Mỹ mất ‘vũ khí vaccine’ vào tay Nga, Trung

Theo dõi VGT trên

Trong khi Trung Quốc và Nga đang rục rịch triển khai vaccine Covid-19 trên diện rộng, Mỹ vẫn tranh cãi nội bộ về vấn đề này.

Hôm 14/9, Guizhen Wu, chuyên gia an toàn sinh học thuộc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc (CCDC), tiết lộ vaccine Covid-19 do nước này phát triển có thể sẵn sàng được tiêm chủng cho cộng đồng vào đầu tháng 11. Trước đó, giới chức Trung Quốc cho biết họ đã cấp phép sử dụng các vaccine tiềm năng đang được thử nghiệm lâm sàng trong trường hợp khẩn cấp.

Theo truyền thông nhà nước Trung Quốc, hàng trăm nghìn người ở nước này, bao gồm binh sĩ quân đội, nhà ngoại giao, các nhân viên y tế tuyến đầu và nhân viên thuộc doanh nghiệp nhà nước, đã tiêm vaccine của Tập đoàn Dược phẩm Quốc gia Trung Quốc (Sinopharm) thông qua quy định sử dụng khẩn cấp.

Bên cạnh đó, Bắc Kinh cũng bắt đầu triển khai vaccine Covid-19 ra nước ngoài, tới những nơi được cho là mục tiêu mở rộng tầm ảnh hưởng. Tuần trước, Sinopharm thông báo sẽ cung cấp những liều khẩn cấp của một trong hai loại vaccine Covid-19 đang thử nghiệm cho Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), đồng minh của Mỹ. Trung Quốc hiện cũng là nhà cung cấp vaccine Covid-19 duy nhất tại khu vực Trung Đông.

Mỹ mất vũ khí vaccine vào tay Nga, Trung - Hình 1

Vaccine Covid-19 tiềm năng do Tập đoàn Công nghệ Sinh học Quốc gia Trung Quốc (CNBG), đơn vị thuộc Sinopharm, phát triển trưng bày tại hội chợ thương mại ở Bắc Kinh hôm 4/9. Ảnh: Reuters.

Vaccine Covid-19 của Sinopharm còn đang được thử nghiệm Giai đoạn ba tại Jordan và Bahrain. Ai Cập hôm 11/9 thông báo họ cũng sẽ bắt đầu thử nghiệm vaccine của Sinopharm, ba ngày sau khi hãng dược phẩm Anh – Thụy Điển AstraZeneca phải tạm dừng thử nghiệm lâm sàng vì một tình nguyện viên mắc bệnh “không rõ nguyên nhân”.

Trung Quốc có tổng cộng 4 vaccine Covid-19 tiềm năng đang thử nghiệm Giai đoạn ba. Ngoài những nước trên, danh sách quốc gia đăng ký thử nghiệm các vaccine của Trung Quốc còn bao gồm Argentina, Brazil, Bangladesh, Indonesia, Morocco, Peru, Nga và Arab Saudi.

Trong khi đó, Quỹ Đầu tư Trực tiếp Nga (RDIF), một quỹ tài sản do chính phủ Nga thành lập và tài trợ cho hoạt động nghiên cứu vaccine Covid-19, tuần trước ký thỏa thuận cung cấp cho Ấn Độ 100 triệu liều Sputnik V, vaccine Covid-19 được Nga cấp phép từ tháng 8. Brazil, Mexico và Kazakhstan cũng đã đồng ý mua Sputnik V.

Video đang HOT

Theo bình luận viên Eva Dou và Isabelle Khurshudyan của Washington Post, những động thái gần đây của Nga và Trung Quốc trong cuộc đua vaccine Covid-19 đã khiến phương Tây đánh mất một lợi thế quan trọng.

Tổng thống Donald Trump gần đây liên tục hối thúc tiến độ ra mắt vaccine Covid-19 của Mỹ, trong khi các công ty dược phẩm nước này phản đối ý tưởng “đốt cháy giai đoạn”, quyết tuân thủ những tiêu chuẩn an toàn đã được thiết lập từ lâu.

