Mỹ mở cửa trở lại một số địa điểm nổi tiếng
Một số địa điểm nổi tiếng của Mỹ, trong đó có tượng Nữ thần Tự do, sẽ chính thức được mở cửa trở lại từ ngày 12/10 theo giờ Mỹ (12 giờ trưa ngày 13/10 ở Việt Nam).
Tượng nữ thần Tự do sẽ mở cửa đón khách trở lại từ ngày 12/10.
Những địa điểm được mở trở lại bao gồm các công viên quốc gia và khu danh thắng ở bang New York và Arizona.
Theo tính toán của giới chức liên bang và bang New York, mọi chi phí hoạt động cho việc mở cửa trở lại tượng Nữ thần Tự do sẽ lên tới 600.000 USD/ngày và do chính quyền bang chi trả.
Video đang HOT
Thống đốc bang New York, Andrew Cuomo, nói rằng việc đóng cửa tượng Nữ thần Tự do ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế và ngành du lịch của địa phương.
Bang Arizona cũng đồng ý trả tiền để mở cửa lại Công viên quốc gia Grand Canyon.
Tuy nhiên, giới chức các bang vẫn tiếp tục kêu gọi sớm tìm ra giải pháp cho bế tắc tài chính hiện này và nói rằng chính quyền bang không thể chi tiền trong một thời gian dài.
Tất cả các công viên quốc gia và một số cơ quan chính phủ Mỹ đã bị đóng cửa từ hôm 1/10 khi chính phủ liên bang phải ngừng hoạt động một phần do không có kinh phí hoạt động. Dù thời gian đóng cửa đã kéo dài gần hết 2 tuần song mâu thuẫn giữa hai đảng Dân chủ và Cộng hòa vẫn chưa có dấu hiệu sẽ được hạ nhiệt trong nay mai.
Trong diễn biến mới nhất, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã chính thức phản đối kế hoạch kéo dài thời hạn vay nợ cho chính phủ do đảng Cộng hòa đề xuất, đưa bế tắc giữa hai đảng xung quanh vấn đề ngân sách tiếp tục bước sang ngày thứ 12.
Trong bài phát biểu hàng tuần của mình, Tổng thống Obama nhận định việc kéo dài trần vay nợ thêm 1-2 tháng không phải là một hành động khôn ngoan bởi sẽ đẩy thời điểm hết hạn vay nợ vào đúng mùa mua sắm lễ hội của người Mỹ. Theo ông, tác động của trần nợ sẽ không chỉ tác động mạnh tới thị trường tài chính mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến người dân khi gây khó khăn cho họ trong việc vay tiền.
Theo luật định ở Mỹ, đến thời điểm ngày 17/10, nếu lưỡng viện Quốc hội không thể nhất trí về việc nâng trần nợ công lên quá 16.700 tỷ USD thì nước Mỹ sẽ lần đầu tiên rơi vào tình trạng vỡ nợ về mặt kỹ thuật, được dự báo sẽ đẩy nền kinh tế số 1 thế giới vào thảm họa chưa từng có.
Vũ Anh
Theo Dantri
"Ăn xin" quyên tiền cho công chức chính phủ Mỹ
Trên thùng tiền, có tấm bảng với dòng chữ: "nếu bạn bị mất việc hay đang gặp khó khăn, đừng ngại, hãy lấy tiền ở đây. Còn nếu không, bạn có thể đóng góp để chung tay giúp đỡ những người cơ nhỡ".
Chỉ một ngày sau khi giám đốc điều hành Starbuck Howard Shultz viết thư kêu gọi các nhà lãnh đạo doanh nghiệp lên tiếng phản đối việc quốc hội đóng cửa chính phủ vào ngày 1/10 vừa qua, CNBC đã đưa tin một cửa hàng Starbucks tại thủ đô D.C đang tích cực gom tiền mặt để hỗ trợ những người bị "nghỉ phép" vô thời hạn do chính phủ đóng cửa.
Lãnh đạo chuỗi nhà hàng nổi tiếng thế giới trước đó đã bày tỏ quan điểm thất vọng khi cho rằng, việc đóng cửa chính phủ là một quyết định vô trách nhiệm, làm ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội. Ông khẳng định, việc làm cao cả của cộng đồng doanh nghiệp là giải quyết cuộc khủng hoảng niềm tin vốn đã rất mong manh của người dân hiện nay.
"Nếu bạn bị mất việc hay đang gặp khó khăn, đừng ngại, hãy lấy tiền ở đây. Còn nếu không, bạn có thể đóng góp để chung tay giúp đỡ những người cơ nhỡ".
Starbucks không phải là doanh nghiệp duy nhất tìm cách giúp đỡ các nhân viên nhà nước gặp khó khăn trong thời gian nhạy cảm vừa qua. Câu lạc bộ thể thao Town Sports cũng tạo điều kiện để những người này tiếp cận miễn phí với dịch vụ của họ. Trong khi đó, một số quán bar và nhà hàng tại thủ đô cũng áp dụng chương trình giảm giá cho người lao động mất việc.
Trên thùng tiền, có tấm bảng với dòng chữ: "nếu bạn bị mất việc hay đang gặp khó khăn, đừng ngại, hãy lấy tiền ở đây. Còn nếu không, bạn có thể đóng góp để chung tay giúp đỡ những người cơ nhỡ"
Theo Dantri
CP Mỹ đóng cửa: Đảng Cộng hòa bắt đầu nhượng bộ Đảng Cộng hòa kiểm soát Hạ viện Mỹ đã có những dấu hiệu nhượng bộ để đưa nước Mỹ thoát khỏi nguy cơ phá sản. Ngày 9/10, cuộc khủng hoảng ngân sách khiến chính phủ Mỹ tê liệt gần 2 tuần nay đã bắt đầu có dấu hiệu hạ nhiệt sau khi đảng Cộng hòa hâm nóng lại ý tưởng tăng giới hạn...