Mỹ muốn bố trí tên lửa tại châu Á
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper ngày 3-8 cho biết ông ủng hộ việc đặt các tên lửa tầm trung phóng từ mặt đất tại châu Á trong thời gian ngắn sắp tới, tuyên bố được đưa ra chỉ một ngày sau khi Mỹ rút khỏi hiệp ước kiểm soát vũ khí INF.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper. Ảnh Reuters.
Các bình luận của ông Esper có khả năng làm gia tăng mối lo ngại về cuộc chạy đua vũ trang và làm thêm căng thẳng cho quan hệ với Trung Quốc.
Trong một cuộc họp báo tại Sydney, Australia, ông Esper cho biết ông “rất muốn làm điều đó” khi được phóng viên hỏi về việc đặt các tên lửa ở châu Á. “Tôi muốn tiến hành trong một vài tháng… nhưng những việc thế này thường có xu hướng tốn nhiều thời gian hơn dự kiến”.
Ngày 2-8, Mỹ chính thức rút khỏi Hiệp ước Hạt nhân tầm trung (INF) với Nga, sau khi tố cáo Moscow vi phạm hiệp ước này, một cáo buộc mà phía Kremlin bác bỏ.
Cũng trong ngày 2-8, các quan chức cấp cao của Mỹ cho rằng bất kỳ việc triển khai vũ khí nào cũng sẽ mất nhiều năm nữa.
Video đang HOT
Theo Reuters, trong vài tuần tới, Mỹ được cho là sẽ thử nghiệm tên lửa hành trình mặt đất, và vào tháng 11 này, Lầu Năm Góc sẽ đặt mục tiêu thử tên lửa đạn đạo tầm trung. Cả hai động thái này sẽ là thử nghiệm vũ khí thông thường và không phải vũ khí hạt nhân.
Hiệp ước INF 1987 đã cấm các nước tham gia phóng các loại tên lửa, như tên lửa hạt nhân phóng từ mặt đất, tên lửa đạn đạo hay tên lửa hành trình, có tầm bắn từ 500 đến 5.500 km.
Các quan chức Mỹ cho rằng Washington đang gặp phải mối đe dọa lớn do trong thời gian bị “kìm nén” bởi hiệp ước này thì Trung Quốc đã có những bước phát triển nhanh chóng trong lĩnh vực này.
Cho đến nay, Mỹ vẫn dựa vào các năng lực khác như một đối trọng với Trung Quốc, giống như các tên lửa được phóng từ các tàu hay máy bay của Mỹ. Tuy nhiên, những người ủng hộ tên lửa phóng từ đất liền của Mỹ cho rằng đây là cách tốt nhất để đối phó với Trung Quốc.
“Tôi không cho rằng điều này dẫn đến một cuộc chạy đua vũ trang, tôi thấy là chúng tôi đang thực hiện các biện pháp cần thiết để phát triển khả năng mà chúng tôi coi là cần cho cả mặt trận châu Âu và cả ở đây nữa”, ông Esper ám chỉ đến khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Ông Esper không tiết lộ địa điểm nào ở châu Á mà ông muốn bố trí tên lửa, nhưng ông dự kiến sẽ có cuộc gặp với các nhà lãnh đạo cấp cao của châu Á trong chuyến thăm sắp tới.
Duy Tiến
Theo cand.com.vn
Mỹ tuyên bố sẽ sớm triển khai hệ thống tên lửa tầm trung ở châu Á
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tuyên bố Washington sẽ sớm triển khai hệ thống tên lửa tầm trung bố trí trên đất liền tại châu Á.
Ngày 3/8, tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper cho biết Washington muốn triển khai tên lửa tầm trung ở khu vực châu Á trong vài tháng tới sau khi chính quyền Trump đã chính thức rút khỏi hiệp ước kiểm soát vũ khí thời Chiến tranh Lạnh với Nga.
Tuy nhiên, ông Esper nói thêm rằng có thể sẽ mất một thời gian để phát triển các khả năng tên lửa đất đối đất tiên tiến hơn.
Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper. (Ảnh: Yahoo News)
"Đúng! Chúng tôi muốn như vậy" - ông Esper khẳng định khi được hỏi liệu Mỹ có xem xét triển khai các tên lửa như vậy đến châu Á hay không.
"Chúng tôi muốn triển khai năng lực đó nhanh chóng có thể. Tôi muốn thực hiện trong vài tháng tới, nhưng mọi việc có thể mất nhiều thời gian hơn dự kiến" - Bộ trưởng Mark Esper nói với các phóng viên trên đường tới Sydney để bắt đầu chuyến công du châu Á kéo dài một tuần.
Tuy nhiên, ông Esper không nêu chi tiết địa điểm Mỹ lên kế hoạch đặt các tên lửa tầm trung mới. Ông giải thích: "Đó là điều bạn phải luôn thảo luận với các đồng minh".
Theo AP, động thái này có thể khiến Trung Quốc tức giận, nhưng Esper nói Bắc Kinh không nên ngạc nhiên về điều đó. Ông nói rằng "hơn 80% kho tên lửa của họ là các hệ thống tầm trung, do đó, họ không nên ngạc nhiên việc chúng tôi muốn có một khả năng tương tự." Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đồng thời khẳng định Washington chỉ đang thực hiện các biện pháp chủ động để "nâng cao năng lực phòng thủ cho châu Âu và châu Á - Thái Bình Dương".
Phát biểu của ông chủ mới của Lầu Năm Góc được đưa ra chỉ một ngày sau khi Washington chính thức rút khỏi Hiệp ước các Lực lượng Hạt nhân tầm trumg (INF), được ký với Liên Xô vào năm 1987. INF cấm hai bên phát triển mọi loại tên lửa hành trình phóng từ mặt đất có tầm bắn 500-5.500 km. Ngay sau khi rút khỏi INF Mỹ cho biết họ có kế hoạch thử nghiệm các tên lửa mới, vốn bị cấm theo thỏa thuận.
Mỹ trong nhiều năm qua phàn nàn rằng Nga vi phạm hiệp ước bởi hệ thống vũ khí của Nga, bị cấm theo thỏa thuận, là mối đe dọa trực tiếp đối với Mỹ và các đồng minh. Ngoại trưởng Mike Pompeo tuyên bố rút Mỹ khỏi hiệp ước, nói rằng "Mỹ sẽ không còn là thành viên của một hiệp ước bị Nga cố tình vi phạm".
(Nguồn: NBC)
PHƯƠNG ANH
Theo VTC
Vừa rút khỏi INF, Mỹ tuyên bố sẽ phát triển tên lửa Mỹ cũng một lần nữa cáo buộc Nga cố tình vi phạm các điều khoản trong hiệp ước này, dẫn đến Mỹ buộc phải rút khỏi hiệp ước. Lầu Năm Góc hôm 2-8 tuyên bố rằng Mỹ dự định sẽ phát triển các tên lửa mặt đất thông thường trước đây đã bị cấm theo hiệp ước kiểm soát vũ khí, cụ thể...