Mỹ muốn điều tra tác động đào tiền điện tử tới môi trường
Một nhóm nghị sĩ thuộc Hạ viện Mỹ đã yêu cầu Cục Bảo vệ Môi sinh Mỹ (EPA) để mắt tới hoạt động đào tiền điện tử vì lý do môi trường.
Theo CNBC, hơn 20 nhà lập pháp thuộc Hạ viện, dẫn đầu bởi hạ nghị sĩ Jared Huffman đã gửi thư tới EPA, yêu cầu cơ quan này tiến hành điều tra những tác động của quá trình đào tiền điện tử đến môi trường.
Đào tiền điện tử khiến “dàn trâu cày” nhanh chóng xuống cấp, có thể là nguồn rác thải điện tử lớn. ẢNH AFP
Video đang HOT
Nhóm nghị sĩ bày tỏ “những quan ngại sâu sắc” liên quan đến vấn đề ô nhiễm và phát thải khí nhà kính từ hoạt động của các công ty chuyên đào tiền mã hóa. Họ đề nghị EPA làm sáng tỏ liệu những doanh nghiệp này có tuân thủ hai đạo luật gồm Không khí sạch và Nước sạch hay không.
“Chúng tôi quan ngại sâu sắc khi có những báo cáo rằng các cơ sở đào tiền điện tử trên cả nước đang gây ô nhiễm cộng đồng và góp phần phát thải khí nhà kính”, lá thư có đoạn.
Những nhà lập pháp của Hạ viện cũng cho rằng tình hình phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp tiền điện tử cần phải được kiểm soát, đồng thời trích dẫn mã điện tử yêu cầu PoW (bằng chứng công việc – một hình thức chứng minh mã hóa) để xác thực giao dịch khiến người đào tiền phải sử dụng máy tính ngốn điện năng để giải các công thức phức tạp.
Lá thư cũng phàn nàn chuyện các “nông trại cày tiền” áp dụng PoW sử dụng phần cứng máy tính đặc biệt gây ra “những thách thức lớn về rác thải điện tử”. Cụ thể hơn, sẽ có hàng triệu thiết bị nhanh chóng trở nên lỗi thời, gây ra lượng rác thải điện tử lớn. Nhóm nghị sĩ trích dẫn số liệu cho thấy chỉ tính riêng hoạt động đào bitcoin đã tạo ra hơn 30.700 tấn rác điện tử mỗi năm.
Ngoài việc yêu cầu điều tra các công ty trong ngành nhằm đảm bảo doanh nghiệp tuân thủ luật hiện hành về môi trường, nhóm hạ nghị sĩ cũng muốn EPA làm việc với cộng đồng nơi đặt máy chủ đào tiền để xem xét giấy phép, nhằm đảm bảo “không có gánh nặng liên quan đến công nghệ này để lại cho cộng đồng”.
Đức buộc phải sử dụng giải pháp gây tranh cãi để giảm phụ thuộc vào khí đốt Nga
Berlin đang có kế hoạch khai thác khí đốt ở Biển Bắc để giảm sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga.
Đức hiện đang tìm mọi cách để giảm sự phụ thuộc vào năng lượng Nga. Ảnh: RFE/RL
Theo trang tin Oilprice.com mới đây, trong một động thái phối hợp nhằm thoát khỏi sự phụ thuộc nặng nề vào năng lượng của Nga trong bối cảnh xung đột tại Ukraine, chính quyền Đức cuối cùng đã nhượng bộ và cho phép tiến hành khoan khí đốt tại một trong những vùng lãnh thổ gây tranh cãi nhất của nước này.
Cụ thể, một cơ quan khu vực của Đức chịu trách nhiệm về Quần đảo Wadden đã bật đèn xanh cho công ty One-Dyas của Hà Lan khoan khí đốt trong quần đảo Wadden ở Biển Bắc. "Chúng tôi không thể tiếp tục từ chối việc khai thác khí đốt của chính mình", Bernd Althusmann, lãnh đạo phụ trách các vấn đề kinh tế của bang Lower Saxony, miền Tây Bắc Đức, tuyên bố.
Công ty One-Dyas cho biết họ có kế hoạch bắt đầu khoan khí đốt tự nhiên cách Quần đảo Wadden 20 km về phía Bắc càng sớm càng tốt sau khi chính phủ Đức buộc phải cho phép khoan dầu khí trên lãnh thổ của mình.
Chris de Ruyter van Steveninck, Giám đốc của One-Dyas, nói với đài truyền hình NOS rằng mỏ khí đốt trên và những mỏ lân cận có tiềm năng cung cấp gần 60 tỷ mét khối khí đốt tự nhiên, có nghĩa là chúng có thể cung cấp gần một nửa lượng tiêu thụ 40 tỷ mét khối hàng năm của Hà Lan và 90 tỷ mét khối của Đức.
"Khí đốt khai thác trong nước sạch hơn, đáng tin cậy hơn và giá cả phải chăng hơn so với khí đốt nhập khẩu. Chính phủ Đức nhận ra điều này và đó là lý do tại sao giờ đây họ ủng hộ dự án", ông Steveninck nêu rõ.
Việc Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine đã dẫn đến một loạt lệnh trừng phạt trên diện rộng đối với Moskva, nhà xuất khẩu năng lượng hàng đầu của phương Tây, nguy cơ gây ra một cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu và trên toàn cầu.
Dù Đức phụ thuộc vào Nga khoảng 60% nhu cầu khí đốt tự nhiên, nhưng hoạt động khoan khí đốt ở Biển Bắc đã vấp phải sự phản đối lớn vì lo ngại về tác động môi trường. Tuy nhiên, nghiên cứu của Bộ Kinh tế Hà Lan đã trấn an rằng sẽ có ít tác động môi trường trong quá trình xây dựng dự án cũng như trong giai đoạn khai thác.
IMF cảnh báo về 'công cụ đặc biệt' có thể giúp Nga 'né' lệnh trừng phạt Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết, khai thác tiền điện tử có thể cho phép các quốc gia bị trừng phạt tránh các hạn chế này. Biểu tượng của IMF tại trụ sở của tổ chức này ở Washington, Mỹ. Ảnh: AFP Theo trang tin Oilprice.com mới đây, các quốc gia bị trừng phạt có thể thu lợi nhuận từ nguồn...