Mỹ: Lybia thời hậu Gaddafi còn phức tạp hơn cả Iraq
Báo cáo tình báo Mỹ cho biết, trong thành NTC và thành phần chính phủ mới, có nhiều đối tượng là khủng bố hoặc trung thành với Đại tá Gadhafi trà trộn.
Sáu tháng sau những chiến dịch nhằm loại Tổng thống Gaddafi ra khỏi chiếc ghế quyền lực của đất nước Bắc Phi này, một đoàn 4 quan chức cao cấp Mỹ đã có chuyến công du tới đây để gặp các nhà lãnh đạo mới thuộc Hội đồng chuyển tiếp quốc gia NTC mà mục đích quan trọng nhất là để đánh giá chinh xác tình hình an ninh Lybia thời hậu Gadhafi.
Theo các quan chức Mỹ, Gaddafi ra đi đã để lại một khoảng chống quyền lực vô cùng lớn, bởi đất nước này vốn còn một bộ phận dân chúng cũng như quan chức không nhỏ rất trung thành với ông và vị trí địa chính trị của Lybia sẽ là miền đất hứa cho al-Qaeda triển khai lực lượng.
Trong thành phần quân nổi dậy này, đã có những thành phần khủng bố và trung thành với ông Gadhafi trà trộn
Gần đây các cơ quan tình báo và chống khủng bố Mỹ đã công bố một tài liệu mật đánh giá về sức mạnh, vai trò và hoạt động của các chiến binh cũng như các phe phái thời hậu Gaddafi. Tài liệu còn cung cấp đánh giá về khả năng các chiến binh Hồi giáo sẽ phản ứng thế nào với chính quyền mới và chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan ở đây sẽ hoạt động như thế nào.
Video đang HOT
Trong nửa năm tiến hành chiến dịch lật đổ Đại tá Gaddafi, giới chức Mỹ và NATO đã không đánh giá đúng nguy cơ các thế lực ủng hộ ông Gaddafi và al-Qaeda trà trộn vào đội hình của lực lượng nổi dậy nhằm tìm một chỗ đứng vững chắc trong chính quyền mới của Lybia.
“Vấn đề hiện nay là những kẻ khủng bố đã tìm được một vị trí vững chắc trong quân đội” thời hậu Gaddafi, một quan chức Mỹ khẳng định.
“Đây là một vấn đề tiềm ẩn”, một quan chức khác nói, đồng thời cho biết cả Chính phủ Mỹ và Hội đồng chuyển tiếp quốc gia đều đang giám sát chặt chẽ. Những chuyên gia thuộc cộng đồng tình báo Mỹ “đang hết sức chú ý đến điều này”, quan chức thứ 3 nói.
Theo các quan chức này, trong khi cuộc chiến còn đang tiếp diễn thì tình báo cũng rất khó theo dõi hoạt động của lực lượng khủng bố trong các cánh quân. Nhưng hiện nay chế độ Gaddafi đã bị lật đổ, vì vậy Mỹ và đồng minh sẽ giám sát vấn đề này chặt chẽ hơn.
Theo cựu chuyên gia phân tích cao cấp CIA, Lybia sẽ là bàn đạp để lực lượng khủng bố xâm nhập các nước láng giềng
Bruce Riedel, nguyên là một chuyên gia phân tích cao cấp của CIA, người trực triếp tư vấn cho Tổng thống Obama về các chính sách khu vực cho biết, ông đặc biệt lo ngại rằng các chiến binh Hồi giáo sẽ sử dụng Lybia là bàn đạp để truyền bá ảnh hưởng vào các nước láng giềng như Algieri hay các khu vực thuộc bán đảo Sinai, nơi có chung đường biên giới với Israel, Ai Cập và Gaza.
“Hiện nay có những mối bận tâm rất lớn rằng các nhóm thánh chiến đang xuất khẩu vũ khí và ý tưởng của mình sang phía đông và phía tây”, Riedel nói.
