Mỹ mở rộng trừng phạt Triều Tiên nhắm vào Nga và Trung Quốc
Mỹ đã gia hạn lệnh trừng phạt chống lại CHDCND Triều Tiên, thêm vào danh sách một cá nhân và ba pháp nhân, theo một tuyên bố được Kho bạc Mỹ công bố.
Lệnh trừng phạt mới với Triều Tiên liên quan đến các công ty Nga và Trung Quốc. Ảnh Reuters
Vasily Kolchanov, liên quan tới công ty Profinet LLC cũng đã được đưa vào danh sách chế tài. Ngoài ra, các biện pháp hạn chế đã được thực hiện đối với công ty Trung Quốc Dalian Sun Moon Star International Logistics Thương mại CO, cũng như SINSMS PTE. LTD, có trụ sở tại Singapore.
Vào đầu tháng 8.2018, Mỹ trong khuôn khổ biện pháp chống lại CHDCND Triều Tiên, đã áp dụng các hạn chế đối với ngân hàng Agrosoyuz của Nga. Bộ Tài chính Mỹ giải thích rằng ngân hàng đã vi phạm chế độ trừng phạt ở CHDCND Triều Tiên và có mối quan hệ lâu dài với Triều Tiên. Cũng trong danh sách là công ty Trung Quốc Dandong Zhongsheng Industry & Trade và công ty Triều Tiên Korea Ungum Corporation.
Trong một tuyên bố trên trang web của mình, Kho bạc Mỹ nói rằng lệnh trừng phạt nhắm vào những người tham gia vào việc tạo điều kiện cho các lô hàng bất hợp pháp thay mặt cho Triều Tiên và nói rằng động thái này là một phần trong cam kết của Mỹ ngăn chặn dòng tài chính cho các chương trình WMD bất hợp pháp của Triều Tiên và hoạt động theo quyết định của Hội đồng Bảo an LHQ.
Tuyên bố nói rằng các chiến thuật mà các thực thể được đề cập đã bị cấm theo luật pháp Mỹ và tất cả các lĩnh vực của ngành vận tải biển đều có trách nhiệm tuân thủ.
Đầu tháng này, Liên Hợp Quốc đã đưa ra một báo cáo tuyên bố rằng Bình Nhưỡng đã không dừng các chương trình hạt nhân và tên lửa của mình và đã thách thức các nghị quyết của Hội đồng Bảo an thông qua sự gia tăng lớn trong việc chuyển giao các sản phẩm dầu mỏ bất hợp pháp, cũng như thông qua chuyển giao than trên biển trong năm 2018 .
Video đang HOT
Một ngày sau đó, Mỹ đệ trình kiến nghị với Hội đồng Bảo an cho một loạt các biện pháp trừng phạt quốc tế mới chống lại đất nước. Bộ Ngoại giao Triều Tiên cáo buộc Washington cố gắng áp dụng áp lực quốc tế vào Bình Nhưỡng.
Theo Danviet
Giới đầu tư Trung Quốc đón đầu cơ hội tại Triều Tiên
Các nhà đầu tư Trung Quốc đã tìm cách đón đầu các cơ hội kinh doanh tiềm năng tại Triều Tiên trước khi các lệnh trừng phạt quốc tế nhằm vào Bình Nhưỡng được dỡ bỏ.
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un thị sát một xưởng đóng tàu tại Triều Tiên (Ảnh: Reuters)
Mặc dù quan hệ thương mại với Triều Tiên phần lớn vẫn đang bị cấm do các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc áp đặt lên Bình Nhưỡng chưa được dỡ bỏ, song các thương nhân Trung Quốc cho biết họ vẫn đang tìm kiếm các cơ hội đầu tư tại quốc gia láng giềng.
Một doanh nhân Trung Quốc nói rằng ông đã tiến hành các cuộc đàm phán tại Triều Tiên trong vài tháng gần đây với mong muốn có thể giành được các hợp đồng khai thác khoáng sản tiềm năng. Doanh nhân Trung Quốc dự kiến sẽ chi khoảng 10 triệu Nhân dân tệ (1,46 triệu USD) để đầu tư trang thiết bị khai thác mỏ, đồng thời cho biết mối quan hệ nồng ấm gần đây giữa Bình Nhưỡng với Bắc Kinh và Washington là động lực chính cho quyết định đầu tư tại Triều Tiên của ông.
"Triều Tiên có tài nguyên khoáng sản giàu có và giá cả hiện vẫn ở mức tương đối thấp do các lệnh cấm xuất khẩu khoáng sản. Quy trình phê duyệt (dự án) tại Triều Tiên không phức tạp như ở Trung Quốc và chúng tôi cũng không phải trả phí môi trường ngay lập tức", doanh nhân Trung Quốc cho biết.
Tuy vậy theo doanh nhân này, câu hỏi khi nào các lệnh trừng phạt Triều Tiên được dỡ bỏ vẫn là mối lo ngại lớn nhất đối với ông và các nhà đầu tư Trung Quốc khác.
"Chừng nào các lệnh trừng phạt vẫn còn hiệu lực, sẽ khó có thể xuất khẩu các sản phẩm sang Trung Quốc và tôi cũng không thể kiếm được một đồng nào", doanh nhân Trung Quốc nói.
