Mỹ mở cầu hàng không “chưa từng thấy” vận chuyển hàng triệu khẩu trang từ TQ
Đối mặt với tình thế khẩn cấp khi thiếu nghiêm trọng vật tư y tế trong cuộc chiến với Covid-19, Mỹ đã nỗ lực mở một đường hàng không vận chuyển liên tục vật tư y tế thiết yếu từ Trung Quốc sang nhằm “chữa cháy” cho những bệnh viện.
Mới đây, một máy bay vận tải cỡ lớn đã đáp xuống sân bay John F. Kennedy ( New York) mang theo hàng tấn găng tay, khẩu trang và đồ bảo hộ để phân phối cho các bang đang chịu ảnh hưởng nặng bởi dịch Covid-19 tại Mỹ như New York, New Jersey và Connecticut.
Chuyển bay đầu tiên trong dự án 20 chuyến bay kéo dài liên tục trong 30 ngày được tài trợ bởi Cơ quan quản lý các trường hợp khẩn cấp liên bang Mỹ đã hạ cánh, mang theo 130.000 khẩu trang N95, 1,7 triệu khẩu trang y tế, 50.000 đồ bảo hộ, hơn 10,3 triệu găng tay y tế và hơn 70.000 máy đo thân nhiệt.
Chuyến bay nằm trong dự án mở cầu hàng không giữa các công ty tư nhân phân phối thiết bị y tế ở Mỹ, chính phủ Mỹ với các nhà cung ứng thiết bị hàng đầu thế giới, chủ yếu là Trung Quốc, ngoài ra còn có cả sự tham gia của Việt Nam, Malaysia.
Máy bay chở lô hàng vật tư y tế của Trung Quốc hạ cánh tại châu Phi (ảnh: Reuters)
Mục tiêu của dự án là giảm thời gian vận chuyển thiết bị y tế được mua bởi các công ty tư nhân tại Mỹ như McKesson Corp, Cardinal, Owens & Minor, Medline and Henry Schein về nước bằng cách sử dụng máy bay, thay vì tàu biển như thông thường.
Đại diện của các công ty nói trên đã tham dự một cuộc họp tại Nhà Trắng vào hôm 29.3 do Tổng thống Mỹ – ông Donald Trump, chủ trì và quyết định thành lập kế hoạch vận tải khổng lồ này.
Mục tiêu của kế hoạch cầu hàng không là đẩy nhanh tốc độ nhập khẩu các vật tư y tế quan trọng mà Mỹ cần trong nỗ lực kéo dài 30 ngày để cung ứng những thiết bị cần thiết nhất cho cuộc chiến chống Covid-19.
Việc các chuyến bay được sử dụng để vật tải một cách liên tục sẽ rất tốn kém nhưng tốc độ sẽ nhanh hơn rất nhiều việc dùng tàu biển thông thường.
Một lô hàng vật tư y tế tại New York (ảnh: AP)
“Theo chỉ đạo của Tổng thống Trump, chúng tôi đã thành lập một dự án phối hợp công tư chưa từng có để đảm bảo một số lượng lớn khẩu trang, thiết bị y tế sẽ có mặt ngay lập tức để đáp ứng nhu cầu của các nhân viên trên tuyến đầu chống dịch và phục vụ người dân”, Jared Kushner – cố vấn Nhà Trắng và cũng là con rể của ông Trump, phát biểu.
Ngoài những bang chịu ảnh hưởng lớn bởi dịch bệnh, những chuyến hàng tiếp theo sẽ phân phối vật tư y tế đến các viện dưỡng lão và những khu vực có nguy cơ chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 trên toàn nước Mỹ.
Video đang HOT
Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:
- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.
- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.
- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.
- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 19003228 và 19009095.
Hàng không đình trệ, các hãng cuống cuồng tìm chỗ đáp 20.000 máy bay
Khi hàng không toàn cầu bị đình trệ vì Covid-19, các hãng hàng không phải vật lộn tìm chỗ đỗ cho hơn 20.000 máy bay với chi phí rất đắt đỏ.
Trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát làm tê liệt ngành hàng không, thế giới có khoảng 20.000 máy bay hoạt động luân phiên trên bầu trời khắp hành tinh. Hệ thống không được thiết kế cho số lượng lớn máy bay đó ở bất kỳ nơi nào khác ngoài bầu trời, nơi duy nhất tạo ra doanh thu cho các hãng hàng không.
