Mỹ mừng độc lập với Covid-19 trong nghi ngại
Sau sáu tháng nhậm chức và nỗ lực đối phó đại dịch, Biden lạc quan cùng Mỹ tổ chức tiệc mừng quốc khánh, nhưng biết cuộc chiến chưa hoàn thành.
“Hôm nay, trên khắp đất nước, chúng ta có thể tự tin nói rằng Mỹ đang cùng nhau trở lại”, Tổng thống Joe Biden nói tại lễ kỷ niệm quốc khánh với hơn 1.000 khách mời tại bãi cỏ phía nam Nhà Trắng hôm 4/7.
Ông chủ Nhà Trắng cũng muốn tất cả người dân ăn mừng sau 16 tháng cuộc sống bị gián đoạn vì Covid-19, đại dịch cướp đi sinh mạng của hơn 620.000 người Mỹ. Nhà Trắng khuyến khích các buổi tụ tập và màn trình diễn pháo hoa khắp đất nước như thể đánh dấu thời điểm quốc gia này “độc lập” với virus.
Tổng thống Joe Biden phát biểu tại lễ kỷ niệm quốc khánh ở Nhà Trắng hôm 4/7. Ảnh: Reuters.
Zeke Miller, biên tập viên của AP, cho rằng Tổng thống Biden và Mỹ có nhiều điều đáng để ăn mừng. Các ca nhiễm và tử vong vì Covid-19 giảm xuống mức thấp kỷ lục kể từ khi dịch bùng phát, nhờ những thành công của chiến dịch tiêm chủng. Số ca nhiễm trung bình 7 ngày ở Mỹ hiện là 13.254, thấp hơn 20 lần so với mức đỉnh điểm hơn 300.000 ca vào đầu tháng 1. Số ca tử vong trung bình cũng giảm xuống mức hơn 200 ca mỗi ngày.
Trong số gần 333 triệu người, hơn 181 triệu người Mỹ, khoảng 54,7%, đã tiêm chủng ít nhất một liều, trong đó hơn 156 triệu người, khoảng 47%, đã hoàn thành chương trình tiêm chủng, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC).
Doanh nghiệp và nhà hàng được mở cửa trở lại, tuyển dụng tăng và việc đi lại gần như quay lại thời điểm trước đại dịch.
Mati Hlatshwayo Davis, bác sĩ về bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm Y tế John Cochran VA ở St. Louis, bang Missouri cho rằng không thể phủ nhận thực tế tình hình của Mỹ hiện tại “tốt hơn trước rất nhiều”.
Video đang HOT
Lễ kỷ niệm quốc khánh tại Nhà Trắng hôm 4/7 là sự kiện lớn nhất kể từ khi Biden trở thành tổng thống Mỹ, dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy Mỹ đã chuyển sang giai đoạn mới trong cuộc chiến với Covid-19. Mỹ đã biến một tình trạng khẩn cấp quốc gia sang một cuộc khủng hoảng cục bộ, đồng thời chuyển từ chiến dịch tiêm chủng cho người Mỹ sang thúc đẩy nỗ lực tiêm chủng toàn cầu.
“Ngày 4/7 năm nay là một ngày kỷ niệm đặc biệt, khi chúng ta trỗi dậy từ bóng đêm của một năm đại dịch và cô lập, một năm đau thương, sợ hãi và mất mát đau đớn”, Biden nói trước khi pháo hoa sáng rực bầu trời quảng trường quốc gia.
Tuy nhiên, đối với Mỹ và cả Biden, đây không phải là thời khắc “nhiệm vụ hoàn thành”, theo Zeke Miller. Hơn 200 người Mỹ vẫn tử vong mỗi ngày vì Covid-19, trong khi biến thể mới Delta tiếp tục lây lan nhanh ở trong nước và toàn cầu. Hàng chục triệu người Mỹ vẫn chần chừ với vaccine.
Mục tiêu 70% người trưởng thành tiêm ít nhất một liều vaccine trước ngày 4/7 của Tổng thống Biden chưa thể hoản thành, khi con số hiện tại chỉ đạt gần 67%.
Sau khi công bố mục tiêu tham vọng hồi đầu tháng 5, chính quyền Biden đã triển khai một loạt nỗ lực để thúc đẩy kế hoạch triển khai vaccine với nguồn cung ngày càng tăng. Các quan chức Nhà Trắng tích cực quảng bá trang web, đường dây nóng và dịch vụ tin nhắn để giúp người Mỹ dễ dàng tiếp cận các điểm tiêm chủng.
