Mỹ mở lại Đại sứ quán tại Cuba: Khó có thể bình thường hóa quan hệ hoàn toàn
Lễ thượng cờ tại Đại sứ quán Mỹ ở thủ đô La Havana, Cuba sau 54 năm “đóng băng” quan hệ đã diễn ra hôm 14/8, song việc có thể bình thường hóa quan hệ hoàn toàn giữa hai nước hay không vẫn đang là điều gây tranh cãi.
Hôm qua 14/8, ngoại trưởng Mỹ Jonh Kerry đã đến thăm Cuba và dự lễ thượng cờ tại Đại sứ quán Mỹ ở thủ đô La Havana.
Tại buổi lễ, ông Jonh Kerry phát biểu bằng cả tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha: “Cảm ơn các bạn đã tham gia cùng chúng tôi trong thời điểm lịch sử này. Lá cờ chuẩn bị được nâng lên tượng trưng cho việc khôi phục lại quan hệ ngoại giao giữa Mỹ và Cuba sau 54 năm.”
Chuyến thăm của ông Jonh Kerry đánh dấu sự kết thúc cho một trong những vết tích cuối cùng của Chiến tranh Lạnh. Tuy nhiên, phía sau nghi thức và sự phô trương, vẫn còn đó những dấu hiệu của sự mất lòng tin kéo dài suốt hơn nửa thế kỷ thù địch về ngoại giao.
Hôm 13/8, truyền thông quốc gia Cuba đã đưa tin về một bài viết của ông Fidel Castro nhân dịp sinh nhật lần thứ 89 của ông, trong đó ông không hề nhắc đến việc khôi phục lại quan hệ giữa Cuba và Mỹ. Thay vào đó, ông Fidel Castro bày tỏ sự tức giận về những thiệt hại vì lệnh cấm vận Mỹ đã gây ra cho Cuba cũng như kỷ niệm ngày Mỹ thả bom nguyên tử xuống hai thành phố của Nhật Bản.
Những lời nói của nhà lãnh đạo cách mạng Cuba thể hiện sự đối lập với Mỹ không phải là bất ngờ. Tuy vậy điều này cũng nhấn mạnh cuộc chơi căng thẳng lâu dài khi Washington và Havana bình thường hóa mối quan hệ lạnh nhạt đã kéo dài hàng thập kỷ.
Thậm chí, chuyến thăm ngắn ngủi của ông Jonh Kerry cũng phản ánh tính phức tạp của việc mở ra một chương mới trong quan hệ giữa Mỹ và Cuba. Đi cùng với ông còn có một số nhà lập pháp Mỹ là những người ủng hộ bình thường hóa quan hệ ngoại giao với quốc đảo này và một số người Mỹ gốc Cuba.
Hình ảnh lễ thượng cờ Mỹ tại Đại sứ quán ở Cuba.
Những người đối lập không được mời dự lễ thượng cờ Mỹ tại Cuba
Tuy nhiên, những người đối lập chống lại ông Fidel Castro không có mặt tại buổi lễ tại Đại sứ quán Mỹ đánh dấu sự phục hồi các mối quan hệ. Thay vào đó, ông Jonh Kerry sẽ gặp gỡ những người này và các nhà hoạt động xã hội về quyền con người ở một buổi lễ thượng cờ khác tại dinh thự của trưởng Phái bộ Hoa Kỳ cùng với các doanh nhân, nhà báo và nghệ sĩ.
Thượng nghị sĩ Marco Rubio Florida, con trai của một người Cuba nhập cư, đã lên án quyết định này trong một bài phát biểu về chính sách ngoại giao ở New York sáng 14/8.
Video đang HOT
Ông Rubio nói: “Những người Cuba đối lập đã không được mời đến lễ thượng cờ chính thức hôm nay tại Đại sứ quán Mỹ ở Havana. Đây là biểu tượng của sự lạc hậu trong việc thay đổi chính sách này. Những người Cuba này đã chiến đấu trong nhiều thập kỷ cho các nguyên tắc dân chủ thực sự mà Tổng thống Obama tuyên bố sẽ nhượng bộ thông qua. Việc loại họ khỏi sự kiện này sẽ dẫn đến những cuộc biểu tình tuyên truyền cho chế độ Castro.”.
Thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ Bob Menendez của Bang New Jersey, cũng là con trai của một người Cuba nhập cư cho rằng việc Cuba ngăn cản những người đối lập đến buổi lễ là “đáng xấu hổ” và lá cờ Mỹ không nên bay trên một đất nước không coi trọng tự do.
