Mỹ mất ngôi nền kinh tế cạnh tranh nhất thế giới
Mỹ chỉ đứng thứ 3 trong bảng xếp hạng các nền kinh tế cạnh tranh nhất thế giới vừa được công bố.
Hồng Kông vượt Mỹ, trở thành nền kinh tế cạnh tranh nhất TG năm 2016 (Ảnh: Reuters)
Bảng xếp hạng Cạnh tranh Thế giới thực hiện bởi Học viện Phát triển Quản trị Quốc tế IMD ở Thụy Sĩ, cho thấy Mỹ đã mất ngôi đầu bảng trong suốt 3 năm qua. Thay vào đó, Hồng Kông đứng nhứ nhất và Thụy Sĩ thứ 2. Năm ngoái, 2 nền kinh tế này xếp thứ 2 và thứ 4.
Đây là một bảng xếp hạng hàng năm được thực hiện từ năm 1989, phân tích 4 yếu tố chính: hiệu quả kinh tế, hiệu quả của chính phủ, hiệu quả doanh nghiệp và cơ sở hạ tầng.
Ngoài ra, câu trả lời của hơn 5.400 nhà quản trị kinh doanh trong một cuộc khảo sát có chiều sâu cũng được xem xét. Họ đã tự đánh giá tình hình kinh tế của nước mình trong cuộc khảo sát.
Top 10 nền kinh tế cạnh tranh nhất thế giới (Nguồn: IMD)
Trong 4 yếu tố chính được xem xét ở 61 quốc gia và vùng lãnh thổ, Mỹ vẫn đứng số 1 về hiệu quả kinh tế và cơ sở hạ tầng, nhưng chỉ đứng thứ 25 về hiệu quả của chính phủ, và đứng thứ 7 về hiệu quả kinh doanh.
Video đang HOT
“Việc đảm bảo một môi trường kinh doanh thuận lợi là nguyên nhân giúp nền kinh tế Hồng Kông “vượt mặt”, trong khi nền kinh tế nhỏ của Thụy Sĩ và sự cam kết về chất lượng đã giúp nước này phản ứng nhanh trong cạnh tranh kinh tế”, Artuo Bris, thuộc trường IMD cho biết.
Tuy mất vị trí hàng đầu, Mỹ vẫn là một trong những nước có nền kinh tế cạnh tranh nhất và Bris cho biết các dữ liệu tổng thể cho thấy những người giàu ngày càng giàu hơn và người nghèo ngày càng nghèo đi.
Sự phát triển kinh tế đi kèm với gia tăng khoảng cách thu nhập giữa người giàu và người nghèo
“Từ năm 1995, thế giới ngày càng trở nên bất bình đẳng về sự khác biệt thu nhập giữa các quốc gia, mặc dù tốc độ gia tăng sự khác biệt đang chậm lại,” ông nói. “Sự giàu có của các quốc gia giàu có liên tục tăng trưởng, trừ 2 năm qua, trong khi những nước nghèo mới nhìn thấy sự phát triển về điều kiện sống.”
“Thật không may, vấn đề của nhiều quốc gia là tài sản tích lũy của người giàu không mang lại lợi ích cho người nghèo khi đất nước đó không có mạng lưới an sinh xã hội thích hợp,” Bris nói. “Tăng trưởng kinh tế đổi mới ở các nước nghèo sẽ cải thiện khả năng cạnh tranh, nhưng nó cũng gia tăng sự bất bình đẳng. Điều này rõ ràng là một vấn đề đòi hỏi sự quan tâm lâu dài.”
Theo Danviet
Hầm đường sắt dài nhất thế giới hoàn thành sau 7 thập kỷ
Sau 69 năm khảo sát, thiết kế và thi công, đường hầm Cơ sở Gotthard (GBT) xuyên dãy Alps cuối cùng cũng được hoàn thiện và được đưa vào sử dụng từ hôm qua.
Theo Mirror, dự án GBT chính thức được khởi công vào năm 2000 nhưng kỹ sư Carl Eduard Gruner đã lên ý tưởng xây dựng hầm đường sắt xuyên dãy Alps, Thụy Sĩ vào năm 1947.
Tổng vốn đầu tư cho dự án xây dựng GBT lên tới 12,3 tỷ USD với khoảng 2.400 công nhân làm việc liên tục trong vòng 17 năm. GBT được đưa vào sử dụng từ ngày 1/6/2016 để vận chuyển hàng hóa, các hoạt động thương mại khác qua GBT sẽ được triển khai từ tháng 12/2016.
Để thông được tuyến hầm đường sắt GBT, đội công nhân đã phải đào hơn 28 triệu tấn đất đá ở dưới chân núi Alps. Một số đoạn hầm nằm ở mức sâu kỷ lục, thấp hơn khoảng 2,25 km so với đỉnh núi.
Máy đào đường hầm khổng lồ được sử dụng trong dự án GBT.
Các công nhân ăn mừng khi hoàn thành việc khoan đoạn hầm cuối cùng hôm 15/10/2015.
Sau khi đưa vào sử dụng, hầm đường sắt GBT sẽ là huyết mạch giao thông - vận tải bắc - nam của khu vực châu Âu với tổng chiều dài hơn 57 km. Như vậy, GBT đã vượt qua đường hầm Seikan dài hơn 53,7 km của Nhật Bản để trở thành hệ thống hầm đường sắt dài nhất thế giới.
Các chuyên gia dự đoán, GBT sẽ là hành lang vận tải bận rộn nhất châu Âu. Dự tính sẽ có khoảng 260 chuyến tàu chở hàng hóa qua đây mỗi ngày, với tốc độ chạy tối đa là 100 km/h.
Ngoài vận tải hàng hóa, GBT cũng nhằm phục vụ hoạt động đi lại của người dân châu Âu. Mỗi ngày dự tính sẽ có 65 chuyến tàu chở khách chạy qua GBT với tốc độ lên tới 250 km/h. Tuyến đường hầm này sẽ giúp giảm thời gian di chuyển từ Zurich tới Milan xuống còn 1 giờ 40 phút, nhanh hơn 60 phút so với hiện tại.
Dự án GBT được cho là động lực sẽ thúc đẩy hoạt động du lịch tại châu Âu cũng như giá bất động sản tại các vùng xung quanh.
Kim Dung
Ảnh: Keystone
Theo VNE
Làng giàu nhất châu Âu chịu phạt 7 tỷ vì từ chối 10 người tị nạn Một trong những ngôi làng giàu nhất châu Âu thà nộp phạt 300.000 USD (gần 7 tỷ đồng) chứ không chịu nhận 10 người tị nạn vào cư trú. Làng Oberwil-Lieli, Thụy Sĩ chấp nhận nộp phạt hơn 294.000 USD thay vì chấp nhận 10 người tị nạn Syria theo hạn ngạch do chính phủ quy định,Telegraph đưa tin. Dân làng bỏ phiếu...