Mỹ mua lượng nông sản lớn chưa từng có của Việt Nam, “vua tiêu” bật mí điều gì để bán nhiều hàng hơn?
Năm 2021, Mỹ trở thành thị trường nhập khẩu nông sản lớn nhất của Việt Nam, chứ không phải là Trung Quốc nữa.
Trong khi đó, Mỹ được đánh giá là thị trường khổng lồ, sức tiêu thụ các loại nông sản rất lớn, do đó nông sản Việt Nam dự báo sẽ còn nhiều cơ hội tấn công vào thị trường này.
Trong 11 tháng năm 2021, Hoa Kỳ tiếp tục trở thành thị trường nhập khẩu nông sản Việt Nam lớn nhất, với giá trị đạt gần 11 tỷ USD. Trong đó, nước ta đang là nhà xuất khẩu cà phê lớn thứ 3 vào Mỹ (tính theo lượng), và đứng số 1 về xuất khẩu hạt tiêu vào Mỹ.
Mặc dù Việt Nam được coi là 1 trong 10 đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ, tuy nhiên tổng giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản chỉ chiếm khoảng 1 – 2% giá trị nhập khẩu nông sản của Hoa Kỳ nên có thể thấy dư địa xuất khẩu còn rất nhiều. Điều quan trọng là chúng ta có khả năng đáp ứng được hay không.
Nông dân tỉnh Đắk Lắk thu hoạch cà phê. Ảnh: Duy Hậu
Mỹ mua lượng nông sản lớn chưa từng có của Việt Nam, “vua tiêu” chia sẻ bí quyết bán hàng vào Mỹ
Trả lời phỏng vấn PV Báo Dân Việt về vấn đề này, ông Phan Minh Thông – Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Phúc Sinh, người được mệnh danh là “vua tiêu” cho biết, năm 2021 thị trường Mỹ tăng lượng nhập khẩu cà phê, hạt tiêu lên khoảng 10%. Về mặt nào đó, thị trường Mỹ đang hỗ trợ tiêu thụ nông sản Việt Nam rất nhiều, nhất là trong bối cảnh Mỹ và Trung Quốc đang chiến tranh thương mại, nên việc họ “open” hơn với nông sản Việt Nam cũng là điều dễ hiểu.
Nhờ đó, dù dịch Covid-19 xảy ra phức tạp, nhưng sản lượng tiêu, cà phê của Phúc Sinh xuất khẩu vào thị trường Mỹ năm 2021 vẫn tăng khoảng 10%.
Đối với những người chưa xuất khẩu nông sản vào Mỹ bao giờ, họ nghĩ rằng thị trường này rất khó tính, trong khi Phúc Sinh đã thành công từ nhiều năm nay. Ông có thể chia sẻ làm cách nào để các nhà nhập khẩu của Mỹ mua hàng của Phúc Sinh nhiều như vậy?
-Thật sự thị trường Mỹ không khó, mà mình phải hiểu họ. Ở Mỹ, cái gì cũng có dịch vụ. Nếu bạn làm thủ tục, chứng từ, đăng kí thủ tục hải quan… thì bạn có thể thuê dịch vụ. Và khi bạn muốn bán được hàng cho họ, bạn phải chủ động đến tận nơi để tiếp thị, chứ không nên đợi họ đến tìm mình.
Các doanh nghiệp có thể đi qua nhiều con đường để tiếp cận thị trường Mỹ, như thông qua lãnh sự quán, các tổ chức phi chính phủ, hội chợ… Ví dụ như Phúc Sinh, chúng tôi rất chăm chỉ tham gia các hội chợ gia vị, đồ uống ở các nước. Ở đó chúng tôi đi thăm quan, gặp gỡ khách hàng, giới thiệu về sản phẩm. Nếu cứ ngồi ở nhà thì bạn sẽ khó hình dung về khách hàng của mình.
Kinh nghiệm của tôi khi xuất hàng sang Mỹ là dùng các dịch vụ của họ để được tư vấn kỹ hơn, và chủ động gặp khách hàng để giới thiệu về sản phẩm.
