Mỹ muốn điều máy bay Global Hawk đến bầu trời biển Hoa Đông
Trước việc TQ lập Khu nhật biết phòng không đè lên vùng lãnh thổ “tranh chấp” của láng giềng, Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc… đang kiên quyết hành động.
Theo tờ “Nihon Keizai Shimbun” Nhật Bản, do Khu nhận biết phòng không Trung Quốc lập ra trên biển Hoa Đông (ngày 23 tháng 11 năm 2013) gồm cả đảo Senkaku và các hòn đảo lân cận, chính phủ hai nước Nhật Bản và Mỹ sẽ tăng cường hoạt động cảnh giới, theo dõi và do thám.
Để tránh xảy ra xung đột ngẫu nhiên, ngoài sử dụng máy bay cảnh báo sớm E-2C của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản, Mỹ đang cân nhắc triển khai máy bay do thám không người lái Global Hawk.
Theo bài báo, hai nước Nhật-Mỹ rõ ràng thể hiện rõ tư thế cùng nhau ứng phó, ép buộc Trung Quốc rút lại quyết định (lập Khu nhận biết phòng không biển Hoa Đông khẳng định chủ quyền đối với nhóm đảo Senkaku…).
Máy bay do thám không người lái Global Hawk Mỹ
Bài báo cho biết, máy bay do thám không người lái Global Hawk của quân Mỹ có thể điều khiển tự động bay liên tục ở độ cao khoảng 20.000 m, thời gian ở lại trên không 30 giờ, độ cao bay gấp gần 2 lần máy bay dân dụng, được coi là thậm chí đã vượt độ cao lớn nhất của máy bay chiến đấu thông thường, sử dụng Global Hawk được cho là để tránh xung đột quân sự và tăng cường theo dõi.
Theo bài báo, tuy máy bay không người lái Global Hawk không có năng lực tấn công, nhưng có thể tới gần khu vực lân cận không phận của nước đối phương, sử dụng camera tính năng cao theo dõi chặt chẽ tình hình cất cánh của máy bay Trung Quốc. Đường bay được sắp xếp sẵn trước, có kế hoạch bay ở biển Hoa Đông và khu vực lân cận không phận Trung Quốc.
Chính phủ Mỹ đã bày tỏ “lo ngại mạnh mẽ” đối với Trung Quốc. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel cho biết, Trung Quốc lập Khu nhận biết phòng không “sẽ không làm thay đổi tất cả hành động quân sự của quân Mỹ”.
Người phát ngôn Phó Tổng thống Mỹ Ernest ngày 25 tháng 11 cho hay: “(Cách làm của Trung Quốc) là sự khiêu khích không cần thiết”. Ngoại trưởng Mỹ cho rằng, khác với Mỹ, Trung Quốc đòi hỏi máy bay nước ngoài phải “trình báo” ở khu vực không phải không phận của họ.
Video đang HOT
Được biết, ngày 26 tháng 11, bất chấp những đòi hỏi phải “trình báo” kế hoạch bay và các dấu hiệu nhận biết do Bắc Kinh đưa ra, Mỹ đã điều 2 máy bay ném bom chiến lược B-52 từ căn cứ quân sự Guam trên Thái Bình Dương bay đến tập trận trên bầu trời biển Hoa Đông – tại vùng trời nằm trong “Khu nhận biết phòng không biển Hoa Đông” do Trung Quốc đơn phương lập ra. Sau đó, Bộ Quốc phòng Trung Quốc có lên tiếng cho rằng, quân đội của họ đã theo dõi toàn bộ hoạt động của máy bay B-52.
Máy bay cảnh báo sớm E-2C Nhật Bản
Các đồng minh Nhật Bản, Hàn Quốc cũng liên tiếp kiên quyết phản đối quyết định và hành động đơn phương của Trung Quốc trong việc lập ra Khu nhận biết phòng không biển Hoa Đông. Không chỉ phản đối mạnh mẽ về mặt ngoại giao, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đã thông qua radar mặt đất, radar trên không của máy bay cảnh báo sớm trên không (AWACS) và máy bay cảnh báo sớm E-2C theo dõi khu vực xung quanh. Đối với máy bay không rõ quốc tịch, máy bay chiến đấu Nhật Bản sẽ khẩn cấp cất cánh xác nhận chiều hướng hoạt động.