Giới chức địa phương cũng tung ra hàng loạt ưu đãi và sáng kiến tiêm chủng để khuyến khích người Mỹ tiêm vaccine, như tặng quà, tặng tiền mặt hoặc thông qua chương trình xổ số. Một số động lực tiêm chủng khác gồm quyết định cho phép người Mỹ tiêm chủng đầy đủ được bỏ khẩu trang ở hầu hết các địa điểm và mở rộng phạm vi tiêm chủng vaccine Pfizer cho nhóm thanh thiếu niên.
Tuy nhiên, những sáng kiến của chính phủ liên bang và địa phương không đạt được nhiều hiệu quả như mong đợi, khi tỷ lệ tiêm chủng ở Mỹ tiếp tục giảm sau đó. Dù nhiều quan chức y tế và chuyên gia gần đây liên tục cảnh báo về mối đe dọa của biến chủng mới, chỉ có 26% người dưới 40 tuổi, thuộc nhóm không có ý định tiêm vaccine, lo ngại về nguy cơ nhiễm, theo CDC.
Chính quyền Biden được cho sẽ phải đối mặt với một cuộc chiến khó khăn để tăng tỷ lệ tiêm chủng đang chậm lại với tốc độ chưa từng thấy kể từ cuối năm ngoái. Mỹ hiện tại tiêm chủng trung bình khoảng một triệu liều mỗi ngày, giảm ba lần so với mức trung bình hơn 3 triệu liều hồi giữa tháng 4.
Người dân Mỹ tập trung phía trước Nhà Trắng mừng ngày quốc khánh 4/7. Ảnh: AP.
Một điều đáng lo ngại hơn là bức tranh đối lập về tình hình Covid-19 ở Mỹ, giữa một bên là các cộng đồng được tiêm chủng tốt và dịch bệnh giảm với một bên có tỷ lệ tiêm chủng thấp và biến thể hoành hành. Khoảng 1.000 hạt ở Mỹ có tỷ lệ tiêm chủng dưới 30% và chính phủ liên bang cảnh báo đây có thể trở thành “điểm nóng” Covid-19 khi các hạn chế được nới lỏng.
“Cách phòng vệ tốt nhất để chống lại biến thể là tiêm vaccine”, ông Biden nói và gọi tiêm chủng là “điều yêu nước nhất bạn có thể làm”.
Tình hình dịch ở Mỹ nhìn chung vẫn được cải thiện đáng kể so với phần còn lại của thế giới, những nơi đối mặt với các đợt bùng phát nghiêm trọng trong khi khan hiếm vaccine. Mỹ đã cam kết chia sẻ gần 600 triệu liều vaccine với các nước trên thế giới, bằng cả hình thức trực tiếp hoặc thông qua sáng kiến Covax của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Tuy nhiên, nỗ lực này cũng vấp không ít khó khăn.
Trước những hoài nghi về việc liệu tổ chức các buổi tụ tập mừng ngày quốc khánh 4/7 có tiềm ẩn các rủi ro lớn, Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki khẳng định “với những người đã tiêm chủng, họ đã được bảo vệ”.
Điều phối viên phản ứng Covid-19 Nhà Trắng Jeff Zients cũng cho rằng bữa tiệc ở Nhà Trắng được tổ chức “một cách đúng đắn và phù hợp” với hướng dẫn của CDC. Nhà Trắng không yêu cầu khách tham gia tiêm vaccine, nhưng yêu cầu xét nghiệm và đeo khẩu trang nếu họ chưa hoàn thành đủ mũi tiêm theo quy định.
“Khi phía trước còn rất nhiều việc phải làm, ăn mừng chiến thắng cũng rất quan trọng. Tôi thấy ổn với việc chúng tôi tận hưởng những niềm vui trong ngày lễ này, miễn là hôm sau chúng tôi thức dậy và tiếp tục công việc, cũng như ưu tiên phân phối vaccine công bằng”, Davis nói.
Anh giúp Mỹ điều tra giả thuyết nCoV lọt từ phòng thí nghiệm
Tình báo Anh đang hỗ trợ Mỹ điều tra nguồn gốc nCoV, trong đó có giả thuyết virus lọt từ phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, theo báo Anh.
Tờ Telegraph hôm 30/5 cho biết giới chức tình báo Anh đã mở cuộc điều tra riêng về nguồn gốc nCoV, sau khi xuất hiện giả thuyết cho rằng virus thoát ra từ phòng thí nghiệm ở Vũ Hán. Nguồn tin cấp cao giấu tên trong chính phủ Anh tiết lộ tình báo nước này đang hợp tác với cuộc điều tra mới của Mỹ nhằm xác định sự thực xoay quanh nguồn gốc đại dịch.