Đối với 2 mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam là cà phê, hạt tiêu, khách hàng của Mỹ đánh giá như thế nào?
Video đang HOT
-Cà phê, hạt tiêu là 2 trong số các mặt hàng nông sản xuất khẩu chính của Việt Nam và rất nổi tiếng cả về sản lượng lớn cũng như độ thơm ngon. Vì vậy không chỉ các doanh nghiệp Việt Nam sang tận Mỹ tìm khách hàng, mà các nhà nhập khẩu của Mỹ cũng sang Việt Nam làm ăn, tìm mua nguyên liệu.
“Tôi vẫn nhớ cách đây 5 năm, tôi bán rất nhiều cà phê cho khách hàng ở Hawaii, tôi bay từ Việt Nam sang tổng cộng thời gian transit là 30 tiếng đồng hồ, vậy mà họ tiếp có 15 phút. Nhiều lúc tôi có cảm giác bị bỏ rơi, nhưng thú vị là trên đường về, họ đặt hàng tới 35 hợp đồng”.
Ông Phan Minh Thông
Ở Mỹ, các Hiệp hội gia vị, Hiệp hội Cà phê rất quan tâm đến thị trường mình mua hàng, cho nên ở điểm này, chúng ta có nhiều thuận lợi.
Một trong những vấn đề mà nhiều người còn nghi ngại khi đưa nông sản ra thị trường lớn, đó là chất lượng không đồng đều, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Ở Mỹ, tiêu chuẩn này được áp dụng ra sao thưa ông?
Thực sự thị trường Mỹ không khó như châu Âu. Châu Âu mới là cực kì khó, khó tới mức đau đầu luôn khi họ liên tục ra quy định mới.
Còn thị trường Mỹ, chỉ cần bạn đầy đủ hồ sơ, đáp ứng đúng yêu cầu của họ là hàng đi thôi. Bên cạnh đó, khách hàng Mỹ phân loại chất lượng sản phẩm, họ mua từ cao xuống thấp, chứ không nhất nhất phải là chất lượng cao như châu Âu.
Vấn đề ở đây là mình cần hiểu khách hàng muốn gì. Chúng ta không thể bán sản phẩm giá trị cao cho người có nhu cầu thấp, và ngược lại, không thể bán sản phẩm cấp thấp cho người có nhu cầu cao.
Ông Phan Minh Thông – Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Phúc Sinh. Ảnh: T.L
“Vua tiêu” chia sẻ kinh nghiệm xuất khẩu nông sản vào thị trường “khổng lồ” Hoa Kỳ
Với kinh nghiệm đã nhiều năm bán cà phê, hạt tiêu ra thế giới, ông nhận thấy điểm yếu của các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam là gì?
-Điểm chung là yếu về thông tin, về kiến thức, cũng như sự tự tin, chủ động. Nếu 15-20 năm trước, các doanh nghiệp Việt Nam gặp trở ngại lớn về ngoại ngữ thì hiện nay, các công ty đều trang bị được đội ngũ chuyên gia, am hiểu ngoại ngữ để giao dịch với khách hàng.
Nhưng chúng ta còn thiếu sự tự tin. Không ít chủ doanh nghiệp khi ở trong nước rất mạnh mẽ, có phần “thiện chiến”, nhưng khi ra biển lớn không hiểu sao lại hiền lắm luôn.
Điều đó do tính cách, hay do năng lực của các doanh nghiệp còn hạn chế thưa ông?
-Có thể một phần do tính cách, một phần do điều kiện hoàn cảnh, nhưng tôi nghĩ do chúng ta “lười” đi học hỏi, nên dẫn tới thiếu tự tin. Nếu chúng ta cứ đi nhiều, thì sẽ đến được thôi.
Ông có thể kể một vài bài học đáng nhớ khi làm ăn với các khách hàng Mỹ?
