Mỹ mong đợi kế hoạch cụ thể của OPEC để đảm bảo nguồn cung dầu
Một quan chức cấp cao phụ trách vấn đề năng lượng của Mỹ ngày 17/7 cho biết các nhà sản xuất dầu thô lớn đều có công suất dự phòng và nhiều khả năng tăng nguồn cung sau chuyến thăm của Tổng thống Joe Biden tới Trung Đông,
Một cơ sở khai thác dầu mỏ ở Zubair, Iraq. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu trên được ông Amos Hochstein, cố vấn cấp cao của Bộ Ngoại giao Mỹ về an ninh năng lượng, đưa ra trong cuộc phỏng vấn với hãng tin CBS. Ông nói thêm rằng dựa trên những gì các quan chức đã nghe được trong chuyến đi, ông khá tự tin rằng các quốc gia sản xuất dầu chủ chốt sẽ đưa ra một vài động thái nữa trong những tuần tới.
Tuy nhiên, ông Hochstein không cho biết cụ thể quốc gia nào hoặc nhóm các quốc gia nào sẽ thúc đẩy sản xuất, hoặc sẽ tăng sản lượng thêm bao nhiêu.
Video đang HOT
Ông chỉ lưu ý Tổng thống Mỹ không chỉ thăm mỗi Saudi Arabia mà còn gặp gỡ các lãnh đạo của Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh (GCC) – bao gồm Bahrain, Kuwait, Oman, Qatar, Saudi Arabia và Các tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE). Vị quan chức từ chối tiết lộ có bao nhiêu công suất dự phòng ở Saudi Arabia, UAE và Kuwait… Nhưng ông khẳng định là các nước có thêm công suất dự phòng và có dư địa để tăng sản lượng.
Ngoài ra, ông Hochstein cũng dự kiến giá xăng Mỹ sẽ giảm thêm về mức 4 USD/gallon (3,78 lít), sau khi lần đầu tiên trong lịch sử vượt 5 USD/gallon vào đầu năm nay.
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đến thăm Saudi Arabia vào ngày 15/7 trong khuôn khổ chuyến công du đầu tiên của ông đến Trung Đông trên cương vị Tổng thống Mỹ. Ông chủ Nhà Trắng hy vọng trong chuyến đi sẽ đạt được một thỏa thuận về sản xuất dầu để giúp giảm giá xăng dầu, giữa lúc giá xăng tại Mỹ đã tăng lên mức cao nhất trong hơn 40 năm. Diễn biến này đang đẩy lạm phát tăng cao và làm giảm uy tín của Tổng thống Biden trong các cuộc thăm dò dư luận.
Tuy nhiên, ông Biden đã không có được sự đảm bảo rõ ràng về việc các nước Vùng Vịnh tăng sản lượng dầu. Ngoại trưởng Saudi Arabia cho biết cuộc họp thượng đỉnh Mỹ – Saudi Arabia hôm 16/7 không thảo luận về dầu mỏ. Ông cũng nói rằng Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nhà sản xuất lớn ngoài khối (OPEC ) sẽ tiếp tục đánh giá các điều kiện thị trường và đưa ra những hành động cần thiết.
OPEC , bao gồm cả Nga, sẽ nhóm họp vào ngày 3/8 tới.
Giá dầu thế giới đã tăng vọt lên mức cao nhất kể từ năm 2008 là trên 139 USD/thùng vào tháng Ba, sau khi Mỹ và châu Âu áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Nga liên quan đến tình hình Ukraine. Từ đó, giá dầu đã đi xuống nhưng vẫn ở quanh mức cao 100 USD/thùng.
Nguồn cung dầu từ Nga sang Hungary tăng hơn 40%
Kể từ đầu tháng 7, nguồn cung dầu qua đường ống của Nga đã tăng 2,3% lên 215.000 tấn mỗi ngày.
Đồng thời, khối lượng dầu của Nga vận chuyển bằng đường biển giảm 3% xuống còn 386.600 tấn mỗi ngày.
Ảnh minh họa
Từ ngày 1/7 đến ngày 14/7, xuất khẩu dầu của Nga sang các nước ngoài CIS giảm 0,9% xuống còn 676.600 tấn mỗi ngày, trong khi nguồn cung cấp dầu qua đường ống cho Hungary tăng 41% và tăng hơn 7% - sang Trung Quốc, một nguồn tin thân cận với dữ liệu của Bộ phận tổ hợp Năng lượng Nhiên liệu điều phối trung ương (CDU TEK).
Theo nguồn tin này, kể từ đầu tháng 7, nguồn cung dầu qua đường ống của Nga đã tăng 2,3% lên 215.000 tấn mỗi ngày. Đồng thời, khối lượng dầu của Nga vận chuyển bằng đường biển giảm 3% xuống còn 386.600 tấn mỗi ngày. Khối lượng dầu xuất khẩu quá cảnh hàng hải tăng 8,7% lên 29,900 tấn mỗi ngày.
Khối lượng dầu xuất khẩu qua đường ống sang Hungary tăng gần một nửa - 41% lên 20.700 tấn mỗi ngày. Lượng dầu giao đến Trung Quốc tăng 7,4% lên 113.600 tấn mỗi ngày. Nga cũng tăng nhẹ khối lượng dầu xuất khẩu trung bình hằng ngày qua đường ống sang Slovakia - 3,8% lên 8.100 tấn và Cộng hòa Séc - 2% lên 9.800 tấn.
Trong khi đó, kể từ đầu tháng 7 khối lượng dầu giao từ Nga sang Đức đã giảm 19% xuống còn 31.900 tấn/ngày, đến Ba Lan - giảm 5,8% xuống còn 30.800 tấn/ngày.
Nga lên kế hoạch lập sàn giao dịch dầu quốc gia để đáp trả phương Tây Nga có kế hoạch thiết lập tiêu chuẩn dầu quốc gia riêng nhằm nỗ lực vô hiệu hóa các lệnh trừng phạt của phương Tây và tránh khả năng phương Tây áp dụng mức trần giá với dầu của mình. Toàn cảnh cơ sở lọc dầu ở giếng dầu Vankorskoye thuộc vùng Krasnoyarsk, Nga. Ảnh: Reuters/TTXVN Theo Bloomberg, các quan chức Nga cho...