Tuy nhiên, khi các hãng hàng không trên thế giới buộc phải dừng bay vì đại dịch, nó làm phát sinh một vấn đề hóc búa, đó là bãi đỗ cho các máy bay. Chi phí đỗ máy bay vốn rất đắt đỏ. Các sân bay lớn ở châu Âu có thể thu tới 285 USD/giờ, CNN cho biết.
20.000 máy bay tìm bãi đỗ
Đầu tháng này, âm nhạc đã tắt trong nhiều quán bar, vũ trường với những lệnh phong tỏa đột ngột trên khắp thế giới. Tiếng gầm rú của động cơ máy bay ở những sân bay cũng nhanh chóng bị tắt, tạo nên sự im lặng kỳ lạ.
Một số hãng hàng không còn hoạt động, trừ những chuyến bay thực sự cần thiết. Việc giảm mạnh các chuyến bay xuyên Đại Tây Dương vào giữa tháng 3 đã khởi động một phản ứng dây chuyền đối với các máy bay.
Delta Air Lines đã dừng vận hành 70% đội bay khoảng 600 tàu bay của hãng. "Chúng tôi sẽ tăng tốc nghỉ hưu các máy bay cũ như MD-88/90 và một số Boeing 767", Ed Bastian, Giám đốc hàng không của Delta nói.
Các hãng hàng không đang quay cuồng với chỗ đỗ và bảo trì hàng nghìn máy bay của họ. Ảnh: Getty.
Qantas của Australia đã dừng bay 150 máy bay, bao gồm Airbus A380, Boeing 747 và Boeing 787. Hãng cho biết đang thảo luận với các sân bay và chính phủ về việc tìm bãi đỗ cho máy bay.
Tại Đức, tập đoàn Lufthansa đang giảm tới 90% chuyến bay đường dài trong giai đoạn từ 29/3-24/4. Hãng thông báo tổng cộng 23.000 chuyến bay chặng ngắn, trung bình và dài đã bị hủy bỏ.
Hãng hàng không giá rẻ Ryanair dự kiến giảm tới 80% công suất ghế trong tháng 4 và tháng 5. Hãng thừa nhận trong một tuyên bố rằng không loại trừ khả năng dừng bay toàn bộ máy bay.
Khi nhiều hãng hàng không dừng bay, những chiếc máy bay đó sẽ được cất giữ ở đâu?
Để đảm bảo máy bay được lưu trữ đúng cách cho phép chúng hoạt động trở lại khi vận tải hàng không được nối lại, cần có quy trình bảo quản đúng cách. Điều này liên quan đến việc xả hết chất lỏng, che phủ cửa hút không khí và ống xả của động cơ, che chắn các dụng cụ bên ngoài như ống pitot, che cửa sổ, lốp máy bay, cùng một số công việc khác dành riêng cho từng loại máy bay.
Chi phí 10-25 USD/ngày
Chi phí bảo quản máy bay trong thời gian dừng bay là vấn đề nan giải đối với các hãng hàng không. Pinal County Airpark, một đơn vị quản lý sân bay ở Catalina Foothills, bang Arizona, chuyên cung cấp dịch vụ lưu trữ và bảo dưỡng máy bay, cho biết chi phí tùy thuộc vào các hãng muốn bảo quản máy bay của họ ở mức độ nào.
Jim Petty, giám đốc phát triển kinh doanh của công ty cho biết, nếu khách hàng muốn bảo quản máy bay trong thời gian nhất định và sẵn sàng tái sử dụng, họ phải chịu chi phí cao hơn.
Nếu các hãng chỉ thuê chỗ đỗ máy bay mà không kèm theo bảo quản, chi phí sẽ giảm. Thông thường, đơn vị quản lý sân bay sẽ cho các công ty lưu trữ thuê đất, sau đó cung cấp dịch vụ bảo quản máy bay cho khách hàng.
Khu vực bang Arizona của Mỹ là địa điểm lý tưởng để lưu trữ và bao quản máy bay. Ảnh: Getty.
Ông Petty nói với CNN rằng, mức phí trung bình cho việc đỗ máy bay tại sân đỗ mà công ty ông đang quản lý được phân loại theo trọng lượng của máy bay. Chi phí khoảng 56 USD/tháng đối với máy bay nặng từ 5 đến 11 tấn, 300 USD/tháng cho máy bay nặng từ 45 đến 90 tấn.