Đáng chú ý, theo báo chí Hàn Quốc, ngày 26 tháng 11, Hàn Quốc cũng đã điều máy bay tuần tra trên biển P-3C của hải quân nước này, tiến hành bay cảnh giới ở trên vùng trời của Cơ sở khoa học hải dương trên đảo Leodo (Trung Quốc gọi là Tô Nham và đòi hỏi chủ quyền) – hòn đảo này cũng bị Trung Quốc đưa vào Khu nhận biết phòng không biển Hoa Đông. Hàn Quốc đã không báo trước với Trung Quốc về việc làm này.
Theo tờ “Chosun Ilbo” Hàn Quốc ngày 28 tháng 11, Chính phủ Hàn Quốc chính thức thông báo không thừa nhận Khu nhận biết phòng không Trung Quốc lập ra ở biển Hoa Đông. Căn cứ vào phương châm này, trong tương lai máy bay quân sự Hàn Quốc sẽ còn bay trên bầu trời đảo Leodo. Mặc dù không thông báo cho Trung Quốc, nhưng Quân đội Hàn Quốc đã “thông báo trước” cho phía Nhật Bản.
Tờ “Nam Hoa buổi sáng” Hồng Kông ngày 28 tháng 11 cho rằng, kế tiếp sau hai máy bay B-52 của Quân đội Mỹ bay vào “Khu nhận biết phòng không” của Trung Quốc không thực hiện theo yêu cầu, quy định của Trung Quốc, nay máy bay quân sự nước khác (Hàn Quốc) lại xâm nhập “Khu nhận biết phòng không” do Quân đội Trung Quốc lập ra.
Chính phủ Hàn Quốc không thừa nhận “Khu nhận biết phòng không” của Trung Quốc là do Trung Quốc đơn phương lập ra, đồng thời quyết định làm rõ với Trung Quốc tại Đối thoại quốc phòng-chiến lược Trung-Hàn lần thứ ba diễn ra tại Seoul, Hàn Quốc ngày 28 tháng 11. Đại diện phía Quân đội Trung Quốc tham dự hội nghị này là Phó Tổng tham mưu trưởng Vương Quan Trung.
Máy bay cảnh báo sớm trên không cỡ lớn E-767 Nhật Bản
Tờ “Đại công báo” Hồng Kông dẫn hãng Yonhap Hàn Quốc cho biết, đảo Leodo bị Trung Quốc đưa vào Khu nhận biết phòng không của họ, nhưng lại không nằm trong Khu nhận biết phòng không của Hàn Quốc. Sau khi kết thúc thảo luận nội bộ, Quân đội Hàn Quốc sẽ cùng với các cơ quan liên quan như Bộ Ngoại giao, Bộ Lãnh thổ-Biển Hàn Quốc chính thức thúc đẩy mở rộng Khu nhận biết phòng không tới bầu trời đảo Leodo.
Truyền thông Trung Quốc đã và đang ra sức tuyên truyền để “hợp pháp hóa” Khu nhận biết phòng không do họ lập ra, cho rằng Trung Quốc lập ra Khu nhận biết phòng không là để nhận dạng máy bay tiếp cận không phận Trung Quốc là “địch” hay “ta”, “phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế”. Trung Quốc yêu cầu máy bay các nước đi vào vùng trời này phải thông báo kế hoạch bay trước, nếu không tuân theo Trung Quốc sẽ áp dụng các “biện pháp ứng phó khẩn cấp”.
Theo Giáo Dục
Trung Quốc lộ ảnh máy bay do thám không người lái tầm xa
Những hình ảnh đầu tiên về mẫu máy bay do thám không người lái tầm xa của Trung Quốc mới đây đã được đăng tải trên mạng, với những chi tiết giống mẫu RQ-4 Global Hawk của Mỹ. Cùng lúc đó nước này cũng ra mắt mẫu máy bay cảnh báo sớm KJ-500.