-Trong cuốn sách “Vượt lên những con đường kinh doanh” mới xuất bản của tôi, tôi từng chia sẻ năm nào cũng cố gắng thu xếp gặp khách hàng Mỹ vào dịp đầu năm. Trước hết vì Mỹ là thị trường hàng hoá lớn nhất thế giới, trong đó có hạt tiêu và cà phê – mặt hàng chủ lực của chúng tôi. Sau nữa là đi gặp khách hàng đầu năm sẽ cho mình cảm giác rất thú vị.
Nước Mỹ luôn có nhiều đổi mới. Mấy năm trước nhập cảnh vào Mỹ, tôi nản lòng vì phải chờ đợi tới 3 tiếng đồng hồ, nhưng năm 2017 quay lại, tôi nhập cảnh chỉ mất 2 phút.
Làm việc với khách hàng Mỹ, tất cả đều phải đặt trước. Và đặc biệt họ không mời nước hay cà phê với đối tác, dù chúng ta từ xa tới. Với họ làm việc là làm việc, không có kiểu hàn huyên khi đi gặp khách hàng như ở Việt Nam. Trong khi Canada là nước gần kề, nhưng họ rất nồng ấm, mời ăn trưa ăn tối rất thịnh soạn. Còn ở Mỹ, không có bữa tối nào, không mời nước hay cà phê. Nói chuyện 1 tiếng hay 2 tiếng cũng vậy.
Tôi vẫn nhớ cách đây 5 năm, tôi bán rất nhiều cà phê cho khách hàng ở Hawaii, tôi bay từ Việt Nam sang tổng cộng thời gian transit là 30 tiếng đồng hồ, vậy mà họ tiếp có 15 phút. Nhiều lúc tôi có cảm giác bị bỏ rơi, nhưng thú vị là trên đường về, họ đặt hàng tới 35 hợp đồng.
Do đó, tôi vẫn khẳng định muốn kinh doanh thành công, hay bán được hàng vào Mỹ, chúng ta phải hiểu văn hoá kinh doanh của đối tác. Mỹ là thị trường rộng lớn và không quá khó tính, họ vẫn là một trong những lựa chọn tốt nhất.
Xin cảm ơn ông!
Giá cà phê hôm nay 19/1, Giá cà phê có thể giảm trong ngắn hạn, yếu tố khống chế mạnh giá trong nước
Kỳ vọng những ách tắc trong vận tải hàng hóa quốc tế sẽ sớm được tháo gỡ và từ đó, mối lo thiếu hụt cà phê cho thị trường tiêu dùng toàn cầu sẽ giảm dần trong ngắn và trung hạn.
Cục Xuất nhập khẩu dự báo, giá cà phê thế giới có thể giảm trong ngắn hạn.
Giá cà phê trong nước đi ngang tại các địa phương thu mua trọng điểm trong phiên giao dịch hôm qua 18/1. (Nguồn: Cadillaccoffee)
Cập nhật giá cà phê hôm nay 19/1
Hai sàn phái sinh đỏ sàn trong phiên giao dịch liền trước, giá robusta sụt giảm do vẫn còn nguyên áp lực bán hàng vụ mới từ các quốc gia sản xuất chính. Kèm theo là sự chốt lời, thanh lý vị thế của giới đầu cơ mua khống đang ở mức cao. Hiện lượng dư mua trên 2 sàn vẫn nhiều, nhưng tồn kho đạt chuẩn trên sàn New York giảm sâu nhất trong 1 năm qua đã giúp giá cà phê arabica có những phiên tăng.
Nhiều người đã kỳ vọng vào năm mới, sàn London, nơi các nhà kinh doanh cà phê Việt Nam thường dùng để tham chiếu, sẽ phát huy thắng lợi. Tuy nhiên phần thắng không nằm tại sàn robusta mà chuyển qua sàn New York với hiệu suất kinh doanh nghịch chiều, London giảm 5,99% và New York cũng tỷ lệ ấy nhưng dương.
