Mỹ mở lại đại sứ quán tại Ai Cập dù bạo lực bùng phát
Sau 2 tuần đóng cửa, đại sứ quán Mỹ tại Ai Cập hôm qua đã mở cửa trở lại trong lúc thứ trưởng ngoại giao Mỹ hội đàm với lãnh đạo chính quyền mới. Trong khi đó trên đường phố, bạo lực giữa người biểu tình và cảnh sát lại bùng phát.
Trước đó đại sứ quán của Mỹ tại Cairo đã phải đóng cửa sau khi biểu tình và bạo lực bùng phát tại khu vực quảng trường Tahrir, một địa điểm có tính biểu tượng của những người chống đối chính quyền tại Ai Cập và cũng rất gần đại sứ quán Mỹ.
Người biểu tình xô xát với cảnh sát tại Cairo
Trong những tuần gần đây, khu quảng trường này lại trở thành nơi tụ tập biểu tình ngồi của những người ủng hộ Tổng thống bị lật đổ Mohammed Morsi.
Tuy nhiên từ sáng sớm qua căng thẳng bắt đầu bùng phát giữa lúc thứ trưởng ngoại giao Mỹ William Burns đang có chuyến công du Ai Cập và chuẩn bị gặp gỡ các lãnh đạo của chính phủ chuyển tiếp, quân đội, lãnh đạo các phe phái chính trị cùng các tổ chức dân sự.
Chuyến thăm kéo dài 2 ngày của ông Burns sẽ “khẳng định sự ủng hộ của Mỹ đối với người dân Ai Cập, kêu gọi chấm dứt hoàn tòan bạo lực và ủng hộ một quá trình chuyển tiếp dẫn tới sự hình thành một chính phủ dân sự được bầu cử dân chủ gồm nhiều đảng phái”, thông báo của Bộ ngoại giao Mỹ trước đó cho biết.
Tuy vậy, theo thông tin mới nhất từ BBC, đến nay ông Burns mới chỉ hội đàm với các nhà lãnh đạo lâm thời của Ai Cập, trong khi bị các phe phái chủ chốt khác, trong đó có phong trào Anh em Hồi giáo của ông Morsi từ chối tiếp xúc.
Giữa lúc đó, bạo lực trên đường phố Cairo đã bất ngờ bùng phát khi cảnh sát dùng hơi cay để đẩy lùi người biểu tình và bị đáp lại bằng gạch đá. Đụng đổ xảy ra một tuần sau khi hơn 50 người ủng hộ ông Morsi thiệt mạng trong trận chiến với các binh sỹ bên ngoài doanh trại Lực lượng vệ binh cộng hòa, nơi ông Morsi được cho là đang bị giam giữ.
Video đang HOT
Tâm lý chống Mỹ
Bạo loạn ngày thứ Hai nổ ra sau khi hàng trăm người biểu tình giận dữ phong tỏa cây cầu 6/10. Cây cầu sau đó được lưu thông trở lại mà không có thông tin về thương vong.
Ông Burns (trái) gặp gỡ Tổng thống lâm thời của Ai Cập
Trước đó, một đám đông những người ủng hộ ông Morsi cũng tuần hành bên ngoài đền thờ Hồi giáo Rabaa al-Adawiya, nơi họ đã liên tục tụ tập để yêu cầu phục chức cho ông Morsi.
“Hãy ra đây, Sisi”, một số người hét tên của người đứng đầu các lực lượng vũ trang Ai Cập, tướng Abdel Fattah al-Sisi, người chỉ đạo vụ lật đổ ông Morsi.
Trong khi đó, các quan chức cho biết những kẻ tình nghi là phiến quân Hồi giáo đã tấn công một chiếc xe buýt chở công nhân tới một nhà máy xi măng ở phía Bắc Sinai, khiến 3 người thiệt mạng và 14 người bị thương.
Ông William Burns đã gặp gỡ Tổng thống lâm thời Adly Mansour, thủ tướng Hazem al-Beblawi và tướng al-Sisi. Quan chức cấp cao nhất của Washington tới Cairo sau cuộc chính biến đã miêu tả những sự kiện trên là “cơ hội thứ hai để hiện thực hóa cam kết của cách mạng”, vốn đã lật đổ chế độ độc tài của cựu Tổng thống Hosni Mubarak năm 2011.
Ông Burns cũng kêu gọi quân đội tránh “bất kỳ đợt bắt bớ có động cơ chính trị nào”, và rằng Mỹ vẫn giữ nguyên cam kết với một Ai Cập “ổn định, dân chủ, đa đảng phái và khoan dung”. Nhưng ông khẳng định Mỹ “không tới đây để thuyết giảng bất kỳ ai. Chúng tôi sẽ không tìm cách áp đặt mô hình của mình với Ai Cập”.
Bình luận của phái viên Mỹ được đưa ra giữa lúc các phóng viên cho biết, tâm lý chống Mỹ đang ngày càng lan rộng giữa những người Ai Cập ở cả hai phe chính trị.
Dù có kế hoạch gặp gỡ nhiều lãnh đạo các đảng phải, các nhóm xã hội và doanh nhân, nhưng ông Burns đã bị đảng Salafi al-Nour, một đảng có tư tưởng cực kỳ bảo thủ từ chối. Phong trào Tamarod (nổi loạn), những người khơi mào cho các biểu tình chống ông Morsi cũng cho biết đã từ chối lời mời gặp ông Burns. Phong trào Anh em Hồi giáo cũng tuyên bố không có kế hoạch gặp vị thứ trưởng ngoại giao Mỹ.