"Chúng tôi đang đóng góp những dữ liệu sẵn có về Vũ Hán, cũng như đề nghị giúp đỡ Mỹ trong quá trình xác thực và phân tích thông tin tình báo họ thu được. Điều cần thiết hiện nay là dữ liệu từ những nguồn đáng tin cậy, vốn rất khó thu thập, thay vì các phân tích mang tính nhận định", nguồn tin cho hay.
Xe chở nhóm chuyên gia WHO đến điều tra nguồn gốc Covid-19 tại Vũ Hán hôm 14/1. Ảnh: Reuters .
Anh vẫn duy trì quan điểm rằng giả thuyết "nCoV lọt từ phòng thí nghiệm ở Vũ Hán" là không thể bỏ qua. Cựu giám đốc cơ quan tình báo MI6 Richard Dearlove hôm 28/5 cho rằng tình hình hiện nay đang trở thành "vấn đề tình báo", khi lực lượng an ninh Anh có thế phải "khuyến khích những người Trung Quốc bỏ trốn tiết lộ thông tin" trong trường hợp Bắc Kinh từ chối điều tra giả thuyết trên.
Tờ Wall Street Journal hôm 23/5 dẫn thông tin chưa được công bố trong báo cáo tình báo của Mỹ cho thấy ba chuyên gia Viện Virus học ở thành phố Vũ Hán, nơi dịch bệnh bùng phát cuối năm 2019, đã nhập viện điều trị vì các triệu chứng tương tự cả Covid-19 và bệnh cúm mùa. Trung Quốc bác thông tin này, tố Mỹ thổi phồng thuyết âm mưu về nguồn gốc dịch bệnh.
Tổng thống Mỹ Joe Biden sau đó lệnh cho các cơ quan tình báo báo cáo với ông trong vòng ba tháng về việc nCoV có nguồn gốc từ động vật hay từ sự cố phòng thí nghiệm. Điều này khiến giới khoa học đang xem xét lại những câu hỏi về nguồn gốc nCoV, bao gồm cả những giả thuyết từng bị bác bỏ.
Viện Virus học Vũ Hán (WIV), cơ sở nghiên cứu SARS hàng đầu của Trung Quốc, nằm không xa chợ hải sản Hoa Nam, nơi được cho là xảy ra tình trạng virus lây từ động vật sang người vào đầu đại dịch. Đây cũng là nơi ghi nhận sự kiện siêu lây nhiễm đầu tiên trong đại dịch Covid-19.
Khoảng cách gần giữa phòng thí nghiệm của WIV và chợ Hoa Nam đã gây ra nhiều ngờ vực về nguồn gốc nCoV, còn gọi là SARS-CoV-2. Trung Quốc đến nay chưa nhận diện được loài động vật mang chủng virus này, đồng thời từ chối điều tra toàn diện về kịch bản nCoV lọt ra từ phòng thí nghiệm.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hồi tháng 1 cử nhóm chuyên gia quốc tế đến Vũ Hán để tìm hiểu nguồn gốc Covid-19. Tuy nhiên, nhóm không đưa ra kết luận chắc chắn về nguồn gốc đại dịch, mà chỉ xếp hạng một số giả thuyết theo mức độ tin tưởng của họ. Báo cáo cho biết virus truyền từ dơi sang người thông qua động vật trung gian là kịch bản có thể xảy ra nhất, trong khi giả thuyết virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm là "cực kỳ khó xảy ra".
Nhiều nhà khoa học vẫn tin rằng nCoV có nguồn gốc tự nhiên và không có bằng chứng ủng hộ giả thuyết rò rỉ từ phòng thí nghiệm. Bất chấp thông báo của Biden và những thông tin trên truyền thông Mỹ, gần như chưa có thay đổi nào trong những bằng chứng ủng hộ kịch bản nCoV phát tán từ phòng thí nghiệm của WIV.
Giả thuyết phòng thí nghiệm xuất hiện từ thời cựu tổng thống Donald Trump, nhưng quan điểm thù địch của chính quyền Trump với Bắc Kinh khiến nó không đáng tin cậy. Thái độ mềm mỏng hơn của chính quyền Biden và kết quả điều tra ít đột phá của WHO khiến một phần giới khoa học cho rằng cần xem xét kỹ hơn về giả thuyết này.
Ngoại giao chiến hạm - thông điệp NATO gửi tới Trung Quốc Tàu sân bay HMS Queen Elizabeth của Anh đã góp mặt trong cuộc tập trận của NATO tại Địa Trung Hải vào tuần cuối tháng 5. Tiếp đó, HMS Queen Elizabeth sẽ có hải trình kéo dài 8 tháng, bao gồm việc di chuyển qua Biển Đông. Hãng thông tấn Reuters (Anh) nhận định đây là thông điệp "nhắc nhở" Trung Quốc. Chiến...