Menendez cho biết trong một tuyên bố: “Một lá cờ đại diện cho tự do và quyền tự quyết sẽ được treo lên lên ngày hôm nay tại một quốc gia được cai trị bởi một chế độ hà khắc, phủ nhận sự dân chủ và quyền cơ bản của con người. Đây là hiện thân của một chính sách ngoan cố tưởng thưởng cho sự tàn bạo của chế độ Castro mà người dân Cuba phải trả giá bằng quyền con người về tự do trong phát biểu và độc lập”.
Ông Jeb Bush, cựu Thống đốc bang Florida gọi sự mở cửa của Đại sứ quán một “ngày buồn” trong một cuộc phỏng vấn hôm 14/8 với CNN. Theo đó, ông Bush nói: “Đó là một ngày buồn đối với tôi bởi vì chúng ta đã không đạt được bất cứ điều gì, không có tự do, những người đối lập đã không được mời, thậm chí không có sự thay đổi nào trong chế độ, họ (chính phủ Cuba) kiểm soát nền kinh tế. Các lá cờ Mỹ được treo lên nhưng không có thay đổi đối với nhân dân Cuba, đó là một ngày buồn đối với tôi “.
Trái lại, Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Jeff Flake của Bang Arizona, người đã tham gia phái đoàn Mỹ cùng với ông Kerry, hoan nghênh Đại sứ quán mở cửa trở lại. Ông nói: “Hoa Kỳ có thể làm nhiều hơn để bảo vệ và phục vụ các công dân Mỹ ở Cuba và khuyến khích một tương lai tốt đẹp hơn cho nhân dân Cuba với sự hiện diện của Đại sứ quán chúng tôi ở Havana”.
Các quan chức Mỹ đã không để ý đến thực tế là những người đối lập chỉ được mời đến tham dự buổi lễ thứ hai, được ghi nhận là một “thiếu sót” tại lễ thượng cờ Đại sứ quán Mỹ, mà họ gọi là một “cuộc vận động giữa hai chính phủ”. Điều này phản ánh sự quan tâm đến những vấn đề nhạy cảm của chế độ.
Khi Ngoại trưởng Cuba Bruno Eduardo Rodriguez đến thăm Washington để mở lại Đại sứ quán Cuba vào tháng 7/2015, ông nhấn mạnh sự bất đồng vẫn tồn tại. Khi đứng bên ông Kerry tại Bộ Ngoại giao Mỹ trong tháng trước, ông Rodriguez nói rõ việc bình thường hóa hoàn toàn quan hệ giữa Hoa Kỳ và Cuba là không thể nếu như vẫn còn sự phong tỏa.
Tổng thống Barack Obama đã nới lỏng một số hạn chế đi lại và kinh doanh, nhưng chỉ Quốc hội mới có thể dỡ bỏ cấm vận đã tồn tại 53 năm. Việc này khó xảy ra với Đảng Cộng hòa khi họ đang kiểm soát cả hai viện vào cuối nhiệm kỳ của ông.
Bà Julia Sweig, một chuyên gia Mỹ La-tinh bày tỏ mong mỏi tại bài nói mở đầu trong một cuộc tranh luận về chính sách với Cuba của Washington: “Sự khởi đầu này phải được tiếp tục trong vòng 16 tháng tới, khi Tổng thống còn tại vị, nếu ông có thể để củng cố những gì đã được thực hiện bằng cách sử dụng quyền lực của mình để mở ra cơ hội mới cho du lịch, thương mại và đầu tư. Chính phủ Cuba cũng cần phải làm như vậy. Điều này có thể trung hòa sự phản đối vẫn còn trong Quốc hội và khiến cho tổng thống kế tiếp, nếu là một người của Đảng Cộng hòa, không thể hủy bỏ.”
Có một số lĩnh vực khác mà việc quản lý đã vượt qua giới hạn. Lấy du lịch làm một ví dụ. Trong khi chỉ có Quốc hội mới có thể chính thức gỡ bỏ cấm vận về du lịch, Bộ Tài chính đã xem xét quan điểm tự do về “du lịch” khi họ cấp giấy phép du lịch đến Cuba. Công ty mẹ của Carnival, Princess và một số tuyến tàu biển khác có kế hoạch khởi động tham quan quốc đảo bằng tàu. Các công ty du lịch khác đang cung cấp các gói kỳ nghỉ tới Cuba cho người Mỹ dưới danh nghĩa các cuộc “trải nghiệm văn hóa”.
