Mỹ mua bổ sung 500.000 liều Evusheld
Nhà sản xuất dược phẩm AstraZeneca (Anh-Thụy Điển) ngày 12/1 cho biết Chính phủ Mỹ đã nhất trí mua thêm 500.000 liều hỗn hợp kháng thể Evusheld để điều trị cho các bệnh nhân COVID-19.
Chính phủ Mỹ đã nhất trí mua thêm 500.000 liều hỗn hợp kháng thể Evusheld để điều trị cho các bệnh nhân COVID-19. Ảnh minh họa: Reuters
Theo thông báo của AstraZeneca, việc vận chuyển lô thuốc bổ sung trên dự kiến được thực hiện trong quý I/2022 và chi tiết về hợp đồng này sẽ được công bố trong những tuần tới.
AstraZeneca cũng nhấn mạnh thêm rằng đây là liệu pháp kháng thể duy nhất cho đến nay được cấp phép tại Mỹ để điều trị COVID-19.
Trước đó, Chính phủ Mỹ đã mua 700.000 liều Evusheld. Theo các kết quả thử nghiệm giai đoạn cuối được công bố vào tháng 8 năm ngoái, Evusheld giúp giảm 77% nguy cơ triệu chứng bệnh trở nặng ở người mắc COVID-19. Vào tháng 12, loại hỗn hợp kháng thể được tạo thành từ hai loại kháng thể đơn dòng tixagevimab và cilgavimab này đã chứng tỏ được khả năng phòng ngừa biến thể Omicron trong một nghiên cứu ở phòng thí nghiệm. Ngày 8/12, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) Mỹ đã cấp phép sử dụng Evusheld để ngăn ngừa COVID-19 ở những người có hệ thống miễn dịch kém hoặc có tiền sử bị tác dụng phụ với các vaccine phòng bệnh này.
Video đang HOT
*Trong một diễn biến khác ngày 12/1, Thủ tướng Canada Justin Trudeau tuyên bố tỷ lệ trẻ nhỏ tại nước này được tiêm vaccine ngừa COVID-19 còn hạn chế ở thời điểm hiện tại khi biến thể Omicron đe dọa gây quá tải đối với hệ thống y tế trên cả nước.
Phát biểu họp báo thường kỳ, Thủ tướng Trudeau nêu rõ hiện mới chỉ có gần 50% trẻ em trên toàn Canada được tiêm vaccine ngừa COVID-19. Do đó, ông nhấn mạnh cần đẩy nhanh nỗ lực tiêm phòng cho nhóm này.
Tuyên bố trên được đưa ra tại thời điểm nhiều trường học ở Canada dự kiến sẽ nối lại chương trình học tập trực tiếp vào những ngày tới, chẳng hạn như các trường ở hai tỉnh Ontario và Quebec sẽ mở cửa lại vào ngày 17/1 này.
Theo thống kê chính thức, tính đến ngày 1/1/2022, có 87,6% trẻ trên 12 tuổi tại Canada đã được tiêm hai mũi vaccine. Tuy nhiên, tỷ lệ này ở nhóm từ 5-12 tuổi giảm xuống chỉ còn 2% và trong nhóm tuổi này, mới chỉ có 45,6% trẻ được tiêm một mũi vaccine.
Khảo sát cho thấy 85% dân số Indonesia có kháng thể chống lại COVID-19
Theo kết quả khảo sát do Đại học Indonesia thực hiện, hơn 85% dân số nước này có kháng thể chống lại virus SARS-CoV-2.
Tuy nhiên, các nhà dịch tễ học cảnh báo hiện vẫn chưa rõ liệu điều này có thể giúp ngăn chặn làn sóng lây nhiễm mới hay không.
Người dân chờ lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Jakarta, Indonesia. Ảnh: THX/TTXVN
Cuộc khảo sát do các nhà nghiên cứu của Đại học Indonesia thực hiện đối với 22.000 người trong giai đoạn từ tháng 10 - 12/2021. Kết quả cho thấy người dân Indonesia có kháng thể chống virus SARS-CoV-2 từ cả tiêm chủng và mắc COVID-19. Nhà dịch tễ học Pandu Riono cho biết khả năng miễn dịch cộng đồng có thể là lý do khiến số ca mắc COVID-19 ở Indonesia không tăng mạnh kể từ giữa năm 2021.
