Mỹ muốn có thêm kênh liên lạc trực tiếp với Nga về vấn đề Ukraine
Đại sứ Mỹ tại Moskva, LB Nga, John Sullivan cho biết Washington muốn có thêm một kênh liên lạc trực tiếp với Bộ Quốc phòng Nga để xử lý những vấn đề xảy ra bất ngờ trong cuộc xung đột ở Ukraine.
Đại sứ Mỹ tại Nga John Sullivan. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Phát biểu trên báo Novaya Gazeta ngày 24/3, Đại sứ Sullivan cho rằng một đường dây nóng khẩn cấp giữa Mỹ và Nga, vốn được thiết lập từ thời Chiến tranh Lạnh để ứng phó với một cuộc xung đột hạt nhân bất ngờ nếu có, vẫn đang hoạt động. Tuy nhiên, ông hy vọng sẽ có thêm 1 kênh liên lạc trực tiếp nữa giữa hai nước liên quan đến vấn đề Ukraine, đặc biệt là với lãnh đạo Bộ Quốc phòng. Theo ông Sullivan, thực tế là trước đó đã có một kênh liên lạc tương tự như vậy giữa quân đội Mỹ và Nga về ngăn ngừa xung đột ở Syria.
Đại sứ Sullivan cũng khẳng định Mỹ không muốn cắt đứt quan hệ với Nga hay đóng cửa Đại sứ quán Mỹ tại Moskva, đồng thời bày tỏ hy vọng hai nước sẽ nối lại quan hệ bình thường.
Liên quan vấn đề Ukraine, theo hãng tin AFP, cả Ukraine và Nga ngày 24/3 xác nhận hai bên đã tiến hành trao đổi tù binh, trong đó Kiev cho rằng đây là cuộc trao đổi tù binh chính thức đầu tiên kể từ khi xảy ra cuộc xung đột ở Ukraine. Theo Phó Thủ tướng Ukraine Iryna Vereshchuk, mỗi bên đã trao đổi 10 tù binh. Bà Vereshchuk cho biết thêm ngoài ra, Ukraine cũng đã trao trả 11 thủy thủ Nga để đổi lấy 19 thủy thủ Ukraine bị phía Nga bắt giữ.
Video đang HOT
Phía Nga cũng đã xác nhận việc trao đổi tù binh và thủy thủ giữa nước này và Ukraine. Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Nga cho biết hồi đầu tuần này, Nga và Ukraine đã thực hiện 2 cuộc trao đổi tù binh. Một quan chức Nga cho biết nước này đã trao trả Thị trưởng Melitopol (thành phố ở Đông Nam Ukraine) để lấy 9 binh sĩ Nga bị phía Ukraine bắt giữ. Phó Thủ tướng Vereshchuk ngày 23/3 đã xác nhận cuộc trao đổi Thị trưởng Melitopol nhưng bác bỏ các cuộc trao đổi khác.
Phó Thủ tướng Vereshchuk cho biết thêm tổng cộng 3.343 người đã sơ tán khỏi các thành phố của Ukraine thông qua các hành lang nhân đạo trong ngày 24/3, trong đó 2.717 người là rời khỏi thành phố Mariupol.
Trước những ý kiến quan ngại về tình hình nhân đạo liên quan cuộc xung đột ở Ukraine, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngày 24/3 đã kêu gọi thiết lập một kế hoạch an ninh lương thực quốc tế khẩn cấp để ngăn chặn “nạn đói” tại những nước dễ bị tổn thương.
Phát biểu sau các cuộc gặp cấp cao trong khuôn khổ Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Nhóm các nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) tại Brussels (Bỉ), Tổng thống Macron cho rằng cần đảm bảo tiếp tục hoạt động sản xuất nông nghiệp tại Ukraine, một trong những nước xuất khẩu ngũ cốc lớn trên thế giới. Nhà lãnh đạo Pháp cho rằng nếu không làm như vậy, một số nước “không thể tránh khỏi nạn đói” trong vòng từ 12-18 tháng tới, trong đó Ai Cập và các nước Bắc Phi sẽ đối mặt với với tình trạng thiếu hụt ngũ cốc nghiêm trọng.
Tổng thống Biden lên tiếng về lo ngại bùng phát xung đột hạt nhân
Tổng thống Mỹ Joe Biden lên tiếng trước những lo ngại về kịch bản xung đột hạt nhân có thể bùng phát, trong bối cảnh căng thẳng giữa Nga và phương Tây chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Tổng thống Mỹ Joe Biden (Ảnh: Reuters).
Reuters đưa tin, Tổng thống Biden hôm 28/2 đã trấn an người dân Mỹ trước nỗi lo rằng kịch bản xung đột hạt nhân có thể xảy ra, sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin chỉ đạo đưa lực lượng răn đe hạt nhân của nước này vào tình trạng cảnh giác cao.
Động thái của Nga diễn ra trong bối cảnh họ và phương Tây leo thang căng thẳng dồn dập trong thời gian qua vì chiến dịch quân sự của Moscow tại Ukraine bắt đầu hôm 24/2.
Khi được hỏi rằng liệu người Mỹ có cần phải lo ngại về kịch bản xung đột hạt nhân bùng phát hay không, ông Biden trả lời là không.
Trước đó, người phát ngôn Nhà Trắng Jen Psaki vào cùng ngày nói rằng, Mỹ chưa có bất cứ lý do nào để thay đổi mức độ cảnh báo hạt nhân vào thời điểm hiện tại.
"Chúng tôi đang đánh giá chỉ thị của Tổng thống Putin và tại thời điểm này, chúng tôi thấy không có lý do gì để thay đổi mức độ cảnh báo của Mỹ", bà Psaki nói.
Bà Psaki nói rằng Mỹ và 30 nước thành viên NATO không mong muốn nổ ra xung đột với Nga. Bà cáo buộc, động thái của Moscow là lời nói khiêu khích và cảnh báo nó có thể trở nên nguy hiểm, làm gia tăng nguy cơ xảy ra những tính toán sai lầm.
Trong khi đó, một quan chức Nhà Trắng nói với Reuters rằng, Nga và Mỹ từ lâu đã nhất trí rằng việc sử dụng vũ khí hạt nhân có thể gây ra những hậu quả thảm khốc. Nhà Trắng cũng chỉ ra rằng Nga đã ký vào các tuyên bố chung khẳng định một cuộc chiến tranh hạt nhân là không thể thắng và không bao giờ nên được tiến hành.
Nga trục xuất Phó Đại sứ Mỹ Đại sứ quán Mỹ tại Moskva ngày 17/2 cho biết Nga đã trục xuất Phó Đại sứ Mỹ Bartle Gorman và phía Washington sẽ phản ứng với động thái này. Hiện chưa rõ quyết định trên là vì lý do gì. Đại sứ quán Mỹ tại Moskva, Nga. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Trong diễn biến khác cùng ngày 17/2, Mỹ cho biết đã...