Bà Sweig cho biết có những lĩnh vực kinh doanh khác cũng có thể được hưởng lợi từ cách làm tương tự. Các quan chức chính quyền cấp cao cho biết họ đang xem xét những gì Tổng thống có thể làm nhiều hơn để ủng hộ nhân dân và các nhà doanh nghiệp Cuba đồng thời cũng cho biết Tổng thống sẽ thận trọng về việc đi quá xa, quá nhanh.
Không có kế hoạch hủy bỏ cấm vận
Theo các quan chức, khi gỡ bỏ cấm vận ở một số ngành (y tế, nông nghiệp, viễn thông và thông tin), Tổng thống đã tính toán rằng việc này có thể được biện minh là nằm trong quyền hành pháp của Tổng thống nhờ tính nhân đạo và cho phép mở cửa Cuba với thế giới bên ngoài. Tuy nhiên, theo họ, ông Obama sẽ không thực hiện một cuộc vận động trong Quốc hội để hủy bỏ cấm vận, điều mà các nhà lập pháp đảng Cộng hòa phản đối các chính sách mới đã buộc tội ông.
Một quan chức cấp cao cho rằng: “Đây là những lĩnh vực chúng tôi nghĩ rằng có thể giúp cải thiện đời sống của người dân trung lưu Cuba dù cho chúng mang lại một số lợi ích cho một chính phủ đối lập với chúng ta. Chúng tôi đang tạo ra ngoại lệ cho các lệnh cấm vận nhưng vẫn giữ tiền đề của nó. Việc chúng ta có bán những mặt hàng cơ bản cho Cuba hay không là một vấn đề khác thuộc về điểm chính của một luật mà Quốc hội thông qua.”.
Hoa Kỳ cũng đang mong chờ chính phủ Cuba thực hiện các bước để cải thiện các mối quan hệ. Họ hy vọng sẽ thuyết phục được chính phủ Cuba dẫn độ một số tội phạm người Mỹ hiện đang ẩn náu tại đây, như Joanne Chesimard – thường được biết dưới cái tên Assata Shakur, và William Guillermo Morales.
Ông Castro đã trợ cấp cho Chesimard, một kẻ giết người bị FBI truy nã đang tị nạn chính trị ở Cuba. Cô này đã trú thân ở Cuba từ khi trốn thoát khỏi từ một nhà tù ở Bang New Jersey năm 1979 khi đang chịu án chung thân. Morales, một thành viên của một phong trào chiến binh ly khai Puerto Rico, đã đặt một quả bom tại một căn cứ quân sự ở New York và phải đối mặt với 89 năm tù. Ông này đã trốn thoát khỏi sự giam giữ của cảnh sát khi đang ở một bệnh viện tại New York.
Washington cũng muốn giải quyết tranh chấp tài sản cho người dân Mỹ ở Cuba khi hai nước cắt đứt quan hệ.
Ngoài ra, Mỹ muốn tăng cường hợp tác với Cuba, mặc dù khiêm tốn, trong các lĩnh vực như chống buôn bán ma túy, di cư, môi trường và sức khỏe toàn cầu. Hiện nay, các nhà ngoại giao Mỹ được tự do đi lại trên đảo, các quan chức hi vọng rằng họ sẽ hiểu rõ hơn về nhu cầu của nhân dân Cuba cũng như cách mà Hoa Kỳ có thể giúp đỡ.
Tuy nhiên, có lẽ nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến việc làm nóng lên mỗi quan hệ giữa 2 nước là người dân Mỹ và Cuba. Các quan chức cho rằng sự gia tăng người Mỹ tới Cuba du lịch là tích cực, cũng là lần đầu tiên người dân Cuba tương tác với người Mỹ thường xuyên trong hơn 50 năm qua.
Một quan chức Cuba nói “Họ đã nhìn chúng tôi bằng con mắt thân thiện hơn. Người Mỹ đang có một cái nhìn tinh tế hơn về Cuba thay vì chỉ biết đến xì gà, cocktail mojito và xe hơi cũ.”
PHƯƠNG PHƯƠNG (Theo CNN)
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Tương lai bất định của người Cuba nhập cư tại Mỹ
Trong khi Mỹ và Cuba vừa mở cửa đại sứ quán, khôi phục hoàn toàn quan hệ ngoại giao sau hơn 5 thập niên, hàng ngàn người Cuba nhập cư đang đối mặt với tương lai mịt mù và nguy cơ phải rời khỏi nước Mỹ.
