Mỹ may mắn thoát virus corona biến thể Anh, chuyên gia đang lo biến thể Ấn Độ
Dù ca nhiễm đã giảm so với hồi đầu năm nhưng dịch COVID-19 ở Mỹ chưa thể kết thúc một sớm một chiều. Các chuyên gia lo ngại biến thể virus corona sẽ làm đảo chiều thành công chống dịch thời gian qua của nước này.
Nhân viên y tế dọn dẹp một bệnh viện dã chiến ở California hồi tháng 2 khi số ca nhiễm ở bang này giảm – Ảnh: NYT
Ngày 29-12-2020, một lính vệ binh quốc gia Mỹ trở thành bệnh nhân COVID-19 đầu tiên nhiễm biến thể B.1.1.7 – biến thể đã tàn phá nước Anh và bắt đầu lây lan nhanh ở châu Âu. Đây là thời điểm không thể tệ hơn vì trùng với đợt bùng dịch sau lễ ở Mỹ, vắc xin thì gặp trở ngại trong khâu phân phối.
Ngay lúc đó, các nhà khoa học cảnh báo các biến thể virus corona mới – nhất là B.1.1.7 – có thể gây ra cơn sóng thần đánh sập hệ thống y tế của Mỹ.
Quả thật dịch sau đó bùng lên mạnh, cao điểm lên đến trên 300.000 ca/ngày vào tháng 1-2021, chỉ may là các bệnh viện chưa “sập” như dự báo.
Đến tháng 4-2021, tình hình bắt đầu cải thiện, số ca nhiễm ở Mỹ giảm rõ rệt và hiện ít hơn hồi tháng 1 khoảng 85%. Các chuyên gia chỉ ra hàng loạt yếu tố có lợi như giãn cách xã hội, thói quen đeo khẩu trang… và nhất là hai loại vắc xin hiệu quả cao của Pfizer và Moderna.
“Thành thật tôi nghĩ chúng ta đã may mắn. Chúng ta được vắc xin cứu” – Nathan Grubaugh, nhà dịch tễ học từ Đại học Yale, nhận xét trên báo New York Times .
Tuy vậy, ông Grubaugh và nhiều chuyên gia vẫn xem các biến thể virus corona là biến số gây nguy cơ trong những tháng sắp tới. Trong buổi điều trần trước Quốc hội tuần trước, bác sĩ Rochelle P. Walensky – giám đốc CDC Mỹ – cho biết biến thể B.1.1.7 đã chiếm 72% số ca nhiễm ở Mỹ.
“Không rõ điều gì đã giúp B.1.1.7 mạnh hơn các biến thể khác, rất khó để khẳng định vào thời điểm hiện tại. Chúng tôi cần nghiên cứu thêm để hiểu nhiều biến thể kết hợp lại có tác động ra sao” – nhà virus học Angela Rasmussen cho biết.
Một số chuyên gia thì cảm thấy bất an trước việc virus hoạt động trái với mọi dự báo.
“Tôi không thể gán hết cho sự thay đổi trong hành vi con người. Không hiểu tại sao chu kỳ của virus corona lại khiến nó yếu hơn vào giữa mùa đông? Điều này khiến tôi cảm thấy mình càng không biết gì về nó” – bà Sarah Cobey, nhà sinh vật học từ Đại học Chicago, nhận xét.
Video đang HOT
Nguồn cung vắc xin COVID-19 ở Mỹ hiện đã dư thừa đến mức người dân không cần phải lo thiếu. Vắc xin có thể giảm hiệu quả với các biến chủng Brazil hoặc Nam Phi, nhưng ít nhất nó ngăn được bệnh nặng ở tất cả các trường hợp.
Điều làm các chuyên gia lo là tình hình vẫn có thể xấu trở lại. Mỹ hiện vẫn ghi nhận trên dưới 30.000 ca nhiễm mỗi ngày, trong khi chỉ mới có khoảng 35% dân số tiêm đủ 2 liều vắc xin, miễn dịch ở nhóm này có thể bắt đầu yếu đi vào mùa đông cuối năm.
Một vấn đề khác là không ai biết được các biến thể mới xuất hiện trên thế giới, ví dụ biến thể kép B.1.617 ở Ấn Độ, sẽ ảnh hưởng ra sao. Hiện nó đã xuất hiện ở Mỹ nhưng còn đang lây ở mức độ thấp so với B.1.1.7.
“Đó là chưa nói đến những biến thể mới sẽ còn xuất hiện ở những nơi virus đang hoành hành. Quá trình tiến hóa của virus còn chưa kết thúc” – chuyên gia Cobey cảnh báo.