Ông Pandu nhận định những kháng thể này có thể có hiệu quả trước các biến thể mới, trong đó có Omicron, mặc dù điều này sẽ cần nhiều tháng để kiểm chứng. Tuy nhiên, cuộc khảo sát không phủ nhận tính cần thiết của việc tiêm vaccine, kể cả đối với những người đã từng mắc COVID-19. Ngoài ra, kết quả khảo sát vẫn đang được xem xét nhằm đánh giá hiệu quả của từng loại vaccine đối với nồng độ kháng thể trên cơ thể người.
Trong khi đó, nhà dịch tễ học Dicky Budiman tại Đại học Griffith của Australia, cho rằng những phát hiện trên cần được cân nhắc một cách thận trọng vì tỷ lệ tiêm chủng của Indonesia thấp hơn so với nhiều quốc gia khác, và chưa rõ các kháng thể này sẽ tồn tại bao lâu.
Sau khi làn sóng lây nhiễm thứ hai liên quan đến biến thể Delta đạt đỉnh vào tháng 7 và tháng 8/2021, số ca nhiễm mới hằng ngày ở Indonesia đã giảm mạnh từ hơn 50.000 ca xuống còn vài trăm ca trong những tháng gần đây. Indonesia có khoảng 250 ca nhiễm biến thể Omicron, song hầu hết là các ca nhập cảnh, trong khi số ca nhiễm trong cộng đồng tương đối thấp, không đủ để dẫn đến làn sóng dịch bệnh mới như tại nhiều nước.
Về tình hình tiêm chủng, phóng viên TTXVN tại Jakarta cho biết Indonesia đã thành công trong việc đạt được mục tiêu tiêm phòng COVID-19 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), với khoảng 40% dân số đã được tiêm chủng vào cuối năm 2021.
Phát biểu tại cuộc họp báo thường niên ngày 6/1, Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi cho biết đến ngày 22/12/2021, nước này đã đạt được mục tiêu của WHO về việc tiêm chủng đầy đủ cho 40% dân số. Trong suốt năm 2021, Indonesia đã nỗ lực để đảm bảo nguồn cung cấp vaccine cho người dân.
Trong số này, có 20,15% vaccine đến từ cơ chế chia sẻ vaccine trên toàn cầu COVAX và phần còn lại là được các nước viện trợ và cung cấp miễn phí. Tính đến cuối tháng 12/2021, nước này đã tiêm được hơn 270 triệu liều vaccine, đứng thứ 5 trên thế giới sau Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ và Brazil.
Cũng theo Ngoại trưởng Retno, thách thức tiếp theo là đạt mục tiêu tiêm chủng đầy đủ cho 70% dân số vào giữa năm 2022. Trong năm nay, ngoại giao y tế sẽ tiếp tục là một trong những ưu tiên của Indonesia, bao gồm tăng cường cơ sở hạ tầng y tế, cả về năng lực sản xuất thuốc và vaccine. Chính phủ Indonesia đã đặt mục tiêu có thể tự sản xuất vaccine và trở thành trung tâm sản xuất vaccine trong khu vực. Việc phát triển mạng lưới nghiên cứu và sản xuất vaccine cũng sẽ tiếp tục được khuyến khích, bao gồm cả thông qua Liên minh Đổi mới Sáng tạo Sẵn sàng cho Dịch bệnh (CEPI).
Mũi vaccine tăng cường giúp làm tăng kháng thể để phòng ngừa Omicron Các chuyên gia thuộc Đại học Minnesota (Mỹ) khẳng định tiêm mũi tăng cường sẽ hỗ trợ ngăn chặn nguy cơ bệnh nặng hơn nếu nhiễm biến thể Omicron. Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 của hãng dược Moderna cho người dân tại Los Angeles, California, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN Trang 9news.com.au ngày 5/1 dẫn lời nhà nghiên cứu về virus tại...