Tuy nhiên, ông cho biết thêm, mức giá mà sân bay tính cho mỗi máy bay có thể thấp hơn so với mức giá của các công bảo quản máy bay, vì chưa bao gồm các dịch vụ gia tăng.
Ở bang New Mexico, Trung tâm hàng không quốc tế Roswell đang bổ sung thêm 300 hécta bãi đỗ với đường nhựa vào diện tích hơn 1.600 ha hiện có đủ chỗ để chứa khoảng 800 máy bay.
Mark Bleth, giám đốc trung tâm nói: "Chúng tôi đang làm việc với các công ty địa phương để xử lý hơn 200 máy bay đang đỗ tại đây để tái định vị nhằm tận dụng tối đa không gian của trung tâm".
Chi phí lưu trữ từ 10-25 USD/ngày tùy thuộc vào kích thước và trọng lượng của máy bay. Giá này đã được đặt ra 10 năm trước và dự kiến sẽ được xem xét lại. Tuy nhiên, giám đốc Bleth nhấn mạnh sẽ không tính thêm chi phí bổ sung cho các hãng và sẽ giữ mức giá này cho đến khi đại dịch Covid-19 kết thúc.
Dùng đường băng làm sân đỗ
Tại sân bay Copenhagen ở Đan Mạch, họ đã đưa ra một giải pháp khác để tạo sân đỗ cho máy bay. 2 trong số 3 đường băng của sân bay đã dừng hoạt động để làm bãi đỗ cho máy bay. Dan Meincke, giám đốc giao thông tại sân bay nói với CNN, kế hoạch hiện tại của họ hy vọng có thể lưu trữ 60 máy bay trên 2 đường băng tạm dừng hoạt động, 80 máy bay khác sẽ đỗ ở bãi đỗ sẵn có của sân bay.
Hà Lan dùng đường băng dừng hoạt động làm bãi đỗ cho máy bay. Ảnh: Getty.
"Kế hoạch của chúng tôi được thiết kế cho phép các hãng hàng không linh hoạt nhất có thể trong việc lấy một máy bay khi cần thiết để bay hoặc bảo trì. Tính linh hoạt này làm giảm khả năng lưu trữ, nhưng nếu các hãng yêu cầu nhiều chỗ đỗ hơn, chúng tôi có thể thay đổi chương trình", giám đốc Meincke nói.
Việc bảo quản máy bay trong thời điểm hiện tại là thách thức trên toàn thế giới, bao gồm châu Á - Thái Bình Dương. Tom Vincent, cựu phó chủ tịch Deutsche Bank, đã thành lập một kho lưu trữ máy bay hơn một thâp kỷ trước tại Alice Springs, Australia, đang mở rộng công suất từ 30 lên 70 máy bay.
"Điều kiện khí hậu lý tưởng để bảo quản máy bay là độ ẩm không khí phải rất thấp. Lưu trữ máy bay trong điều kiện độ ẩm cao như ở châu Á là một thách thức lớn. Tốc độ ăn mòn khung máy bay và động cơ sẽ diễn ra rất nhanh", ông Vincent nói.
Ông Vincent cho biết thêm thách thức đối với các hãng hàng không là họ không thể biết máy bay của họ sẽ dừng bay trong bao lâu để có kế hoạch lưu trữ phù hợp. Ẩn số lớn nhất lúc này là sẽ mất bao lâu cho đến khi các hạn chế du lịch được gỡ bỏ và các hãng hàng không có thể bay trở lại.
Covid-19 đã giáng một đòn mạnh vào kinh tế của mọi người, đồng nghĩa với việc nhu cầu bay của người dân có thể mất nhiều thời gian để lấy lại lưu lượng vận chuyển như trước đại dịch.
Dịch COVID-19: Đức lập "cầu hàng không", Italy kêu gọi dân đoàn kết Hãng Lufthansa sẽ dùng mọi khả năng để đảm bảo cung ứng hàng hóa cho người dân Đức tiếp tục được duy trì bằng đường hàng không, Australia khuyến cáo công dân sớm về nước, Italy kêu gọi dân đoàn kết. Người dân xếp hàng bên ngoài một siêu thị ở Milan, Italy, trong bối cảnh dịch COVID-19 lan rộng. (Ảnh: THX/TTXVN) Ban...