Theo dantri
Ai Cập có thủ tướng mới, đón 8 tỷ USD viện trợ
Tổng thống tạm quyền của Ai Cập hôm qua đã chính thức công bố lộ trình bầu cử cùng việc bổ nhiệm thủ tướng mới, ông Hazem el-Beblawi. Trong khi phe đối lập phản đối quyết liệt, các nước vùng Vịnh lại thể hiện sự ủng hộ bằng khoản viện trợ 8 tỷ USD.
Theo sắc lệnh hiến pháp được Tổng thống tạm quyền Mansour công bố trong tối muộn ngày thứ Hai, một ủy ban sẽ được thành lập trong vòng 15 ngày tới để sửa đổi bản hiến pháp do những người Hồi giáo dự thảo và đã bị quân đội đình chỉ .
Những người biểu tình ủng hộ ông Morsi tiếp tục xuống đường tại Cairo
Bản dự thảo hiến pháp mới sẽ được đưa ra trưng cầu ý dân trong vòng 4 tháng sau đó để dọn đường cho việc bầu cử quốc hội, dự kiến diễn ra sau đó 2 tháng. Sau khi quốc hội mới được hình thành, cơ quan này sẽ có một tuần để ấn định các cuộc bầu cử Tổng thống mới.
Ngay khi sắc lệnh hiến pháp trên được ban bố, theo BBC, liên minh đối lập chính tại Ai Cập đã lên tiếng phản đối. Mặt trận cứu quốc (NSF) đã yêu cầu phải có nhiều thay đổi và tham vấn hơn.
"Mặt trận cứu quốc tuyên bố phản đối sắc lệnh hiến pháp" liên minh này tuyên bố. NSF cho biết họ không được tham vấn trước khi tài liệu có ý nghĩa thiết yếu đối với quá trình chuyển tiếp chính trị tại Ai Cập được công bố.
Phong trào Anh em Hồi giáo ủng hộ Tổng thống bị phế truất Mohammed Morsi và phong trào Tamarod đều bác bỏ sắc lệnh trên. Đáng chú ý là Tamarod chính là những người từng lãnh đạo các cuộc biểu tình lật đổ ông Morsi. Phong trào này cho biết họ không hề được tham vấn về kế hoạch bầu cử và yêu cầu Tổng thống tạm quyền phải đối thoại.
Đáp lại mọi sự phản đối, các lực lượng vũ trang Ai Cập đã cảnh báo rằng các phe phái chính trị không được phép trì hoãn thời gian biểu nhanh chóng đầy tham vọng để chuẩn bị cho các cuộc bầu cử trong năm tới.
Theo hãng tin AP, thông điệp rõ ràng này cho thấy quân đội Ai Cập đang dẫn dắt một cách mạnh mẽ tiến trình chuyển tiếp này.
Ông Hazem el-Beblawi - Thủ tướng tạm quyền của Ai Cập
Cũng trong ngày hôm qua, Tổng thống tạm quyền Mansour đã bổ nhiệm nhà kinh tế học Hazem el-Beblawi làm thủ tướng tạm quyền. Trong khi đó ông Mohamed ElBaradei, người được xem là ứng cử viên hàng đầu cho chức Thủ tướng, được bổ nhiệm làm phó Tổng thống.
Ông el-Beblawi, 76 tuổi, từng là Bộ trưởng tài chính trong một trong những nội các đầu tiên sau khi cựu Tổng thống Hosni Mubarak bị lật đổ. Đến tháng 10/2011, ông tuyên bố từ chức để phản đối việc 26 người biểu tình, chủ yếu là người Công giáo, bị các lực lượng an ninh sát hại. Là nhà kinh tế học được đào tạo tại Pháp, ông cũng từng giảng dạy tại nhiều trường đại học ở Ai Cập và có 6 năm phục vụ cho Ủy ban kinh tế xã hội Tây Á của Liên Hợp Quốc.
Phát biểu sau khi được bổ nhiệm, ông el-Beblawi cam kết sẽ dành nhiều vị trí trong nội các cho các thành viên của phong trào Anh em Hồi giáo. Tuy vậy đề nghị này ngay lập tức bị Mohamed Kamal, một thành viên cao cấp trong cánh chính trị của phong trào này, đảng Tự do và Công lý bác bỏ.
Giữa lúc tình hình còn đang rối ren, chính phủ Ai Cập đã nhận được sự hậu thuẫn lớn và rất kịp thời từ các đồng minh vùng Vịnh. Ả rập xê út và Các tiểu vương quốc A rập thống nhất, những nước vẫn phản đối phòng trào Anh em Hồi giáo của ông Morsi, đã công bố cam kết hỗ trợ 8 tỷ USD dưới dạng viện trợ, cho vay và cung cấp dầu, khí đốt.
Theo Dantri
Ai Cập: 15 người ủng hộ cựu Tổng thống Morsi bị bắn chết Sáng sớm nay, ít nhất 15 người đã thiệt mạng trong một vụ nổ súng tại thủ đô Cairo của Ai Cập, giữa lúc những vụ biểu tình liên quan đến vị tổng thống bị phế truất Mohammed Morsi lên cao. Quân đội và phe ủng hộ ông Mosi đang đổ lỗi cho nhau. Nhiều người biểu tình đòi khôi phục chức vụ...