Vì vậy, nhiệm vụ chủ yếu của Mỹ là phải xác định chính xác lực lượng ủng hộ ông Gadhafi đã nắm giữ những vị trí gì trong chính quyền mới. Đây là một bài toán khó bởi NTC vốn cũng được xây dựng trên nền tảng một đội quân phức tạp, nhiều thành phần.
Chính phủ chuẩn bị thành lập còn rối hơn nữa do các quan chức từ thời Gadhafi cũng có mặt trong danh sách phân chia quyền lực. Việc xác định chính xác ai trong số này là khủng bố hoặc trung thành với Gaddafi có lẽ phải đợi đến khi hậu quả xảy ra mới biết được.
Theo Giáo Dục VN
Mỹ lo ngại phần tử khủng bố có trong NTC
Mỹ và đồng minh đang "rà soát" các lực lượng trong NTC vì lo ngại khủng bố.
4 quan chức chính phủ Mỹ cho hay cơ quan tình báo chống khủng bố Mỹ vừa nộp lên chính phủ nước này tập tài liệu chi tiết về sức mạnh, vai trò và những hoạt động của các phe phái thuộc phe chống lại ông Gaddafi.
Những tài liệu này xem xét chi tiết nguồn gốc của những nhà lãnh đạo phe nổi dậy, thông qua phả hệ quân sự nhằm đánh giá khả năng cam kết chống khủng bố của họ.
Trong chiến dịch kéo dài nửa năm của phe nổi dậy chống lại chính quyền Gaddafi, Mỹ và NATO đã xem nhẹ khả năng các thành viên al-Qaeda và các nhóm khủng bố khác có thể trà trộn vào lực lượng này, tận dụng lợi thế của sự hỗn loạn nhằm tạo dựng những cơ sở vững chắc trong Libya.
"Đây là một vấn đề tiềm tàng," một quan chức Mỹ cho biết. Quan chức này cũng cho biết thêm cả chính phủ Mỹ và Hội đồng Chuyển tiếp quốc gia Libya đều đang theo dõi vấn đề này một cách chặt chẽ. Các chuyên gia thuộc cơ quan tình báo Mỹ cũng đang rất chú tâm vào vấn đề trên.
Các lãnh đạo quân sự của lực lượng giải phóng Libya bị xem xét vì lo ngại khủng bố.
Các quan chức cho biết trong khi cuộc chiến chống lại ông Gaddafi diễn ra, rất khó để thu thập thông tin tình báo về phe nổi dậy. Tuy nhiên, khi cuộc chiến đã đi vào giai đoạn cuối, cơ quan tình báo của Mỹ và đồng minh có thể tiếp cận được vấn đề dễ dàng hơn.
Ông Bruce Riedel, cựu quan chức CIA, người cố vấn cho Tổng thống Barack Obama về chính sách trong khu vực - cho biết: Có những quan ngại đặc biệt về việc các chiến binh Hồi giáo có thể sử dụng Libya như một căn cứ để truyền bá ảnh hưởng của họ vào các nước láng giềng như Algeria hay khu vực bán đảo Sinai, nơi Israel, Ai Cập và dải Gaza có chung biên giới. "Có rất nhiều lo ngại cho biết các chiến binh thánh chiến đang truyền bá tư tưởng cũng như vũ khí về phía Đông và phía Tây", ông Riedel cho hay.
Ông Riedel và các quan chức Mỹ cho biết mối quan tâm hàng đầu hiện nay là các binh lính có thể tuồn vũ khí từ kho của ông Gaddafi đặc biệt là tên lủa đất đối không, loại có thể dung để bắn hạ các chuyến bay thương mại.
Khoảng trống quyền lực
Một vấn đề quan trọng khác là đánh giá quyền lực mà các cá nhân hoặc phe nhóm ở Libya. Đại diện cho Mỹ và NATO đang cố gắng nhận định về khoảng trống quyền lực hiện diện ở Libya trong thời gian Hội đồng chuyển tiếp quốc gia Libya chuẩn bị lập chính phủ mới.