6 điều thú vị ít người biết về Nhà Trắng
Là nơi ở và làm việc của tổng thống Mỹ, Nhà Trắng là một trong những tòa nhà nổi tiếng nhất thế giới. Nhưng đằng sau vẻ ngoài tân cổ điển trang trọng, có nhiều chi tiết về Nhà Trắng lại được ít người biết đến.
Các nô lệ đã xây dựng Nhà Trắng?
Nhà Trắng được khởi công xây dựng từ năm 1792 và mất tới 8 năm mới hoàn thành. Có phải tòa nhà do các nô lệ xây dựng?
Chính phủ Mỹ không sở hữu nô lệ, nhưng đã trả tiền cho các chủ nô để thuê nô lệ xây dựng Nhà Trắng.
Theo Hiệp hội lịch sử Nhà Trắng, các ủy viên của Washington D.C ban đầu lên kế hoạch huy động các công nhân từ châu Âu cho việc xây dựng, nhưng lại có quá ít người. Cuối cùng, họ phải huy động thêm cả lao động tự do và nô lệ người Mỹ gốc Phi làm việc cùng với các lao động da trắng bản địa và các thợ thủ công cùng với một nhóm lao động châu Âu để xây dựng không chỉ nơi ở của tổng thống mà còn cả các tòa nhà chính phủ khác như Điện Capitol.
James Hoban, một kiến trúc sư người Ireland nhập cư do đích thân Tổng thống George Washington lựa chọn, đã thiết kế tòa nhà ban đầu. Sau khi người Anh phóng hỏa tòa nhà năm 1814, cũng chính Hoban đã chỉ đạo công việc khôi phục kiến trúc của tòa nhà.
Nhà Trắng nằm ở đâu?
Nhà Trắng nằm ở số 1600 Đại lộ Pennsylvania, thủ đô Washington D.C. Theo Đạo luật cư trú năm 1790, Tổng thống George Washington đã chọn lô đất gần 26 km2 ở bờ đông sông Potomac và gần toà nhà Capitol. Các công nhân xây dựng đặt nền móng của Nhà Trắng vào ngày 13/10/1792 và nền móng của Điện Capitol vào 18/8/1793.
Qua thời gian, Nhà Trắng đã nhiều lần được tu sửa, trong đó có cả việc mở rộng của Tổng thống Theodore Roosevelt vào năm 1902.
Năm 1948, sau khi các kỹ sư phát hiện tòa nhà không còn đủ chắc chắn để ở, Tổng thống Harry S. Truman đã yêu cầu gia cố bên trong và tổng kiểm tra toàn bộ kiến trúc cũng như nền móng của tòa nhà. Tổng thống Truman và gia đình ông sống ở Tòa nhà Blair bên kia đường trong quá trình tu sửa Nhà Trắng.
Tổng thống đầu tiên sống trong Nhà Trắng?
Măc dù George Washington là người lựa chọn địa điểm và kiến trúc, nhưng ông lại là Tổng thống duy nhất (cho tới nay) chưa bao giờ sống trong Nhà Trắng. John Adams mới là tổng thống đầu tiên sống trong Nhà Trắng vào năm 1800 khi việc xây dựng hoàn tất. Kể từ đó, các gia đình tổng thống đều sống tại 1600 Đại lộ Pennsylvania.
Hai tổng thống đã qua đời trong Nhà Trắng là William Henry Harrison năm 1841 và Zachary Taylor năm 1850 trong khi có 3 đệ nhất phu nhân qua đời tại đây là Letitia Tyler, Caroline Harrison và Ellen Wilson.
Có bao nhiêu phòng trong Nhà Trắng?
Trên diện tích hơn 5.000 mét vuông, Nhà Trắng với 6 tầng có tổng cộng 132 phòng (16 phòng là phòng khách gia đình) cùng với 35 nhà tắm. Theo trang web chính thức của Nhà Trắng, nơi đây có 28 lò sưởi, 8 cầu thang, 412 cửa ra vào và 147 cửa sổ. Khu bếp của Nhà Trắng được trang bị mọi thứ cần thiết để có thể phục vụ bữa tối đầy đủ cho 140 thực khách, hoặc món điểm tâm cho hơn 1.000 thực khách. Và khi được sơn mới mỗi 4-6 năm, cần tới 570 gallon (2.100 lít) để sơn kín phần mặt ngoài của Nhà Trắng.