Theo tờ Want China Times của Đài Loan, mẫu máy bay không người lái này được đặt tên là Changhang - viết tắt của từ "tầm xa" trong tiếng Trung Quốc. Nó có ngoại hình khá giống mẫu máy bay do thám Global Hawk của Mỹ, ngoại trừ thiết kế cánh kết hợp, giống một phiên bản máy bay không người lái khác của nước này là Guizhou Soar Dragon.
Máy bay không người lái Changhang của Trung Quốc
Một chuyên gia quân sự Trung Quốc khẳng định với Thời báo hoàn cầurằng mẫu máy bay không người lái mới này được thiết kế có hình dáng khí động học tốt hơn Global Hawk, dù bản vẽ của mẫu máy bay Mỹ này đã được dùng cho Changhang. Dù vậy, thiết kế động cơ và tải trọng của Changhang không thể so sánh được với Global Hawk.
Cho đến nay, không có thông tin nào để xác định liệu mẫu máy bay này là phiên bản cải tiến của người tiền nhiệm Guizhou Soar Dragon hay có gì khác biệt. Các mẫu máy bay không người lái của Trung Quốc đến nay có thiết kế rất giống nhau.
Ví dụ mẫu Chengdu Pterodactyl UAV, hay còn được gọi là WingLoong, của Tổng công ty công nghiệp hàng không Trung Quốc, và mẫu CH-4 do Tổng công ty khoa học và công nghiệp hàng không vũ trụ trông giống hệt nhau. Các thông số kỹ thuật của mẫu máy bay không người lái mới đến nay vẫn là bí ẩn.
Máy bay do thám Global Hawk của Mỹ
Tờ Defense News tại Mỹ từng đưa tin rằng Guizhou Soar Dragon được thiết kế bởi Tổ hợp công nghiệp hàng không Thành Đô, có trọng lượng cất cánh 7500 kg, tải trọng làm nhiệm vụ 650 km và tầm bay tối đa 7000 km. Do Changhang lớn hơn rất nhiều so với Guizhou Soar Dragon, có lẽ nó có thể có năng lực tương đương Global Hawk, và có thể thực hiện các nhiệm vụ do thám chiến lược tầm xa trên biển Đông.
Cũng trong tuần qua, một mẫu máy bay cảnh báo sớm thế hệ tiếp theo của Trung Quốc, thường được gọi là KJ-500, cũng đã được ra mắt trên website của quân đội nước này.
Sử dụng máy bay chở hàng Shanxi Y-9 làm thân, mẫu máy bay này từng bị nhầm với chiếc ZDK-03 thiết kế cho không quân Pakistan. Khi quan sát thấy chiếc máy bay được trang bị hệ thống radar APAR tương tự máy bay cảnh báo sớm KJ-2000 của không quân, quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA), các cư dân mạng nước này đã nhận ra đây là một mẫu máy bay hoàn toàn khác.
Máy bay KJ-500 mới được Trung Quốc công bố
Với bức ảnh của KJ-500 mang dấu hiệu rõ ràng của PLA, hãng thông tấn Tân Hoa Xã khẳng định đây là mẫu được thiết kế cho Trung Quốc, không phải Pakistan. Sau khi so sánh bức ảnh với một mô hình máy bay được ông Wang Xiaomo, trưởng thiết kế mẫu KJ-2000 cất giữ trong một bức ảnh khác, Tân Hoa Xã nhận định KJ-500 có thể là mẫu máy bay cảnh báo sớm thế hệ tiếp theo của Trung Quốc.
Pakistan đã đặt hàng khoảng 4 chiếc ZDK-03 từ Trung Quốc trong một hợp đồng trị giá 300 triệu USD. Cũng giống như KJ-500, mẫu máy bay này sử dụng thân của máy bay Shanxi Y-9.
Theo Dantri
Hé lộ clip máy bay không người lái nghi chôm công nghệ Mỹ của Trung Quốc Một đoạn video clip xuất hiện trên internet trong tuần này hé lộ loại máy bay không người lái (UAV) mới nhất của Trung Quốc, bị nghi "chôm công nghệ Mỹ", vì nó trông giống như máy bay do thám tầm cao không người lái Global Hawk của Không quân Mỹ. Một máy bay do thám tầm cao không người lái Global Hawk...