Các nhà đầu tư Trung Quốc là những người đầu tiên bắt đầu khám phá các cơ hội kinh doanh tiềm năng tại Triều Tiên. Các cố vấn chính trị tại Hunchun, một thị trấn giáp biên ở tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc, hồi tháng 3 đã kêu gọi chính quyền địa phương tăng cường các nỗ lực để thành lập một dự án chung tại Đặc khu kinh tế Rason của Triều Tiên, từ đó thúc đẩy hoạt động thương mại giữa hai nước.
Được thành lập từ năm 1991, đặc khu kinh tế Rason nằm gần biên giới Trung Quốc và Nga là một trong những đặc khu kinh tế sớm nhất tại Triều Tiên. Đặc khu này được thiết kế để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Triều Tiên thông qua các dự án đầu tư nước ngoài, mà chủ yếu là từ các nước láng giềng.
Tuy vậy đặc khu này phát triển chậm chạp kể từ năm 2013 sau khi xuất hiện thông tin ông Jang Song-thaek, chú của nhà lãnh đạo Kim Jong-un, bị xử tử vì "bán đất của đặc khu Rason cho nước ngoài".
Cơ hội cho các nhà đầu tư nước ngoài
Chủ tịch Tập Cận Bình đón nhà lãnh đạo Kim Jong-un tại thành phố Đại Liên, Trung Quốc hồi tháng 5 (Ảnh: KCNA)
Từ năm 2011, đặc khu Rason là nơi tổ chức hội chợ thương mại quốc tế - một trong những hội chợ lớn nhất tại Triều Tiên. Tại hội chợ, các doanh nghiệp đang hoạt động tại đặc khu Rason và các khu vực khác tại Triều Tiên cùng các doanh nghiệp nước ngoài, chủ yếu từ Trung Quốc, sẽ trưng bày và giới thiệu các sản phẩm của mình.
Theo Michael Spavor, giám đốc hãng tư vấn Paektu chuyên kết nối và tư vấn về hoạt động kinh doanh liên quan tới Triều Tiên, hội chợ thương mại năm nay dự kiến sẽ đông nhất từ trước đến nay.
"Chúng tôi dự đoán số người tới hội chợ thương mại Rason năm nay sẽ gấp 6 lần so với năm ngoái. Nếu một số lệnh trừng phạt được dỡ bỏ, các công ty Trung Quốc chắc chắn sẽ là những công ty đầu tiên triển khai các dự án đầu tư mới cũng như các cơ hội thương mại", ông Spavor cho biết.
Hồi tháng 5, hàng trăm doanh nghiệp Trung Quốc đã tham gia hội chợ thương mại quốc tế mùa Xuân Bình Nhưỡng để thảo luận các cơ hội hợp tác với các doanh nghiệp Triều Tiên trong các lĩnh vực nông nghiệp, điện tử, máy móc, xây dựng, thực phẩm, nhu yếu phẩm và tưới tiêu. Là một trong số những sự kiện quốc tế lớn nhất tại Triều Tiên, hội chợ thương mại Bình Nhưỡng năm nay thu hút sự tham gia của 260 công ty từ 15 quốc gia, trong đó các doanh nghiệp Trung Quốc chiếm 70%.
Là đồng minh duy nhất và là đối tác thương mại lớn nhất của Triều Tiên, Trung Quốc từ lâu đã ủng hộ các chương trình phát triển kinh tế của Bình Nhưỡng nhằm nâng cao điều kiện sống của người dân. Hợp tác kinh tế cũng được ưu tiên trong chương trình nghị sự của các cuộc gặp gần đây giữa nhà lãnh đạo Kim Jong-un và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Tuy vậy theo Michael Kovrig, nhà tư vấn cấp cao tại Nhóm Khủng hoảng Quốc tế, việc đầu tư vào Triều Tiên, nơi hệ thống kinh tế dễ bị tổn thương, vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro.
"Môi trường kinh doanh chưa phát triển đầy đủ của Triều Tiên, mức độ can thiệp chính trị cao và thiếu cơ sở hạ tầng khiến nước này trở thành một nơi rủi ro khi đầu tư và cũng không dễ dàng cho hoạt động thương mại. Ngay cả khi các lệnh trừng phạt được dỡ bỏ nhằm cho phép các hình thức thương mại hoặc đầu tư mới, nhưng nếu không có sự hỗ trợ của nhà nước, rất ít doanh nghiệp nước ngoài sẵn sàng đối mặt với rủi ro", Michael Kovrig nhận định.
Trong một động thái khiến cộng đồng quốc tế bất ngờ, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un hồi tháng 4 tuyên bố Bình Nhưỡng sẽ chuyển từ chính sách phát triển hạt nhân và tên lửa sang chính sách phát triển kinh tế do nước này đã hoàn tất các chương trình vũ khí.
Thành Đạt
Theo Dantri/SCMP
Nga - Mỹ lời qua tiếng lại vì Triều Tiên Trong khi Mỹ cáo buộc Nga vi phạm các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc khi cấp giấy phép mới cho hàng nghìn lao động Triều Tiên, Moscow đã lên tiếng phủ nhận thông tin này. Người lao động Triều Tiên làm việc tại công trường xây dựng ở Mông Cổ (Ảnh: AFP) Chính quyền Mỹ ngày 3/8 đã áp lệnh trừng...