Mỹ miễn trừ trừng phạt liên quan tới thỏa thuận hạt nhân Iran
Mỹ có kế hoạch cho phép các công ty Nga, Trung Quốc và châu Âu tiếp tục hoạt động tại các cơ sở hạt nhân của Iran nhằm khiến Tehran khó phát triển vũ khí hạt nhân hơn.
Kỹ thuật viên Iran kiểm tra các thiết bị tại cơ sở làm giàu urani Isfahan, cách thủ đô Tehran 420km về phía nam. Ảnh: AFP/TTXVN
Hai nguồn thạo tin ngày 31/10 cho biết chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ ban hành lệnh miễn trừ các biện pháp trừng phạt vốn cấm các công ty không thuộc Mỹ giao dịch với Tổ chức Năng lượng nguyên tử Iran (AEOI).
Việc khôi phục lệnh miễn trừ trừng phạt này sẽ cho phép hoạt động không phổ biến vũ khí hạt nhân tiếp tục diễn ra tại lò phản ứng nghiên cứu nước nặng Arak và nhà máy làm giàu nhiên liệu Fordow do AEOI quản lý.
Tuy nhiên, điều này có thể cũng báo hiệu rằng Washington đang để ngỏ cánh cửa cho đàm phán ngoại giao với Iran.
Theo thỏa thuận hạt nhân ký năm 2015 giữa Iran và Nhóm P5 1 (gồm 5 nước thành viên thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc và Đức), Tehran hạn chế chương trình hạt nhân để đổi lấy việc bãi bỏ các biện pháp trừng phạt của phương Tây.
Video đang HOT
Các cường quốc cam kết giúp Iran phát triển năng lượng hạt nhân dân sự, đồng thời Tehran cam kết xây dựng lại lò phản ứng nước nặng tại Arak để tiến hành các nghiên cứu hạt nhân phục vụ mục đích hòa bình, theo đó Iran đã phá hủy lõi lò phản ứng này.
Căng thẳng giữa Iran và Mỹ leo thang kể từ ngày 8/5/2018 khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân lịch sử trên và áp đặt trở lại các biện pháp trừng phạt Iran./.
Theo Phan An/TTXVN
Iran từng bước "kết liễu" thỏa thuận JCPOA
Người đứng đầu Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) Cornel Feruta ngày 8-9 đã đến Tehran để hội đàm cấp cao với các quan chức Iran.
Chuyến thăm của cơ quan giám sát nguyên tử của LHQ diễn ra một ngày sau khi Iran tuyên bố các bước đi mới nhất trong việc giảm các cam kết đối với Kế hoạch Hành động Chung Toàn diện (JCPOA), thỏa thuận hạt nhân mà nước Cộng hòa Hồi giáo đã ký với các cường quốc thế giới hồi năm 2015.
Người phát ngôn Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Iran Behrouz Kamalvandi nêu chi tiết các động thái hạt nhân mới nhất của Tehran tại cuộc họp báo ở Tehran hôm 7-9. Ảnh: AFP
Ông Feruta đã gặp gỡ người đứng đầu Cơ quan Năng lượng nguyên tử Iran Ali Akbar Salehi, Ngoại trưởng Mohammad Javad Zarif và Thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia Tối cao Iran Ali Shamkhani. IAEA cho biết, chuyến thăm này là một phần trong "các tương tác đang diễn ra" với Tehran, bao gồm việc "xác minh và giám sát Kế hoạch hành động toàn diện chung (JCPOA) ở Iran". Phát biểu sau cuộc gặp ông Feruta tại thủ đô Tehran, ông Salehi nêu rõ: "Thật đáng tiếc, các bên Châu Âu đã không thực hiện những cam kết của họ... thỏa thuận này không phải là đường một chiều và vì vậy chúng tôi sẽ hành động như đã làm từ trước đến giờ bằng cách giảm dần những cam kết".
Khởi động giai đoạn 3
Cơ quan Năng lượng nguyên tử Iran hôm 7-9 cho biết đã khởi động 20 máy ly tâm tiên tiến IR-4 và 20 IR-6 để tăng cường kho dự trữ uranium đã làm giàu, giai đoạn 3 của tiến trình giảm cam kết hạt nhân.
Trong cuộc họp báo ở Tehran, người phát ngôn Cơ quan Năng lượng nguyên tử Iran Behrouz Kamalvandi cho biết: "Chúng tôi đã bắt đầu dỡ bỏ những hạn chế mà thỏa thuận hạt nhân áp đặt với chương trình nghiên cứu và phát triển. Điều này sẽ thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của các máy ly tâm. Các máy ly tâm, một khi chúng tham gia vào quá trình nghiên cứu và phát triển, sẽ giúp tăng kho dự trữ uranium. Công suất của các máy này nhiều gấp nhiều lần so với các máy trước đó. Điều này đã bắt đầu từ hôm 6-9". Cơ quan này cũng cảnh báo họ có khả năng làm giàu uranium vượt mức 20% song chưa có kế hoạch thực hiện điều này ngay lập tức. "Kế hoạch của chúng tôi là nếu các bên khác hành động theo cam kết của mình, chúng tôi cũng sẽ quay lại với các cam kết của mình", ông Kamalvandi tuyên bố.