“Các chuyên gia y tế Mỹ tuyên bố sẽ không vội vàng ra mắt vaccine Mỹ để đáp trả, nhưng điều đó lại giúp Nga và Trung Quốc phát huy vũ khí ngoại giao vô giá này trong nhiều tháng tiếp theo“, hai bình luận viên viết.

Kết quả là trong năm tới, Nga và Trung Quốc có thể thu về quyền lực địa chính trị đáng kể bằng cách “bẻ cong quy định” và gấp gáp ra mắt vaccine Covid-19 của riêng mình, chấp nhận đặt cược về hậu quả nếu vaccine không hiệu quả.

“Đó thực sự là một ý tưởng điên rồ và tệ hại. Điều này khó hiểu một cách đáng kinh ngạc”, Arthur Caplan, chuyên gia tại Trường Y Grossman thuộc Đại học New York, Mỹ, nhận định về việc Trung Quốc và Nga sử dụng vaccine Covid-19 trước khi hoàn tất thử nghiệm Giai đoạn ba. “Thật không thể hiểu nổi kiểu tính toán này”.

Tuy nhiên, Kirill Dmitriev, chủ tịch quỹ RDIF của Nga, cho hay Nga quyết định phê chuẩn vaccine Sputnik-V trước khi hoàn thành thử nghiệm Giai đoạn Ba bởi nhiều nước khác cũng làm vậy.

“Họ chỉ trích rằng bạn không thể đăng ký vaccine trước khi thử nghiệm Giai đoạn ba”, Dmitriev nói. “Nhưng sau đó, Trung Quốc đăng ký vaccine, UAE cũng làm vậy trước khi hoàn tất Giai đoạn Ba. Cả Anh và Mỹ đều công khai tuyên bố rằng họ đang xem xét việc đăng ký vaccine trước Giai đoạn ba. Vì vậy, mấu chốt cho lời chỉ trích đó không còn nữa”, ông nói.

Đối với Bắc Kinh, những quyết định táo bạo về vaccine Covid-19 là một canh bạc lớn, các bình luận viên của Washington Post nhận định. Do là nơi đại dịch khởi phát, Trung Quốc đã tìm cách xoa dịu cơn thịnh nộ của cộng đồng quốc tế, nhưng một số nỗ lực trước đây của họ lại phản tác dụng, như việc những lô khẩu trang y tế và đồ bảo hộ viện trợ cho nước khác bị chỉ trích không đạt chuẩn.

Tuy nhiên, nguy cơ tiềm ẩn với “canh bạc” vaccine lớn hơn nhiều. Theo giới chuyên gia, các tác dụng phụ nghiêm trọng của vaccine hiếm khi xuất hiện trong thử nghiệm quy mô nhỏ, đó là lý do thử nghiệm Giai đoạn ba trên quy mô lớn thường được tiến hành suốt nhiều tháng, trước khi vaccine được phê duyệt đưa ra thị trường. Nguy cơ về an toàn cũng có thể xuất hiện do quá trình sản xuất gấp rút.

Một vấn đề khác mà Trung Quốc và Nga phải xử lý là số lượng liều vaccine Covid-19 sẽ không đủ cho tất cả. Cả hai nước đều ước tính họ chỉ có thể sản xuất đủ vaccine cho một phần nhỏ dân số trong năm đầu tiên, dẫn tới việc cần quyết định ai sẽ được ưu tiên.

Zhou Song, giám đốc điều hành của Sinopharm, gần đây cho biết công ty dự kiến sản lượng ban đầu là 300 triệu liều một năm. Do mỗi người cần hai liều, con số này sẽ đáp ứng được khoảng 1/10 dân số Trung Quốc. Trong khi đó, quỹ RDIF dự kiến có 30 triệu liều vaccine Sputnik V được sản xuất tại Nga vào cuối năm nay, chỉ đủ cho khoảng 20% dân số.