Ghi nhận của TG&VN vào giờ đóng cửa phiên giao dịch ngày 18/1, giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London kỳ hạn giao tháng 3/2022 tiếp tục giảm 25 USD (1,13%), giao dịch tại 2.193 USD/tấn. Giá robusta kỳ hạn giao tháng 5/2022 giảm 21 USD (0,96%), giao dịch tại 2.162 USD/tấn. Khối lượng giao dịch trung bình.
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York quay đầu giảm, kỳ hạn giao tháng 3/2022 giảm 2,65 Cent (1,12%), giao dịch tại 239,65 Cent/lb. Trong khi, giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 5/2022 giảm 2,6 Cent (1,10%), giao dịch tại 239,55 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng tốt.
Giá cà phê trong nước đi ngang, mức giá giao dịch tại các địa phương trọng điểm trong khoảng 39.000 - 39.800 đồng/kg.
Thông tin thị trường cà phê
Biến chủng Omicron bùng phát mạnh trở lại, nhiều quốc gia châu Âu tái lập các biện pháp giãn cách xã hội quyết liệt hơn, kéo theo nhu cầu tiêu thụ cà phê giảm.
Theo số liệu từ Hiệp hội Cà phê Thế giới (ICO), xuất khẩu cà phê thế giới tháng 11/2021 đạt 9,25 triệu bao cà phê các loại, giảm 12,4% so với tháng 11/2020. Tính chung 2 tháng đầu niên vụ 2021 - 2022, xuất khẩu cà phê thế giới đạt 18,87 triệu bao, giảm 8,8% so với 2 tháng đầu niên vụ 2020 - 2021. Nguyên nhân sụt giảm là do sự ách tắc kéo dài trong việc vận chuyển hàng hóa toàn cầu, không phải do thế giới thiếu hụt nguồn cung cà phê.
Nhập khẩu cà phê của EU được dự báo sẽ giảm 1,1% triệu bao, xuống còn 42,5 triệu bao trong niên vụ 2021 - 2022, chiếm gần 40% lượng cà phê nhập khẩu của thế giới.
Giá cà phê robusta nội địa giảm theo giá thế giới khi nguồn cung cà phê robusta vụ mới khá dồi dào, trong khi nhu cầu tiêu thụ thế giới chậm lại.
Giá cà phê trên thị trường nội địa vẫn đi xuống dù mức kỳ vọng 43-45 triệu đồng/tấn, nay chỉ giao dịch quanh 40 triệu đồng. Giá cước vận tải biển bằng container cao đang khống chế mạnh giá cà phê trong nước. Các nhà nhập khẩu trả giá xuất khẩu tính trên mức chênh lệch giữa giá ở cảng giao hàng nước xuất khẩu với giá niêm yết sàn phái sinh sẽ co giãn tùy theo mức cước cao hay thấp.
Thông tin thêm, Đức hiện được coi là thị trường tiềm năng lớn đối với các nước sản xuất cà phê. Đức cũng là một trong những nước nhập khẩu cà phê nhân lớn trên thế giới. Ngoài phục vụ nhu cầu tiêu thụ tại thị trường nội địa, Đức còn là thị trường xuất khẩu cà phê lớn thứ ba của châu Âu.
Theo số liệu thống kê từ Trung tâm Thương mại Quốc tế, nhập khẩu cà phê vào thị trường Đức trong 10 tháng năm 2021 đạt 1,020 triệu tấn, trị giá 3,34 tỷ USD, tăng 0,8% về lượng và tăng 13,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020, theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất Nhập khẩu, Bộ Công Thương.
Mỹ mạnh tay chi hơn 5,72 tỷ USD mua loại hạt này, giá cà phê Việt Nam sẽ tăng? Chỉ 10 tháng đầu năm năm 2021, Hoa Kỳ nhập khẩu 1,35 triệu tấn cà phê, trị giá 5,72 tỷ USD, tăng cả về lượng và giá trị so với cùng kỳ năm 2020. Việt Nam hiện là nước cung cấp cà phê lớn thứ 3 cho thị trường Mỹ và vẫn có "cửa" để bán nhiều cà phê hơn, với giá cà...