Mỹ mua 4.900 tên lửa JASSM-ER khiến Nga “lạnh gáy”
Với JASSM-ER, các máy bay của Mỹ có thể phóng tên lửa ngoài tầm tác chiến hệ thống phòng không S-400 Nga.
Theo truyền thông Mỹ, Không quân Mỹ ngày 15/12/2014 đã phê chuẩn việc đưa thiết kế tên lửa JASSM-ER của Công ty Lockheed Martin vào giai đoạn sản xuất với số lượng lớn (con số được dự đoán là 4.900 quả).
Năm 2013, tên lửa hành trình JASSM-ER đã hoàn thành bay thử nghiệm IOT&E do Không quân Mỹ chủ trì. Trong giai đoạn bay thử nghiệm IOT&E, tỷ lệ thành công của dự án này đạt 95%, tên lửa này đã thành công 20 lần trong số 21 lần thử nghiệm.
Giám đốc dự án hệ thống tấn công tầm xa điều khiển hỏa lực và tên lửa của công ty Lockheed Martin, ông Jason Dani cho biết, phê chuẩn quyết định đưa tên lửa JASSM-ER vào giai đoạn sản xuất với số lượng lớn, cho thấy lãnh đạo Không quân Mỹ rất tin tưởng vào tên lửa này. Tên lửa JASSM-ER có thể cung cấp khả năng tấn công ban ngày đầu tiên và lần đầu tiên cho máy bay chiến đấu trong môi trường chống can thiệp/ngăn chặn khu vực.
Tên lửa JASSM được trưng bày tại triển lãm.
AGM-158B JASSM-ER là biến thể nâng cấp lớn từ hệ thống tên lửa hành trình tấn công tầm xa AGM-158 JASSM được đưa vào sản xuất từ năm 1998. Nó được dùng để tấn công các mục tiêu quan trọng như sở chỉ huy, kho tàng chiến lược nằm sâu dưới lòng đất và được xây dựng kiên cố.
So với JASSM, bản ER được trang bị động cơ hiệu quả hơn cùng bình nhiên liệu lớn, sải cánh to hơn cho tầm bắn gấp 2,5 lần so với JASSM. Đảm bảo cho máy bay mang phóng có thể phóng ra JASSM-ER từ khoảng cách an toàn trước cả hệ thống S-400của Nga.
JASSM-ER có khả năng triển khai trên máy bay ném bom chiến lược B-1B, B-52H và tiêm kích F-15E, F-16. Tương lai, nó có thể được tích hợp trên cả F-35, F/A-18.
Video đang HOT
Bằng Hữu
Theo_Kiến Thức
Sức mạnh của tiêm kích cánh cụp cánh xòe Nga khiến Mỹ e ngại
Máy bay ném bom chiến lược Su- 24 của Nga với tổ hợp gây nhiễu tiên tiến từng làm tê liệt hệ thống điều khiển chiến đấu hiện đại nhất Aegis của tàu chiến Mỹ Donald Cook.
Sukhoi Su-24 hay -24, có tên ký hiệu của NATO là Fencer - kiếm sĩ.
Hiện tại, tiêm kích đầu tiên của dòng Sukhoi 24 này đang nằm trong bảo tàng, nhưng những chiến công mà nó để lại thời Liên Xô cũ khiến nhiều người phải "lạnh gáy".
Su-24 được cải tiến nhiều lần và có các phiên bản nâng cấp khác nhau, các phiên bản này lại được NATO gọi với các tên khác nhau (dù trong trang bị của Liên Xô, chúng vẫn có cùng tên gọi như nhau).
Việc sản xuất Su-24 (tên ký hiệu của NATO là "Fencer-A") được bay lần đầu tiên vào tháng 12/1971, bắt đầu phục vụ vào năm 1974.
Một phiên bản nâng cấp phát triển được sử dụng rộng rãi là Su-24M (tên ký hiệu của NATO là "Fencer-D"), bắt đầu được sản xuất vào năm 1978. Su-24M được biên chế trong các đơn vị vào năm 1983. Trong ảnh là khoang điều khiến của tiêm kích Su-24.
2 phiên bản chuyên dụng khác là Su-24MR ("Fencer-E"- phiên bản trinh sát) và Su-24MP ("Fencer-F" - phiên bản thu thập ELINT), được phát triển từ Su-24M.
Su-24 được trang bị vũ khí gồm một pháo đơn bắn nhanh GSh-6-23 với 500 viên đạn, gắn ở dưới bụng.
Nó có 8 điểm treo vũ khí (2 dưới phần khớp quay cánh, 2 dưới cánh ngoài và 4 dưới thân máy bay) có thể mang các vũ khí hạt nhân khác nhau. 2 hoặc 4 tên lửa dẫn đường hồng ngoại R-60 (NATO gọi là AA-8 "Aphid") được mang để tấn công trên không.
Sukhoi Su-24 được thiết kế để không kích mục tiêu mặt đất và mục tiêu trên mặt nước, bao gồm cả tác chiến tầm thấp.
Su-24 có cánh ở nửa phía trên của thân, cánh của Su-24 có một đoạn nhỏ gắn cố định trên thân, còn phần cánh còn lại có thể chuyển động.
Phần cánh còn lại có thể di chuyển đên 4 góc khác nhau: 16 để cất cánh và hạ cánh, 35 và 45 cho bay tuần tiễu tại những độ cao khác nhau, và 69 cho tỷ lệ tối thiểu giữa cánh và diện tích cho sự lao tới ở độ cao thấp. Lực nâng cánh cao cung cấp một sự vững chắc ổn định khi bay và hạn chế tối đa các rung động khi có gió mạnh, nhưng theo báo cáo thì Su-24 có phần nào hơi khó bay.
Theo_Zing News
Nga phát triển loại vũ khí khiến kẻ thù "dựng tóc gáy" Máy bay ném bom chiến lược thế hệ mới nằm trong chương trình phát triển không lực tầm xa PAK-DA của Nga sẽ bay thử nghiệm lần đầu tiên vào năm 2019. Thông tin trên vừa được Giám đốc Tập đoàn Máy bay Thống nhất - Mikhail Pogosyan đưa ra hôm qua (11/11) tại Triển lãm Hàng không Quốc tế Trung Quốc 1014....