Dù vậy, cả Trung Quốc và Nga đều đang thúc đẩy các thỏa thuận cung cấp vaccine tiềm năng cho các đối tác trên toàn cầu, trong nỗ lực “tấn công quyến rũ” nhằm gia tăng ảnh hưởng địa chính trị.

Nếu thắng trong canh bạc này, khi vaccine của họ được chứng minh hiệu quả và an toàn, nó sẽ giúp củng cố vị thế dẫn đầu của Nga và Trung Quốc trước phương Tây trong nỗ lực phục hồi kinh tế năm 2021, đồng thời trở thành “vũ khí ngoại giao” mạnh mẽ ở nước ngoài, các bình luận viên của Washington Post nhận định.

Australia cân nhắc yếu tố Trung Quốc trước khi trở thành thành viên G7

Hiện vẫn chưa rõ, Australia sẽ dự thượng đỉnh G7 vào tháng 9 tới với tư cách khách mời hay đã được đề nghị làm thành viên chính thức của cơ chế này.

Truyền thông Australia vừa cho biết, Thủ tướng Australia Scott Morrison đã chấp nhận lời mời của Tổng thống Mỹ Scott Morrison về việc tham dự Hội nghị thượng đỉnh G27 vào tháng 9 tới. Trước đó vào sáng nay, hai nhà lãnh đạo cũng đã có cuộc nói chuyện điện thoại về vấn đề này. Như vậy, đây là năm thứ hai liên tiếp Australia được mời tham dự Hội nghị thượng đỉnh G7 tiếp sau hội nghị đầu tiên được tham dự vào năm ngoái tại Pháp.

Australia cân nhắc yếu tố Trung Quốc trước khi trở thành thành viên G7 - Hình 1
Thủ tướng Australia Scott Morrison sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh G7 vào tháng 9/2020. Ảnh: AAP

Trước đó vào cuối tuần qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông muốn cải cách G7 bằng việc mời thêm một số quốc gia như Nga, Hàn Quốc, Australia và Ấn Độ tham dự cuộc họp dự kiến vào tháng Chín tới. Tổng thống Donald Trump đã gọi điện thoại để trao đổi với các nhà lãnh đạo Australia, Nga và Hàn Quốc về ý định này. Ngoài Australia, Hàn Quốc cũng đã nhận lời mời tham dự Hội nghị thượng đỉnh G7 sắp tới.

Như vậy cho đến lúc này, việc Australia tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G7 vào tháng Chín tới đã rõ ràng song việc nước này có được mời làm thành viên mở rộng hay không thì vẫn còn bỏ ngỏ.

Tham gia G7 là cơ hội khẳng định vị thế của Australia

G7 là nhóm 7 nước có nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới gồm Canada, Pháp, Đức, Italy, Nhật Bản, Anh và Mỹ. Theo số liệu năm 2018, nhóm này chiếm khoảng 58% tài sản toàn cầu và đóng góp khoảng 46% vào GDP toàn cầu. Vì vậy, bất kỳ quốc gia nào khi được mời tham dự cuộc họp của nhóm này đều là sự khẳng định về vai trò và vị trí của quốc gia đó trên trường thế giới. Năm ngoái, Australia cũng đã được Pháp mời tham dự hội nghị thượng đỉnh G7 với tư cách khách mời. Nếu việc tham dự hội nghị với tư cách khách mời là sự khẳng định vị thế của một quốc gia thì việc trở thành thành viên của G7 còn ý nghĩa lớn hơn nữa khi không chỉ được công nhận là quốc gia phát triển hàng đầu mà còn là cơ hội để quốc gia đó phát huy ảnh hưởng rộng hơn trên toàn thế giới. Australia cũng không ngoại lệ.

