Mỹ muốn cải thiện quan hệ với Bolivia
Washington mong muốn cải thiện quan hệ với La Paz, đồng thời hối thúc Chính phủ của Tổng thống Evo Morales cũng có động thái tương tự.
Đại biện lâm thời Mỹ tại Bolivia, ông Peter Brennen. (Ảnh: hopeinbolivia.wordpress.com)
Ngày 15/4, Đại biện lâm thời Mỹ tại Bolivia, Peter Brennan cho biết Washington mong muốn cải thiện quan hệ với La Paz, đồng thời hối thúc Chính phủ của Tổng thống Evo Morales cũng có động thái tương tự.
Phát biểu với báo giới sau cuộc họp với Ngoại trưởng Bolivia David Choquehuanca, ông Brennan nhấn mạnh Mỹ muốn cải thiện quan hệ với Bolivia và Washington sẽ tiếp tục nỗ lực để đạt được điều này. Theo Đại biện lâm thời Mỹ tại Bolivia, trong buổi làm việc với ông Choquehuanca, hai bên đã thảo luận về khả năng cải thiện quan hệ song phương, những bước đi cụ thể và các lĩnh vực cùng quan tâm. Ông Brenman cho hay hai nước cần thiết lập cơ sở để tái thiết quan hệ trước khi tái cử đại sứ giữa hai nước.
Video đang HOT
Từ năm 2008 tới nay, quan hệ giữa Mỹ và Bolivia trở nên căng thẳng sau khi Tổng thống Morales trục xuất Đại sứ Mỹ Philip Goldberg với cáo buộc âm mưu chống Chính phủ Bolivia. Đáp lại, Mỹ sau đó đã trục xuất Đại sứ Bolivia Gustavo Guzman và ngừng các ưu đãi thuế quan dành cho quốc gia Nam Mỹ này vì “thiếu hợp tác trong phòng chống ma túy”. Sau trục xuất đại sứ của nhau, hai nước chỉ duy trì quan hệ ở cấp đại biện. Ngoài ra, cũng trong năm 2008, Bolivia đóng cửa văn phòng Cơ quan phòng chống ma túy Mỹ (DEA) do cơ quan này trợ giúp các nhóm đối lập gây bạo loạn và đòi ly khai.
Đến năm 2011, hai bên ký thỏa thuận khung về bình thường hóa quan hệ và trao đổi lại đại sứ. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau, bang giao giữa hai nước vẫn căng thẳng. Năm 2013, Bolivia đóng cửa Cơ quan hỗ trợ phát triển quốc tế Mỹ (USAID) sau khi cáo buộc tổ chức này làm chính trị, thay vì thực hiện các chương trình xã hội.
Theo_VTV
Mỹ, Hàn, Nhật quan ngại về các động thái của Trung Quốc ở Biển Đông
Ngày 16/4, các nhà ngoại giao Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đồng loạt lên tiếng bày tỏ quan ngại về các động thái khẳng định tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc tại các vùng biển tranh chấp và hối thúc Bắc Kinh đảm bảo quyền tự do hàng hải ở các tuyến đường biển then chốt.
Tàu đánh cá Trung Quốc neo đậu tại bãi đá ngầm Chữ Thập ở Biển Đông ngày 17/7/2012. (Nguồn: TTXVN)
Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Tony Blinken nhắc lại lập trường của Washington rằng tất cả các tuyên bố chủ quyền chồng chéo tại Biển Hoa Đông và Biển Đông cần phải được giải quyết thông qua luật pháp.
Ông nhấn mạnh các nước không "nên có các hành động đơn phương" sau khi các nỗ lực của Bắc Kinh nhằm khẳng định tuyên bố chủ quyền của mình đối với hầu hết Biển Đông là vấn đề hàng đầu trong chương trình nghị sự của Mỹ với các đối tác Nhật Bản và Hàn Quốc.
Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Akitaka Saiki nói: "Chúng tôi nhất trí hoan nghênh sự trỗi dậy hòa bình và hài hòa của Trung Quốc. Nhưng đồng thời, Trung Quốc, với tư cách là một nước lớn, không chỉ trong khu vực mà trên thế giới, phải có trách nhiệm tuân thủ luật pháp quốc tế. Trung Quốc có trách nhiệm giải quyết thỏa đáng các quan ngại chung của các nước trong khu vực và ở châu Á.
Trong khi đó, Thứ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc Cho Tae-Yong đã kêu gọi triển khai các khuôn khổ hiện có "để chúng ta có thể bảo vệ quyền tự do lưu thông, sự ổn định trên vùng biển này."
Ông cũng hối thúc Trung Quốc và các nước Đông Nam Á khẩn trương ký kết Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông và Biển Hoa Đông./.
Theo Vietnam
Putin yêu cầu phương Tây tôn trọng Nga Tổng thống Vladimir Putin cho rằng chỉ khi phương Tây tôn trọng Nga và những lợi ích của nước này, quan hệ giữa hai bên mới có thể bình thường hóa. Tổng thống Putin trong cuộc đối thoại thường niên lần thứ 13 hôm nay. Ảnh: RIA Novosti "Điều quan trọng nhất để tái lập quan hệ bình thường là tôn trọng Nga...