Mỹ mua hệ thống phòng thủ Vòm Sắt của Israel
Quân đội Mỹ cho biết sẽ mua một số hệ thống đánh chặn Iron Dome của Israel, đây có thể là một sự thừa nhận hệ thống phòng thủ tên lửa tầm thấp của Washington không hiệu quả.
Hôm 6/2, quân đội Mỹ tuyên bố sẽ mua hệ thống đánh chặn Iron Dome (Vòm Sắt) của Israel để bảo vệ binh sĩ tại các khu vực chiến sự, nhằm đáp ứng nhu cầu ngắn hạn về phòng thủ gián tiếp, Business Insider cho biết.
Hệ thống Iron Dome do công nghiệp quốc phòng Israel chế tạo và đưa vào sử dụng từ năm 2011. Mỹ đã đóng góp 429 triệu USD cho quá trình phát triển. Từ khi đưa vào sử dụng đến nay, Iron Dome đã đánh chặn thành công 1.200 đạn pháo, cối, rocket các loại.
Các cuộc tấn công liên tục và lẻ tẻ của lực lượng Hezbollah ở Lebanon và các lực lượng liên kết với Iran ở Syria đã biến Israel trở thành mục tiêu của các loại đạn pháo, cối, rocket không điều khiển và vũ khí tự chế khác.
Iron Dome được trang bị hệ thống cảm biến tinh vi có thể phát hiện, theo dõi và đánh chặn mục tiêu một cách đáng tin cậy. Khác với những hệ thống phòng thủ khác, Iron Dome có thể đưa ra đánh giá liệu tên lửa đánh chặn có đánh trúng mục tiêu hay không, nhờ đó tiết kiệm được quả tên lửa trị giá 100.000 USD.
Hệ thống Iron Dome giúp bảo vệ các thành phố của Israel trước cuộc tấn công bằng vũ khí thông thường của phiến quân. Ảnh: Jpost.
Hệ thống vẫn có sai số khi đánh chặn, nhưng các quan chức Mỹ và Israel đánh giá Iron Dome có tỷ lệ thành công tới 90% khi triển khai hoạt động tại Dải Gaza, một trong những nơi thường xuyên bị tấn công bởi đạn cối, rocket và đạn pháo nhiều nhất trên thế giới.
Iron Dome được giới phân tích đánh giá là một trong những hệ thống phòng thủ tên lửa hiệu quả nhất thế giới. Trong khi Mỹ, Nga và Trung Quốc đầu tư mạnh vào các hệ thống phòng không cao cấp để bắn hạ máy bay tàng hình trong cuộc chiến tranh công nghệ cao, không quốc gia nào thực sự đánh chặn nhiều tên lửa, cối và đạn pháo như Israel.
Video đang HOT
Giới phân tích nhận xét, việc quân đội Mỹ mua hệ thống Iron Dome để đáp ứng nhu cầu ngắn hạn, trong khi đánh giá lại các lựa chọn với vũ khí trong nước.
“Iron Dome sẽ được đánh giá và thử nghiệm như các hệ thống sẵn có để bảo vệ binh sĩ Mỹ trước mối đe dọa từ hỏa lực gián tiếp và trên không. Quân đội Mỹ sẽ đánh giá nhiều tùy chọn trong dài hạn”, tuyên bố cho biết.
Iron Dome sẽ giúp Mỹ đánh giá lại những thiếu sót trong hệ thống phòng thủ tên lửa của họ. Ảnh: Jpost.
Quân đội Mỹ thường triển khai hệ thống phòng không Patriot để bảo vệ các cơ sở đóng quân ở trong và ngoài nước. Hệ thống Patriot từng đánh chặn thành công tên lửa đạn đạo Scud của Iraq trong chiến dịch Bão táp Sa mạc, dù một số quan chức đã hạ thấp tỷ lệ thành công trong một tiết lộ gần đây.
Tuy nhiên, hệ thống này được đánh giá là không hiệu quả, đặc biệt là khi được chuyển giao cho khách hàng nước ngoài. Đơn cử là trường hợp của Saudi Arabia, hệ thống Patriot mà Mỹ bán cho nước này đã thất bại trong việc đánh chặn tên lửa đạn đạo do phiến quân Houthi bắn vào.