Vì lý do này mà ông Michael Fullilove, Giám đốc điều hành viện Lowy khẳng định, Australia nên theo đuổi việc trở thành thành viên của G7. Ông Michael Fullilove cho biết "Australia là nền kinh tế lớn thứ 13-14 của thế giới", việc tham gia của Australia vào G7 sẽ giúp thu hẹp khoảng cách giữa các thành viên trong lúc cơ chế này đang tập trung quá nhiều vào Châu Âu". Ông Michael Fullilove nhận định, "tư cách là thành viên G7 mở rộng sẽ giúp Australia theo đuổi mục tiêu và lợi ích của mình ở vị trí cao nhất".

Những vấn đề Australia cân nhắc khi tham gia G7

Cho dù cho đến lúc này vẫn chưa rõ là liệu Australia có được mời làm thành viên của G7 mở rộng hay không song những tuyên bố của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang tạo ra cuộc thảo luận tại Australia. Giới học giả Australia cho rằng, nước này cần tìm hiểu kỹ về định hướng, mục tiêu hợp tác trong khuôn khổ G7 để tránh tham gia vào một cơ chế đối đầu với Trung Quốc.

Ông Ashley Townshend, Giám đốc chính sách ngoại giao và quốc phòng thuộc Trung tâm nghiên cứu Mỹ thuộc Đại học Sydney nhận định việc trở thành thành viên chính thức của G7 vừa là "bẫy" vừa tạo ra sự "chia rẽ" mà Australia cần phải cân nhắc. Ông Ashley Townshend cho biết "bất kỳ nỗ lực cải cách nghiêm túc G7 đều được hoan nghênh từ quan điểm của Australia" tuy vậy, "cách tiếp cận đối đầu trực tiếp của Tổng thống Mỹ Donald Trump với Trung Quốc sẽ không có lợi cho lợi ích của Australia". Australia hiện đang là thành viên của Tứ giác kim cương cùng với Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản để tạo ra sự cân bằng với Trung Quốc. Vì vậy việc tham gia thêm các cơ chế khác nhằm đối trọng với Trung Quốc sẽ càng khiến cho quan hệ vốn đang gặp nhiều khó khăn với Trung Quốc có thêm nhiều thách thức mới.

Cùng chung quan điểm này, ông Allan Gyngell, nguyên lãnh đạo cơ quan tình báo Australia và hiện là Chủ tịch của Viện nghiên cứu Quan hệ quốc tế Australia nhận định, Australia cần phải suy nghĩ cẩn thận về việc gia nhâp G7 mở rộng. Ông Allan Gyngell cho biết không muốn Australia tham gia vào một "liên minh chống lại Trung Quốc".

Trung Quốc là đối tác thương mại quan trọng nhất của Australia với kim ngạch thương mại hai chiều đạt 235 tỷ vào năm ngoái, chiếm gần 30% giá trị trao đổi thương mại của Australia với thế giới. Trung Quốc cũng được cho là nền kinh tế đóng vai trò giúp Australia nhanh chóng lấy lại động lực tăng trưởng để vượt qua những tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Tuy vậy trong những năm gần đây và mới nhất là từ khi dịch Covid-19 bùng phát, quan hệ giữa Australia và Trung Quốc đang đi xuống. Trong bối cảnh Australia vẫn tiếp tục cần Trung Quốc với vai trò là đối tác kinh tế để giúp nước này phục hồi sau những tác động của dịch Covid-19 thì nước này sẽ càng phải cân nhắc kỹ hơn các hoạt động quốc tế để tránh làm tổn hại không cần thiết tới mối quan hệ vốn đang gặp nhiều khó khăn với Trung Quốc.

Không chỉ vậy, các nhà nghiên cứu Australia cũng cho rằng nước này cũng cần thận trọng đánh giá về mục đích thực sự đằng sau đề xuất mở rộng G7. Ông Allan Gyngell nhận định, nếu G7 mở rộng tập trung vào các vấn đề kinh tế mà lại thiếu sự có mặt của Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới thì hiệu quả sẽ hạn chế. Bên cạnh đó, ông Alland Gyngell cũng lưu ý Australia cần đánh giá về ý nghĩa của việc này đối với các tổ chức đa phương khác và cho rằng, việc mở rộng G7 có thể ảnh hưởng đến sự tồn tại của các cơ chế hợp tác đa phương khác.