Hồi cuối tháng 8/2011, một đơn vi tình báo Mỹ chuyên theo dõi truyền thông công cộng bao gồm các trang mạng quân sự cho biết: "Trong những ngày gần đây, các nhóm vũ trang thánh chiến đang sử dụng internet để hoạch định chiến lược nhằm tạo ra 1 nhà nước Hồi giáo trong thời kỳ hậu Gaddafi.
"Rất nhiều các thành viên diễn đàn miêu tả sự sụp đổ của Tripoli như giai đoạn đầu của cuộc chiến cho Libya và thúc giục các nhóm Mujahideen người Libya chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo nhằm chống lại Hội đồng chuyển tiếp quốc gia để lập ra một nhà nước Hồi giáo mới", đơn vị tình báo trên cho biết.
Các quan chức Mỹ cho hay các nhóm vũ trang thường lợi dụng khoảng trống quyền lực để củng cố và mở rộng ảnh hưởng.
Mỹ và đồng minh đang muốn ngăn chặn những gì đã xảy ra ở Afghanistan, nơi Taliban và Al-Qaeda đã thành lập những trại huấn luyện và căn cứ kiên cố sau khi Liên Xô rút quân và chính phủ Afghanistan thân Liên Xô sụp đổ.
Ông Belhadj, một trong những chỉ huy phe nổi dậy bị Mỹ để ý.
Một lo lắng khác là trong chính phủ, các nhân vật có nguồn gốc quân sự nhận được vị trí cao hơn. Đơn cử trường hợp của ông Abdel Hakim Belhadj, tư lệnh phe nổi lực lượng giải phóng ở Tripoli, từng là cựu chiến binh Hồi giáo chiến đấu ở Afghanistan.
Sau khi bị cáo buộc có quan hệ với Taliban và al Qaeda sau sự kiện 11/9/2011, Belhadj bị CIA bắt cùng vợ ở Bangkok và dẫn độ về Libya. Belhadj bị giam giữ đến năm 2010 cho đến khi được thả ra trong một chương trình hòa giải được Saif al Islam, con trai của ông Gaddafi đề ra .
Trong cuộc phỏng vấn với hãng tin Al Jazeera, ông Belhadj cho biết, đã bị ra CIA tra tấn dã man để hỏi cung cũng như chịu nhiều sự tra tấn cả về thể xác và tinh thần trong nhà tù Abu Salim của chính quyền Libya.
Khi được hỏi về mối quan hệ hợp tác với al Qaeda, ông Belhadj cho biết: "Chúng tôi chưa bao giờ hợp tác hay gia nhập cùng họ trong bất cứ hoạt động nào vì sự khác biệt về tư tưởng".
Ông Belhadj cho biết:"Người Libya phần lớn theo đạo Hồi với nhiều điểm khác biệt so với dòng chính thống. Tuy nhiên, điều đó không nói lên được điều gì đặc biệt về người Libya".
Những tài liệu bí mật của cơ quan tình báo Anh được lực lượng giải phóng tìm thấy trong văn phòng của các cố vấn của ông ông Gaddafi cho thấy người Anh đã theo dõi sát sao với những nhà quân sự ở Anh mà họ tin rằng có liên quan tới những nhóm chiến binh Hồi giáo, lực lượng nòng cốt trong phe nổi dậy.
Một số chuyên gia Mỹ và Anh tỏ ra lo sợ các chiến binh trẻ, người đã chiến đấu chống lại ông Gaddafi có thể sẽ nổi giận nếu chính phủ mới quá thân với phương Tây.
Theo Báo Đất Việt
Phe nổi dậy 'mua chuộc' lực lượng trung thành Gaddafi? Hơn 15 triệu USD được NTC chuyển tới thành phố Sabha. Mục đích của việc chuyển tiền này hiện vẫn chưa rõ ràng. Sabha là một trong những thành trì cuối cùng của ông Gaddafi. Mục đích của việc chuyển tiền này có vẻ như là để dành được sự ủng hộ của những lực lượng trung thành với ông Gaddafi tại đây....