Mỹ: Máy bay tàng hình 115 triệu USD lần đầu rơi trong lịch sử 17 năm
Một máy bay chiến đấu tàng hình F-35B trị giá hơn 115 triệu USD của Mỹ đã rơi ở bang Nam Carolina ngày 28/9 và là vụ rơi máy bay đầu tiên trong lịch sử 17 năm của F-35.
Máy bay F-35B của Lính thủy đánh bộ Mỹ (Ảnh: Reuters)
Theo thông báo của Lực lượng Lính thủy đánh bộ Mỹ, máy bay F-35B Lightning II, phiên bản F-35 dành cho lính thủy đánh bộ, đã rơi vào lúc 11h45 sáng 28/9 theo giờ địa phương ở bên ngoài căn cứ không quân Beaufort của Lực lượng Lính thủy đánh bộ Mỹ ở bang Nam Carolina. Tuy nhiên nguyên nhân của vụ rơi máy bay chưa được công bố do vụ việc vẫn đang được điều tra.
“Phi công thuộc Lực lượng Lính thủy đánh bộ Mỹ đã nhảy ra ngoài an toàn từ máy bay một chỗ ngồi đang được các nhân viên y tế chăm sóc. Không có thương vong dân sự”, thông báo của Lực lượng Lính thủy đánh bộ Mỹ cho biết.
Máy bay gặp nạn thuộc Phi đội Huấn luyện Tấn công Máy bay chiến đấu Lính thủy đánh bộ 501, đồn trú tại căn cứ Beaufort. Beaufort cũng là nơi đồn trú của 5 phi đội máy bay F/A-18 Hornet và một phi đội F-35B.
Cột khói bốc lên từ vị trí máy bay F-35B rơi (Ảnh: Kensley Crosby)
Video đang HOT
Một số bức ảnh được chia sẻ trên mạng xã hội cho thấy cột khói đen bốc lên từ vị trí máy bay F-35B rơi. F-35 từng được ghi nhận mắc nhiều lỗi kỹ thuật trong quá trình hoạt động thực tế, tuy nhiên đây là vụ rơi đầu tiên của một máy bay F-35 trong lịch sử 17 năm của dự án phát triển dòng máy bay chiến đấu đắt nhất thế giới này. Mỗi chiếc F-35B được sản xuất cho Lực lượng Lính thủy đánh bộ Mỹ có giá khoảng 115,5 triệu USD.
F-35B là phiên bản F-35 duy nhất có khả năng cất cánh trên đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng. Đặc tính này cho phép F-35B hoạt động hiệu quả trên các tàu có sàn đáp nhỏ hơn các tàu sân bay bình thường.
Thông tin F-35B rơi ở Nam Carolina xuất hiện không lâu sau khi Lính thủy đánh bộ Mỹ triển khai máy bay tàng hình này tham gia đợt không kích yểm trợ lực lượng mặt đất trong chiến dịch truy quét phiến quân Taliban ở Afghanistan. Đây là lần thực chiến đầu tiên của dòng máy bay tàng hình hiện đại được thiết kế riêng cho Lính thủy đánh bộ Mỹ.
Thành Đạt
Theo Dantri/ RT
Những máy bay được mệnh danh "ác quỷ bầu trời" của Mỹ
Không chỉ riêng Liên Xô mà Hoa Kỳ cũng chế tạo ra những quái vật bầu trời có một không hai trên thế giới.
Trong quá khứ, Liên xô đã từng hoán cải oanh tạc cơ M-4 Molot thành chiếc máy bay vận tải có một không hai Myasishchev VM-T Atlant, có khả năng cõng cả một cấu kiện lớn trên lưng hay tiêm kích đánh chặn lớn nhất thế giới Tu-28 Fiddler.
Tuy nhiên chế tạo máy bay cỡ lớn không phải độc quyền của Liên Xô mà Hoa Kỳ cũng tham gia vào cuộc đua này, thậm chí phi cơ của họ còn có bề ngoài kỳ dị và dữ tợn hơn nhiều, được so sánh như những "con ác quỷ".
Máy bay vận tải hạng nặng B-377-SG/SGT Super Guppy
Đầu tiên là chiếc Super Guppy do Aero Spacelines chế tạo, kích thước lớn cùng ngoại hình kỳ dị của nó nhằm tối ưu hóa cho việc chuyên chở các loại hàng hóa cồng kềnh.
Được phát triển dựa trên chiếc C-97J Turbo Stratocruiser - biến thể quân sự của Boeing 377, phần lưng máy bay được làm phình ra với đường kính cực đại bên trong là 7,6 m.
B-377-SG/SGT Super Guppy có chiều dài 43,84 m; sải cánh 47,625 m; chiều cao 14,148 m; trọng lượng rỗng 46 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa 77,1 tấn.
Nhờ 4 động cơ turbine phản lực cánh quạt Allison 501-D22C công suất 4.680 hp (3.491 kW) mỗi chiếc mà Super Guppy có thể bay với tốc độ hành trình 467 km/h, tầm bay 3.219 km, trần bay đạt 9,7 km.
Super Guppy thực hiện chuyến bay đầu tiên ngày 31/8/1965, những nhà sử dụng gồm Aero Spacelines (3 chiếc), NASA (2 chiếc), Airbus (4 chiếc) và Aeromaritime (2 chiếc), hiện tại chỉ còn 1 chiếc duy nhất đang phục vụ trong biên chế NASA.
Máy bay vận tải hạng nặng Boeing 747 Dreamlifter
Tiếp theo là Boeing 747 Dreamlifter (còn có tên gọi LCF) - chiếc vận tải cơ thân rộng được sửa đổi từ Boeing 747-400. Vai trò chính của LCF là vận chuyển các bộ phận của Boeing 787 Dreamliner từ các nhà cung cấp ở Nhật, Italia tới Bắc Charleston (Nam Carolina), cuối cùng đến nhà máy Boeing ở Everest, Washington để hoàn thiện.
Thân chính của Dreamlifter phình rộng so với nguyên bản để chứa vừa phần thân của các máy bay cỡ lớn khác, điểm độc đáo của LCF là nó có phần đuôi tách rời để đưa hàng hóa vào thay vì phần đầu như những chiếc vận tải cơ khác.
Boeing 747 Dreamlifter có chiều dài 71,68 m; sải cánh 64,4 m; chiều cao 21,54 m; trọng lượng rỗng 180,5 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa 364,2 tấn.
Bốn động cơ phản lực cánh quạt PW 4062 công suất 63.300 lbf (282 kN) mỗi chiếc giúp Dreamlifter đạt được tốc độ lớn nhất 878 km/h, quãng đường cất cánh với tải trọng tối đa 2.804 m, tầm hoạt động 7.800 km (tải trọng lớn nhất).
Boeing 747 Dreamlifter thực hiện chuyến bay đầu tiên ngày 9.9.2006, hiện tại Tập đoàn Boeing đang duy trì phi đội gồm 4 chiếc.
Theo Chí Linh (Báo Đất Việt)
Máy bay nghi MH370 rơi ở Campuchia là chiến cơ Mỹ từng tham chiến ở Việt Nam? Nhiều người cho rằng, chiếc máy bay mà chuyên gia công nghệ người Anh khẳng định là MH370 rơi ở rừng rậm Campuchia thực chất là xác của một máy bay ném bom, cùng loại Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam. Đầu tháng 9, chuyên gia công nghệ người Anh Ian Wilson đăng tải thông tin, cho biết đã xác định...