Ông Daniel Flitton, tổng biên tập tạp chí The Interpreter thuộc viện nghiên cứu Lowy nhận định, đề xuất mở rộng G7 vào thời điểm chỉ còn vài tháng nữa diễn ra cuộc bầu cử Tổng thống tại Mỹ sẽ khiến cho đề xuất này gặp nhiều khó khăn. Không phải chờ đợi lâu, hôm nay, Thủ tướng Canada và Anh cũng đã lên tiếng phản đối việc Mỹ mời Nga tham dự cho thấy việc mở rộng G7 như đề xuất của Tổng thống Trump không dễ thành hiện thực.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Đấu giá vòng cổ kim cương liên quan hoàng hậu Pháp bị hành hình
20:03:45 14/11/2024
Điều gì sẽ xảy ra nếu ông Trump giải thể Bộ Giáo dục Mỹ?
11:19:16 13/11/2024
Tỉ phú Elon Musk sẽ lãnh đạo một bộ dưới thời Tổng thống Trump
12:36:41 13/11/2024
Một người thắng 85 triệu USD nhờ đặt cược ông Trump đắc cử
21:20:22 14/11/2024
Ông Trump tuyên bố lập một bộ 'chấn động', do 2 tỉ phú lãnh đạo
19:08:44 14/11/2024
Vụ đâm xe đẫm máu ở Trung Quốc: Thủ phạm tâm lý bất ổn vì mới ly hôn
10:21:49 13/11/2024
Tỷ phú Elon Musk tiết lộ cách hoạt động của Bộ Hiệu quả Chính phủ
07:11:31 14/11/2024
Nga yêu cầu Israel tránh không kích gần căn cứ tại Syria
06:38:21 14/11/2024

Tin đang nóng

Căng: 1 Hoa hậu phạm "trọng tội" với chủ tịch Miss Universe ngay trước bán kết
06:27:49 15/11/2024
Kỳ Duyên ngay trước giờ G Bán kết Miss Universe: Thần sắc tươi tắn, hô vang Việt Nam đầy tự hào trong tổng duyệt
09:06:32 15/11/2024
Từ Nhược Tuyên đã bị sốc khi được chẩn đoán mắc ung thư tuyến giáp
06:37:02 15/11/2024
Đặc quyền chỉ Triệu Lộ Tư mới có
06:03:07 15/11/2024
Bức ảnh bóng lưng của Subeo gây kinh ngạc
06:41:29 15/11/2024
Kỳ Duyên công bố 2 chiếc đầm dạ hội mang tính quyết định ở Miss Universe, thiết kế ra sao mà fan tranh cãi?
08:11:58 15/11/2024
Tham gia họp lớp, lớp trưởng bị chê cười vì bộ quần áo, tới khi thấy sự xuất hiện của một người, tất cả quay ngoắt thái độ
09:17:39 15/11/2024
Mang con dâu về nhà ngoại để trả, mẹ chồng ê chề xin đón lại khi con dâu chìa ra vài tờ giấy
07:33:00 15/11/2024

Tin mới nhất

Chân dung nhân vật gây tranh cãi được ông Trump đề cử làm Bộ trưởng Tư pháp

10:00:10 15/11/2024
"Trong vài tuần qua, tôi và gia đình đã trở thành nạn nhân của một vụ tống tiền có tổ chức liên quan đến một cựu quan chức Bộ Tư pháp muốn có 25 triệu USD bằng cách đe dọa bôi nhọ tên tuổi của tôi", ông Gaetz tuyên bố khi đó.

Hàng chục nghìn người đã thiệt mạng do chiến tranh ở Sudan

09:57:39 15/11/2024
Phương pháp này cũng được sử dụng để ước tính số người thiệt mạng trong các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ ở Sudan vào năm 2019 và đại dịch COVID-19, khi không thể thực hiện kiểm đếm đầy đủ.