Người nhập cư kêu gọi Tổng thống Obama ngừng trục xuất họ - Ảnh: Reuters
Khoảng 25.000 người Cuba sống tại Mỹ đang có nguy cơ phải nhận lệnh trục xuất, tờ Star Tribune ngày 18.7 dẫn thông tin từ Cục thực thi luật nhập cư và hải quan Mỹ (ICE).
Làn sóng di dân từ Cuba sang Mỹ bắt đầu khi Chủ tịch Cuba Fidel Castro cho phép bất kỳ ai muốn rời khỏi đất nước đều được ra đi. Có khoảng 125.000 người Cuba đã lên đường từ tháng 4 đến tháng 10.1980. Năm 1984, Mỹ ra lệnh trục xuất 2.746 người và đã có 1.999 người đã được trả về Cuba.
ICE là cơ quan chịu trách nhiệm tìm kiếm và trục xuất những người nhập cư bất hợp pháp cùng những người có lệnh trục xuất tại Mỹ. Hiện có khoảng 25.000 người bị coi là ưu tiên trục xuất vì có hồ sơ phạm tội, theo ICE.
Những người này đang đối mặt với tương lai bất định khi chính quyền Cuba không cho phép quay về nước. Trước đây, việc trục xuất người nhập cư về lại Cuba rất phức tạp vì 2 nước thiếu quan hệ ngoại giao, và chính quyền Cuba quyết định không cấp giấy tờ di trú cho hầu hết người nhập cư đang chịu lệnh trục xuất, vì vậy một số người thuộc diện "ưu tiên bị trục xuất" vẫn chưa bị trả về Cuba. Sau khi Washington và Havana bình thường hóa quan hệ ngoại giao, nếu chính quyền Cuba chấp nhận thì số lượng người nhập cư bị trục xuất khỏi Mỹ và phải quay về Cuba có thể sẽ tăng cao, theo ông Marc Rosenblum thuộc Trung tâm chính sách Di cư (Mỹ).
Bà Sisi, 50 tuổi, cùng gia đình từ Cuba chuyển đến thành phố Miami, bang Florida (Mỹ) từ năm 4 tuổi, là một trong những người đang lo lắng cho số phận mình. Chồng bà từng tham gia buôn bán cocain tại Mỹ. Sau đóbản thân bà cũng dính vào đường dây này và ngồi tù 2,5 năm. Năm 2000, bà Sisi nhận lệnh trục xuất từ cơ quan nhập cư vì bản án trên.
Ông Elias, 71 tuổi, chuyển đến Mỹ vào năm 1961 và từng bị kết án 2 tội liên quan đến ma túy. Các thành viên khác trong gia đình ông cũng sang Mỹ sau khi người cha phải ngồi tù 10 năm ở Cuba vì tội chống đối nhà nước. Ông Elias giờ đây đang đối mặt với nguy cơ bị trục xuất và nếu quay về Cuba, ông sẽ phải sống đơn độc.
"Tôi sẽ đến một đất nước mới. Tôi không quen ai ở Cuba. Cả gia đình tôi đang ở đây (Mỹ)", ông Elias nói.
Luật sư Grisel Ybarra của bà Sisi cho rằng tương lai của cộng đồng người Cuba tại Mỹ đang rất bấp bênh vì chưa rõ việc hàn gắn quan hệ Mỹ - Cuba sẽ ảnh hưởng đến người nhập cư như thế nào. "Mọi người tại Miami giờ đây đang run như cầy sấy. Họ rất lo lắng", bà Ybarra cho rằng Mỹ và Cuba mặc dù còn nhiều khác biệt nhưng 2 nước đang cùng đứng trên con thuyền.
Chừng nào Mỹ và Cuba chưa thống nhất được các chính sách liên quan đến người nhập cư, những người Cuba sống tại Mỹ vẫn phải ngày đêm thấp thỏm với tương lai bất định.
Bảo Vinh
Theo Thanhnien
Mỹ thượng cờ tại Đại sứ quán ở Cuba sau 54 năm Lúc 10 giờ 40 phút sáng ngày 14.8 (21 giờ 40 giờ Việt Nam), Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã chủ trì lễ thượng cờ Mỹ tại Đại sứ quán Mỹ ở Havana, Cuba, đặt cột mốc lịch sử cho việc hai nước bình thường hóa quan hệ. Ngoại trưởng John Kerry (trên bục) chủ trì lễ thượng cờ Mỹ tại Đại sứ...