Mỹ muốn bắt tay Ấn Độ phát triển tên lửa chống tăng
Thứ trưởng quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã đề xuất các biện pháp nhằm tăng cường quan hệ quốc phòng với Ấn Độ, trong đó có việc hợp tác phát triển phiên bản mới của tên lửa chống tăng Javalin, hiện do Raytheon và Lockheed Martin chế tạo.
Tên lửa chống tăng vác vai Javalin do Mỹ chế tạo.
Phát biểu tại một cuộc họp báo trong khuôn khổ chuyến thăm Ấn Độ hồi tuần này, ông Carter cho hay hai nước đã mở rộng quan hệ quân sự thông qua các cuộc tập trận và gia tăng mua bán vũ khí. Nhưng ông Carter cũng nói đây là thời điểm để phát huy “tiềm năng to lớn chưa được khai thác giữa các ngành tư nhân của hai nước trong lĩnh vực quốc phòng”.
Nhân vật số 2 của Lầu Năm Góc cho biết Mỹ đang cố gắng dỡ bỏ các rào cản quan liêu cản trở việc chuyển giao công nghệ giữa hai nước và ưu tiên cấp vốn cho các nhà nghiên cứu hợp tác với các đối tác Ấn Độ trong các lĩnh vực then chốt như công nghệ và khoa học.
Ông Carter cho hay ông đã đề xuất một dự án hợp tác cụ thể trong các cuộc gặp tại Ấn Độ hồi tuần này là cùng phát triển thế hệ tiếp theo của tên lửa chống tăng Javelin.
Video đang HOT
“Thay vì mua thế hệ tên lửa Javelin này, Ấn Độ cũng có thể cùng phát triển và chế tạo thế hệ Javelin mới cho các khách hàng nước ngoài”, ông Carter nói. “Đây là một đề xuất hoàn toàn mới và không nước nào có cơ hội này ngoài Ấn Độ”.
Giới chức Ấn Độ cho biết họ cần thời gian để xem xét đề xuất trên, theo ông Carter.
Ông Carter cho hay chính phủ và ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ cần vượt qua khoảng cách vốn tồn tại nhiều thập niên với các đối tác tại Ấn Độ. “Chúng ta không có lịch sử mà Nga đã có ở đây và chúng ta đang cố gắng xây dựng điều đó”, ông nói.
Washington cũng đã đề nghị trợp giúp Ấn Độ công nghệ điện tử mới nhằm phóng các máy bay chiến đấu từ tàu sân bay. Các lĩnh vực hợp tác khác bao gồm chống khủng bố và an ninh hàng hải.
Trong bối cảnh chi tiêu ngân sách quốc phòng của Mỹ sụt giảm, chính quyền Tổng thống Barack Obama đã cố gắng mở rộng quan hệ đối tác với nhiều nước, trong đó có Ấn Độ, về mua bán vũ khí quân sự và thúc đẩy mạnh mẽ việc bán vũ khí của Mỹ ở nước ngoài.
An Bình
Theo Dantri
Mỹ lần đầu phóng tên lửa từ phi cơ tàng hình F-35
Không quân Mỹ đã lần đầu tiên phóng thử một tên lửa từ máy bay chiến đấu F-35, đưa chiếc phi cơ tàng hình tối tân đang được quân đội Mỹ và hàng chục nước khác phát triển tiến gần hơn tới khả năng sẵn sàng chiến đấu.
F-35 đã lần đầu tiên phóng tên lửa khi đang bay.
"Vụ thử nghiệm cho thấy chúng tôi đang đạt được tiến bộ và đang tiến tới khả năng tiến hành các vụ phóng tên lửa nhắm vào mục tiêu", bà Laura Siebert, một phát ngôn viên cho chương trình F-35 của tập đoàn quốc phòng Lockheed Martin cho hay.
Bà Siebert cho biết thêm, một chiếc F-35A, được phát triển cho không quân Mỹ, hồi tuần trước đã bắn một tên lửa do hãng Raytheon chế tạo từ một ngăn chứa vũ khí trong vụ thử nghiệm ở mũi Mugu thuộc căn cứ không quân Edwards, California.
Charlie Wagner, giám đốc vũ khí của F-35, cho biết trong một tuyên bố rằng vụ thử tên lửa là "một bước ngoặt trong các năng lực của F-35" và "một bước đi nhỏ nhưng quan trọng tiến tới khả năng sẵn sàng chiến đấu".
3 phiên bản khác nhau của F-35 đang được phát triển cho không quân, hải quân và thủy quân lục chiến Mỹ. Không quân Mỹ hi vọng sẽ được bàn giao các chiến đấu cơ F-35 vào tháng 12/2006, chậm hơn 1 năm so với kế hoạch bàn giao cho thủy quân lục chiến và sớm hơn khoảng 3 năm so với hải quân.
Giá ước tính của mỗi chiếc F-35 vào khoảng 75 triệu USD theo tỷ giá USD vào năm 2012, bà Siebert cho hay. Tuy nhiên, lạm phát sẽ đẩy mức giá lên 85 triệu USD mỗi chiếc F-35 khi nó được bàn giao và biên chế trong quân đội Mỹ.
Các quốc gia đối tác của Mỹ trong chương trình F-35 - trong đó có Australia, Anh, Canada, Đan Mạch, Italia, Hà Lan, Na Uy và Thổ Nhĩ Kỳ - đang chế tạo các bộ phận cho các phiên bản khác nhau của F-35.
Nhiều quốc gia đối tác khác đã đặt hàng F-35 và Anh đã nhận được chiếc F-35 đầu tiên, Lockheed Martin cho biết trong một tuyên bố.
Theo Dantri
Thái Lan mua tên lửa của Mỹ Thái Lan đặt mua tên lửa phòng không(Evolved Sea Sparrow Missile-ESSM) của Mỹ để trang bị cho hải quân của mình. ESSM là loại tên lửa phòng không hiện đại đặt trên tàu sân bay có khả năng chống tên lửa được bắn từ tàu hay máy bay từ trên không. ESSM được bắn từ tàu Hải quân Mỹ - Ảnh: Hải quân...