Hàn Quốc, Nhật Bản nhất trí nỗ lực nâng quan hệ song phương lên tầm cao mới

09:51:50 15/11/2024
Liên quan đến an ninh trên Bán đảo Triều Tiên, hai bên nhấn mạnh đến nhu cầu hợp tác chặt chẽ giữa Hàn Quốc và Nhật Bản cũng như tăng cường hợp tác 3 bên Mỹ-Hàn-Nhật trong vấn đề này.

Tổng thư ký NATO nêu cách Ukraine có thể đảo ngược tổn thất ở tiền tuyến

09:50:35 15/11/2024
Các quan chức Nga mô tả cuộc xung đột ở Ukraine là cuộc chiến ủy nhiệm của phương Tây chống lại nước này, mà Mỹ và các đồng minh sẵn sàng chiến đấu "cho đến người Ukraine cuối cùng".

Thủ tướng Haiti ra lệnh khẩn cấp sau vụ tấn công máy bay thương mại

09:37:49 15/11/2024
Hoạt động xã hội tại Haiti đã tê liệt ngày thứ tư liên tiếp, trường học và doanh nghiệp đóng cửa. Nhiên liệu khan hiếm, giá cả tăng cao trên thị trường chợ đen.

EU đạt bước tiến lịch sử trong vấn đề hỗ trợ vũ khí cho Ukraine

09:36:16 15/11/2024
Điều quan trọng là các dự án được chọn sẽ gia tăng sự hỗ trợ của chúng ta đối với Ukraine, với trang thiết bị quốc phòng bổ sung , bà Vestager cho biết thêm.

Nga sắp tấn công lớn vào mặt trận mới, buộc Ukraine lộ điểm yếu chí mạng?

07:13:03 15/11/2024
Giới phân tích Ukraine cho rằng Nga có thể coi việc Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng là một bước ngoặt và sẽ leo thang tấn công ở Zaporizhia để gây áp lực.

Mỹ dọa "đáp trả cứng rắn" lính Triều Tiên tham chiến cùng Nga

06:57:36 15/11/2024
Đầu tháng 11, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller cảnh báo lính Triều Tiên sẽ trở thành mục tiêu quân sự nếu tham gia chiến đấu chống lại lực lượng Ukraine.

Hàn Quốc có thể tăng viện trợ cho Ukraine

06:37:07 15/11/2024
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol ngày 14/11 tuyên bố đang cân nhắc tăng cường hỗ trợ cho Ukraine để ứng phó việc Triều Tiên củng cố quan hệ quân sự với Nga.

Nga khoe "bóng ma bầu trời" Su-57 tung hoành tại chiến trường Ukraine

06:19:52 15/11/2024
Vào ngày 12/9, trang Defence Blog dẫn lời một quan chức Không quân Ukraine giấu tên cho biết, Su-57 có thể được Nga sử dụng nhiều trong những tháng gần đây, để tiến hành hơn 40 cuộc không kích , nhằm vào các mục tiêu bên trong Ukraine.

Điều kiện tiên quyết của Ukraine để hòa đàm với Nga

06:17:55 15/11/2024
Ưu tiên hàng đầu của Ukraine để đàm phán Nga được cho là đã có sự thay đổi sau khi ông Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ.

Lấy lòng "Bộ trưởng" Elon Musk, các hãng đổ xô quay lại X để quảng cáo

06:14:22 15/11/2024
Cú đặt cược thành công của Elon Musk vào Tổng thống Donald Trump đã thúc đẩy hoạt động kinh doanh sa sút của mạng xã hội X, nhiều thương hiệu quay trở lại X để tìm kiếm sự ủng hộ từ chính quyền mới.