Theo thỏa thuận JCPOA ký năm 2015, Iran chỉ được phép làm giàu uranium bằng cách sử dụng máy ly tâm thế hệ đầu tiên IR-1. Văn kiện này quy định Iran chỉ được phép làm giàu uranium ở tỷ lệ 3,67%, thấp hơn nhiều so với mức 90% để chế tạo vũ khí hạt nhân và cũng thấp hơn mức 20% mà Iran đã thực hiện trước khi thỏa thuận được ký kết. Ngoài ra, Tehran được phép sản xuất uranium có tỷ lệ làm giàu thấp với khối lượng tối đa 300kg và lượng uranium dư thừa có thể được bán ra nước ngoài.
Tháng 5-2018, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố đơn phương rút khỏi thỏa thuận hạt nhân và áp đặt trở lại các biện pháp trừng phạt quốc gia Trung Đông này. Quan hệ giữa hai nước ngày càng xấu đi sau một loạt các động thái gây căng thẳng từ hai phía như vụ Iran và Mỹ tuyên bố bắn rơi máy bay không người lái của nhau. Sau đó, Tehran tuyên bố giảm bớt các cam kết trong thỏa thuận hạt nhân, trong đó có việc tăng giới hạn làm giàu uranium. Vào ngày 1-7, Iran cho biết họ đã tăng kho dự trữ uranium đã làm giàu lên vượt quá giới hạn 300 kg theo thỏa thuận. Và một tuần sau đó, Iran tuyên bố tăng mức làm giàu uranium lên 5%, vượt ngưỡng 3,67% được quy định trong JCPOA. Hành động trên được xem là bước thứ hai sau khi Iran tuyên bố ngừng một phần nghĩa vụ trong JCPOA vào ngày 8-5, đúng một năm sau khi Washington đơn phương rút khỏi thỏa thuận và tái áp đặt các lệnh trừng phạt lên Tehran.
Động thái mới nhất của Iran được đưa ra sau khi Tổng thống Hassan Rouhani hôm 3-9 thúc giục Châu Âu tăng tốc nỗ lực cứu vãn JCPOA, nếu không sẽ tiếp tục giảm bớt cam kết trong thỏa thuận.
Tiếp tục giám sát
Trong một phản ứng mới nhất, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm 6-9 cho rằng, việc Iran tiếp tục giảm cam kết hạt nhân là không thể chấp nhận và kêu gọi các nước Châu Âu chấm dứt hành vi theo kiểu "tống tiền" này của Iran.
Ngay lập tức, Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif bác bỏ những bình luận của ông Pompeo. Trong tuyên bố đăng trên Twitter, ông Zarif đã "chất vấn" Ngoại trưởng Pompeo về ý nghĩa thực sự của cụm từ "tống tiền" mà ông đã sử dụng để mô tả về các động thái của Iran. Theo ông Zarif, chính Mỹ mới là bên đã vi phạm thỏa thuận hạt nhân và áp đặt các biện pháp trừng phạt Iran nhằm buộc Tehran phải tuân thủ theo các điều kiện của Washington. Anh gọi động thái của Iran là "đặc biệt đáng thất vọng tại thời điểm chúng tôi và các đối tác Châu Âu và quốc tế đang nỗ lực để giảm căng thẳng". Liên minh Châu Âu (EU) hôm 6-9 đã bày tỏ "mối quan ngại lớn" đối với quyết định Tehran nhằm giảm bớt các cam kết hạt nhân. EU cho rằng, IAEA cần tăng cường giám sát các hoạt động hạt nhân của Iran.
Bất chấp quyết định giảm bớt thỏa thuận năm 2015, ông Kamalvandi cho biết Iran sẽ cho phép IAEA tiếp tục giám sát các cơ sở hạt nhân theo thỏa thuận năm 2015. "Về việc theo dõi và tiếp cận của IAEA để làm rõ các cam kết của Iran về tính minh bạch sẽ được tuân thủ như trước đây", người phát ngôn này nói.
Trong báo cáo mới nhất hôm 30-8, IAEA cho biết tiếp tục xác minh sự tuân thủ của Iran thông qua camera và kiểm tra tại chỗ, đồng thời yêu cầu "sự hợp tác đầy đủ và kịp thời của Iran". Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ John Bolton hôm 7-9 viết trên Twitter rằng, Mỹ và các quốc gia thành viên khác của IAEA muốn nhận được một báo cáo đầy đủ và sớm nhất.
AN BÌNH
Theo cand.com.vn
Iran : Lệnh trừng phạt của Mỹ khiến thương mại toàn cầu gặp nguy hiểm Đại diện ngoại giao Iran nói rằng các biện pháp trừng phạt và ép buộc bất hợp pháp của Mỹ gây nguy hiểm cho hệ thống thương mại quốc tế và thế giới cần phải lên tiếng trước "mối đe dọa chưa từng có" này. Tuyên bố trên được phó Đại sứ Iran tại Liên Hợp quốc Es'haq Al-e Habib đưa ra trong...