khổ liên minh an ninh AUKUS gồm Australia, Anh và Mỹ.
Những tàu ngầm trên được bố trí tại thành phố Perth ở bờ biển phía Tây của Australia cho đến năm 2024 nhằm thực hiện các hoạt động tuần tra.
Hải quân Hoàng gia Anh từ chối tiết lộ số lượng tàu ngầm được điều động đến Australia, đồng thời khẳng định tất cả các hoạt động liên quan đến hạm đội tàu ngầm của Anh đều được bảo mật. Bộ Quốc phòng Anh cũng từ chối bình luận về vấn đề này.
Quan hệ đối tác ba bên AUKUS, được thành lập vào tháng 9/2021, nhằm mục đích hỗ trợ Australia xây dựng hạm đội tàu ngầm hạt nhân riêng. Theo đó, Australia sẽ tiếp nhận ít nhất 8 tàu ngầm với sự hỗ trợ công nghệ của Mỹ. Chiếc tàu đầu tiên dự kiến đi vào hoạt động vào năm 2036.
Trước diễn biến trên, Nga và Trung Quốc đều bày tỏ quan ngại về những thách thức đối với an ninh khu vực do việc thành lập AUKUS gây ra. Moskva và Bắc Kinh cho rằng động thái này có thể dẫn đến sự sụp đổ của nỗ lực không phổ biến vũ khí hạt nhân.
New Zealand có tiềm năng tham gia AUKUS Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman cho biết trong tương lai, New Zealand có thể trở thành thành viên mới của liên minh AUKUS cùng với Australia, Anh và Mỹ. Một quân nhân của Quân đội New Zealand đang quan sát các tàu chiến cập cảng Waitemata. Ảnh: AFP Trả lời phỏng vấn đài Radio New Zealand ngày 9/8, bà Wendy Sherman...