Có thể bạn quan tâm

Rosé hé lộ nhạc mới khiến dân tình phát cuồng, khẳng định là "Album của năm"

Nhạc quốc tế

10:24:15 15/11/2024
Rosé (BLACKPINK) khiến người hâm mộ toàn cầu như ngồi trên đống lửa khi nhá hàng những ca khúc nằm trong album sắp ra mắt.

Tẩy tóc có hại không?

Làm đẹp

10:24:03 15/11/2024
Khi tẩy tóc, không chỉ màu tóc tự nhiên bị loại bỏ mà tóc cũng mất đi độ bóng và vẻ tự nhiên. Sau khi tẩy, tóc thường trở nên khô và dễ mất đi độ mềm mại, bóng khỏe.

Kỳ Duyên được ưu ái ở Miss Universe 2024

Sao việt

10:10:51 15/11/2024
Mới đây, Sash Factor đăng tải loạt hình ảnh ghi lại khoảnh khắc Kỳ Duyên say mê nhìn ngắm vương miện Miss Universe 2024.

Tai nạn trên cao tốc, xe container cháy rụi cabin, một người nhập viện

Tin nổi bật

10:07:01 15/11/2024
Theo thông tin ban đầu, khoảng 23 giờ ngày 14-11, tại Km113+600 thuộc cao tốc Vân Đồn - Móng Cái đã xảy ra va chạm giữa xe container và xe tải.

Cô gái 26 tuổi bị tai nạn, chị bán đồng nát đứng ra giúp đỡ: Tất cả đều sững sờ trước cảnh trong bệnh viện

Netizen

10:06:10 15/11/2024
Tại sao phải sống tử tế? - Đó là câu chuyện đang rất viral của cô gái có biệt danh S.C (26 tuổi) sau một lần bị va chạm giao thông. Trong một lần S.C bị sự cố giao thông khá nặng, người va chạm thì bỏ đi,

Sao Hàn 15/11: Kim Tae Hee hiếm hoi nói về đời tư, bạn trai tỷ phú nâng đỡ Lisa

Sao châu á

10:05:00 15/11/2024
Kim Tae Hee hiếm hoi chia sẻ về đời tư, Lisa được bạn trai tỷ phú nâng đỡ khi xuất hiện trên ấn phẩm trực tuyến The Hollywood Issue 2025.

Cách phối áo khoác với trang phục mùa lạnh

Thời trang

09:34:25 15/11/2024
Dù nàng yêu thích diện trang phục dệt kim, các bản phối công sở với sơ mi và quần tây hay các set đồ phối sẵn tiện dụng thì để hoàn thiện outfit, áo khoác dài là item không thể thiếu.

Ngay từ khi bước chân vào nhà bạn trai, tôi đã thấy cánh cửa tương lai đang khép dần lại bởi một câu nói tưởng chừng vô tình nhưng lại sắc bén như dao cạo của mẹ anh

Góc tâm tình

09:27:45 15/11/2024
Ánh mắt bà như xoáy sâu vào chiếc túi xách của tôi, đôi mắt lạnh lùng đầy toan tính, khiến không khí giữa chúng tôi như ngưng lại trong sự dè bỉu.

NSND Kim Xuân lần đầu làm mẫu áo dài cho Võ Việt Chung

Phong cách sao

08:54:15 15/11/2024
Lần đầu làm người mẫu áo dài cho nhà thiết kế Võ Việt Chung, NSND Kim Xuân gây ấn tượng mạnh với hình ảnh mặn mà, quý phái và sang trọng.

Hoa sữa về trong gió - Tập 51: Khang bị đổ tội oan?

Phim việt

08:47:22 15/11/2024
Chính Khang là người báo cáo hành vi sai phạm trong đấu thầu cho sếp nhưng cuối cùng giờ lại trở thành người cũng bị chịu chung trách nhiệm.

5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay

Sức khỏe

08:41:52 15/11/2024
Xuất hiện tình trạng tay yếu và vụng về, đau cơ, chuột rút, gây khó khăn trong việc cầm nắm đồ vật, cài nút quần áo, sử dụng điện thoại, lái xe hoặc đọc sách.