Mỹ muốn đặt tên lửa đối phó Trung Quốc tại châu Á
Mỹ muốn cải thiện khả năng răn đe thông thường với Trung Quốc bằng mạng lưới tên lửa dẫn đường trên “chuỗi đảo thứ nhất”, theo tài liệu Lầu Năm Góc.
“Mối nguy hiểm lớn nhất với tương lai của Mỹ vẫn là suy giảm năng lực răn đe thông thường”, Bộ tư lệnh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương viết trong báo cáo Sáng kiến Răn đe Thái Bình Dương (PDI) trình lên quốc hội Mỹ hồi đầu tháng 3. “Nếu Mỹ không có biện pháp răn đe đủ thuyết phục, Trung Quốc sẽ tiếp tục hành động trong khu vực và toàn cầu để thế chỗ lợi ích của Mỹ”.
Để đảm bảo năng lực răn đe thông thường của Mỹ nhằm duy trì cán cân quân sự khu vực, PDI đề xuất triển khai Lực lượng Liên quân Tích hợp với mạng lưới tên lửa có dẫn đường có độ chính xác và khả năng sống sót cao trên “chuỗi đảo thứ nhất” ở Thái Bình Dương, mở rộng nhiệm vụ của các tổ hợp tên lửa phóng từ mặt đất sử dụng đầu đạn thông thường.
Tên lửa diệt hạm NSM của lục quân Mỹ diễn tập RIMPAC 2018. Ảnh: US Army .
Bên cạnh đó, quân đội Mỹ cũng kêu gọi cải thiện hệ thống phòng thủ tên lửa ở “chuỗi đảo thứ hai”, duy trì lực lượng phân tán để duy trì ổn định khu vực và bảo đảm khả năng chiến đấu trong thời gian dài khi cần thiết.
Quân đội Mỹ sẽ cần ngân sách 27,4 tỷ USD cho khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương trong 6 năm tới để thực hiện kế hoạch này, tăng 36% so với kế hoạch được đề xuất trong năm 2020. Điều này dường như phản ánh lo ngại của Washington với những hoạt động của Bắc Kinh trên Biển Đông và biển Hoa Đông.
“Nguồn lực sẽ được tập trung cho những năng lực quân sự sống còn nhằm răn đe Trung Quốc. Các yêu cầu được đề xuất trong báo cáo này được xây dựng nhằm phô diễn sức mạnh chiến đấu đáng tin cậy khi nổ ra khủng hoảng, khiến những đối thủ tiềm tàng thấy rằng mọi hành động quân sự phủ đầu đều phải trả giá đắt và thất bại”, báo cáo có đoạn viết.
“Chuỗi đảo thứ nhất” là thuật ngữ dùng để chỉ khu vực bên trong vành đai nối từ quần đảo Kuril qua Nhật Bản, đảo Okinawa, đảo Đài Loan và tới Philippines. “Chuỗi đảo thứ hai” bắt đầu từ quân cảng Yokosuka ở Nhật đến Indonesia, với trung tâm là đảo Guam của Mỹ.
Vị trí chuỗi đảo thứ nhất và chuỗi đảo thứ hai. Đồ họa: Cofda .
Đô đốc Phil Davidson, chỉ huy Bộ tư lệnh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, sẽ giải trình trước Ủy ban Quân lực Hạ viện vào đầu tuần tới về yêu cầu ngân sách cho sáng kiến này.
Tuy nhiên, sáng kiến của Davidson được cho là sẽ gặp nhiều thách thức ở Ủy ban Quân lực Hạ viện, trong bối cảnh Mỹ chưa thể rút bớt nguồn lực ở Trung Đông để đầu tư cho nỗ lực ứng phó Trung Quốc.
Bài toán ngân sách với kế hoạch ‘chống Trung Quốc’ của Mỹ
Tàu chiến Nga liên tiếp thử thành công tên lửa siêu vượt âm
Tàu hộ vệ Đô đốc Gorshkov bắn thử thành công ba tên lửa Zircon, các quả đạn đều đánh trúng mục tiêu với độ chính xác cao.
"Ba cuộc bắn thử nghiệm Zircon được tiến hành trong năm nay, nhằm vào hai mục tiêu trên biển và một mục tiêu trên mặt đất. Độ chính xác rất tuyệt vời, tất cả tên lửa đều bắn trúng mục tiêu", nguồn tin giấu tên trong ngành công nghiệp quốc phòng Nga cho biết hôm nay.
Ba lần phóng thành công này hoàn tất chương trình thử nghiệm tên lửa siêu vượt âm Zircon từ tàu hộ vệ Đô đốc Gorshkov thuộc Hạm đội Phương Bắc trong năm 2020.
Tàu hộ vệ Đô đốc Gorshkov phóng tên lửa Zircon hôm 11/12. Video: Bộ Quốc phòng Nga .
Tàu Đô đốc Gorshkov bắt đầu phóng thử tên lửa Zircon từ hồi tháng 10, trong đó quả đạn bay được hơn 500 km và đạt tốc độ gấp 8 lần âm thanh. Hai đợt bắn thử tiếp theo diễn ra vào tháng 11 và tháng 12, tên lửa cũng diệt mục tiêu ở khoảng cách 350 và 450 km.
Quân đội Nga đang tiến hành đợt thử nghiệm nhiều loại vũ khí mới, trong đó có hệ thống lá chắn tên lửa đạn đạo và tên lửa siêu vượt âm. Nước này dự kiến tổ chức thêm một số đợt bắn thử tên lửa Zircon với tàu Đô đốc Gorshkov vào đầu năm 2021, sau đó chuyển sang thử nghiệm phóng từ tàu ngầm hạt nhân Severodvinsk.
Tên lửa diệt hạm Zircon được thử nghiệm từ năm 2015, đạt tốc độ 9.800 km/h và có thể dùng chung bệ phóng thẳng đứng với tên lửa hành trình Kalibr và tên lửa diệt hạm Oniks, cho phép triển khai trên tàu hộ vệ Đề án 20380 và Đề án 22350, tàu ngầm hạt nhân tấn công Đề án 885 "Yasen".
Dự án tên lửa siêu vượt âm Zircon đang trong giai đoạn thử nghiệm cấp nhà nước, dự kiến đưa vào sản xuất hàng loạt từ năm 2021 và biên chế sau đó một năm.
Khoảnh khắc chiến hạm Nga khai hỏa tên lửa siêu vượt âm Tàu hộ vệ Đô đốc Gorshkov phóng thử thành công tên lửa siêu vượt âm Zircon, đánh trúng mục tiêu ở khoảng cách hơn 350 km. "Tàu hộ vệ Đô đốc Gorshkov phóng thử một tên lửa hành trình siêu vượt âm từ Biển Trắng nhằm vào mục tiêu ở thao trường Chizha tại tỉnh Arkhangelsk. Quả đạn đạt tốc độ gấp hơn...