Saudi Arabia đang xem xét mua hệ thống phòng không tối tân S-400 Triumf của Nga. Thổ Nhĩ Kỹ cũng lên kế hoạch mua S-400 dẫn đến những phản đối từ Mỹ.
Giới phân tích nhận định bằng cách mua hệ thống Iron Dome của Israel với thành tích đánh chặn cực kỳ ấn tượng có thể giúp Mỹ nhận ra hệ thống Patriot không tốt như ca ngợi, từ đó thừa nhận những thiếu sót trong phòng thủ tên lửa.
Theo Zing.vn
Thông điệp của Israel khi "đường hoàng" tấn công Syria giữa ban ngày
Đợt không kích hôm 20.1 của Israel đánh dấu vụ tấn công đẫm máu nhất của nước này vào lãnh thổ Syria kể từ tháng 5 năm ngoái.
Israel không cần màn đêm làm vỏ bọc để tấn công các mục tiêu ở Syria.
Theo Algemeiner, đợt không kích mới nhất của Israel được giới quan sát đặc biệt chú ý bởi các chiến đấu cơ F-16 của Israel "đường hoàng" không kích giữa ban ngày, thậm chí không vội phóng tên lửa rồi rút đi như thường lệ.
Theo chuyên gia Yaakov Lappin, chuyên nghiên cứu về Trung Đông, điều này cho thấy Israel đã không còn phải dựa vào bóng tối để tạo ra một đợt không kích thành công.
Israel cũng có thể phải gấp rút hành động khi phát hiện các hệ thống vũ khí tối tân của Iran di chuyển trên lãnh thổ Syria. Điều này có nghĩa là nếu Israel không tấn công ngay thì mục tiêu có thể đã mất dạng khi chờ đến đêm.
Đoạn video do Israel công bố cho thấy cảnh tên lửa Delilah đánh trúng giữa thân một tổ hợp phòng không Pantsir của Syria, khi hệ thống nafyd đang không ngừng phóng tên lửa đánh chặn.
Nhưng Pantsir có lẽ không phải mục tiêu chính mà Israel nhắm đến, bởi các đợt không kích của Israel cho đến nay đều tập trung vào Iran.
Đợt không kích giữa ban ngày thể hiện lập trường cứng rắn của Israel trong vấn đề Iran. Ảnh minh họa.
Trong một động thái bất thường, Israel cũng thông báo các tổ hợp "Vòm sắt" (Iron Dome) đã ngăn chặn thành công các vật thể lạ xâm nhập vào Cao Nguyên Golan. Không rõ các "vật thể lạ" này có phải đòn đáp trả của quân đội Iran và Syria hay không.
Nguy cơ bùng phát chiến tranh Israel-Iran đang có chiều hướng leo thang, khi Israel khẳng định sẵn sàng chấp nhận rủi ro, miễn là ngăn được Iran mở mặt trận quân sự sát biên giới Israel từ Syria.
Đây cũng là lần đầu tiên Israel không kích kể từ khi tân Tổng tham mưu trưởng của Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF), Thiếu tướng Aviv Kochavi, lên nắm quyền hồi đầu năm.
Kochavi nổi tiếng là người đã nhiều lần phát động các chiến dịch chống Iran ở Syria trong những năm qua.
Trong khi đó, Nga đã yêu cầu Isarel ngừng không kích sân bay ở thủ đô Damascus của Syria. Không rõ Nga có đưa ra yêu cầu Iran giảm bớt các hoạt động quân sự hay không, theo chuyên gia Lappin.
Chỉ trong năm 2018, không quân Israel đã phóng hơn 2.000 đạn tên lửa nhằm vào các mục tiêu ở Syria, ngăn Iran mở rộng tầm ảnh hưởng trong khu vực.
Theo Danviet
Mỹ cáo buộc Iran phóng tên lửa đe dọa đến châu Âu và Trung Đông Đầu tháng 1, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã cảnh báo nếu Tehran tiếp tục triển khai kế hoạch phóng thử nghiệm tên lửa, thì quốc gia cộng hòa Hồi giáo này sẽ phải đối mặt với áp lực kinh tế và ngoại giao nặng nề hơn. Vụ phóng thử nghiệm tên lửa mới đây của Iran đã làm dậy sóng quan hệ...