Khu vực phía nam Nhà Trắng khoảng năm 1840. Ảnh: Getty
Khu vực Nhà Trắng cũng bao gồm một hồ bơi trong nhà hiện đã có mái che, được lắp đặt thời Franklin D. Roosevelt, và một hồ bơi ngoài trời được lắp đặt thời Gerald R. Ford. Các tiện ích khác trong khuôn viên Nhà Trắng có: sân tennis, sân chơi bowling một làn, rạp chiếu phim nhỏ, phòng trò chơi, đường chạy bộ và sân gôn nhỏ.
Có tin đồn về những căn phòng bí mật trong Nhà Trắng, nhưng theo Hiệp hội lịch sử Nhà Trắng, lối đi "bí mật" duy nhất là một hầm trú ẩn khẩn cấp được xây dựng dưới Cánh Đông từ thời Tổng thống Franklin Roosevelt, sau vụ đánh bom Trân Châu Cảng năm 1941.
Phó Tổng thống Dick Cheney đã sử dụng lối đi trong vụ tấn công khủng bố 11/9/2001.
Washington Post đưa tin, Tổng thống Donald Trump từng xuống hầm trú ấn trong một cuộc biểu tình năm 2020 bên ngoài Nhà Trắng. Theo tờ báo, có ít nhất 2 đường hầm tồn tại bên dưới Nhà Trắng: một đường hầm nối với Tòa nhà Bộ Tài chính, và đường hầm kia dẫn đến Bãi cỏ phía Nam.
Được gọi là Nhà Trắng từ khi nào?
Ban đầu Nhà Trắng được gọi là Dinh Tổng thống, Nhà Tổng thống, Phủ Tổng thống
Mặt ngoài bằng đá của tòa nhà lần đầu tiên được quét vôi trắng vào năm 1798 để chống bảo vệ nó khỏi nhiệt độ đóng băng. Theo Hiệp hội Lịch sử Nhà Trắng, biệt danh "Nhà Trắng" bắt đầu xuất hiện trên báo chí trước Chiến tranh năm 1812.
Năm 1901, Tổng thống Theodore Roosevelt chỉ định tên chính thức nơi ở của tổng thống Mỹ là Nhà Trắng.
Chuyện gì xảy ra ở Cánh Tây?
Cánh Tây được xây dựng năm 1902. Nơi đây trở thành khu văn phòng tổng thống Mỹ từ thời Theodore Roosevelt. Ngoài Phòng Bầu dục, khu Cánh Tây còn có Phòng Tình huống, Phòng Nội các, Phòng Roosevelt, phòng họp báo và các phòng khác.
Phòng họp chính trong khu vực Phòng tình huống. Ảnh: Getty
Phòng Bầu dục, là văn phòng làm việc của tổng thống kể từ thời Tổng thống William Howard Taft năm 1909, trên thực tế có hình ô van và có chiếc bàn Kiên định (Resolute Desk) bằng gỗ sồi, được Nữ hoàng Victoria tặng cho Tổng thống Rutherford B. Hayes vào năm 1880 và được làm từ các tấm ván của Tàu H.M.S. Resolute của. Phòng này được hầu hết mọi tổng thống sử dụng kể từ đó, ngoại trừ Lyndon Johnson, Richard Nixon và Gerald Ford.
Phòng Tình huống, được gọi chính thức là Phòng Hội nghị John F. Kennedy, nằm ở tầng hầm Cánh Tây và trên thực tế bao gồm một số phòng. Năm 1961 Tổng thống John F. Kennedy chỉ định khu vực này làm không gian điều phối khủng hoảng. Đây cũng chính là nơi Tổng thống Barack Obama theo dõi vụ việc lực lượng Hải quân SEAL của Mỹ tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden.
Phòng Nội các, như tên gọi của nó, là nơi tổng thống gặp gỡ các thành viên trong nội các của mình.
Phòng Roosevelt, nơi đặt văn phòng của Theodore Roosevelt, đóng vai trò như một phòng họp đa năng.
Trong khi đó, Cánh Đông, cũng là một khu nhà 2 tầng, bao gồm không gian làm việc cho đệ nhất phu nhân và nhân viên của bà. Khu nhà có lối vào có mái che dành cho khách trong các sự kiện lớn./.
Đột biến virus ở Anh gây hoảng sợ, Nhật, Hàn điêu đứng vì Covid-19 Nhiều nước châu Âu đã bắt đầu áp lệnh cấm đi lại với Anh sau khi quốc gia này thông báo phát hiện một đột biến của virus corona chủng mới lây lan nhanh hơn, "vượt ngoài tầm kiểm soát". Theo BBC, Ireland, Đức, Pháp, Italia, Hà Lan và Bỉ hiện đều cấm các chuyến bay đến từ Anh. Các quy định mới...