Mỹ lý giải việc rút tàu chiến khỏi Biển Đen trước khi xung đột Nga-Ukraine bùng phát
Các tàu chiến của Mỹ đã rút khỏi Biển Đen hồi tháng 1/2022, trước xung đột Nga-Ukraine nổ ra.
Mỹ đã đưa ra “quyết định thận trọng” khi rút 2 tàu khu trục khỏi Biển Đen trong tháng 1/2022 và việc rút các tàu này được quyết định dựa trên các cân nhắc về an ninh quốc gia, Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết ngày 30/3.
Tàu USS Mount Whitney và USS Porter của Mỹ cùng khinh hạm Gordi của Bulgaria ở Biển Đen ngày 4/11/2021. Ảnh: Hải quân Mỹ
Người phát ngôn Lầu Năm Góc John Kirby cho biết, Hải quân Mỹ “định kỳ” điều tàu chiến đến và ra khỏi Biển Đen, nhưng đã quyết định rút 2 tàu khu trục tên lửa dẫn đường lớp Arleigh Burke khỏi khu vực này hồi tháng 1/2022.
Video đang HOT
Việc rút khỏi Biển Đen là hành động “thận trọng” ở thời điểm đó, ông Kirby nhấn mạnh.
Bình luận của ông Kirby đưa ra sau khi người đứng đầu Bộ tư lệnh Mỹ tại châu Âu, Tướng Tod Wolter tiết lộ tại Ủy ban Quân vụ Hạ viện rằng 2 tàu khu trục của Mỹ được rút khỏi Biển Đen do tình hình ở Ukraine xấu đi.
Mỹ hiện không có tàu chiến nào ở Biển Đen, nhưng sẽ trở lại khu vực “sớm nhất có thể”, ông Wolter cho biết. Hiện quân đội Mỹ có máy bay hoạt động ở phía Nam và UAV hoạt động ở phía Bắc Biển Đen.
Ông Kirby không có thông tin khi nào các tàu chiến Mỹ trở lại Biển Đen nhưng ông cho biết một quyết định như vậy sẽ được đưa ra dựa trên lợi ích an ninh quốc gia của Mỹ cũng như các đồng minh và đối tác./.
Thổ Nhĩ Kỳ chặn eo biển để xử lý thủy lôi trôi nổi từ Biển Đen
Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã tạm ngừng lưu thông trên eo biển Bosphorus để phá nổ một quả thủy lôi trôi vào từ Biển Đen.
Trực thăng Thổ Nhĩ Kỳ và tàu tuần duyên tại khu vực thuộc eo biển Bosphorus ngày 26/3. Ảnh: Reuters
Kênh Al Jazeera cho biết trước đó vài ngày, Nga đã cảnh báo về khả năng nhiều thủy lôi trôi từ các cảng của Ukraine.
Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Hulusi Akar ngày 26/3 cho biết ngư dân đã phát hiện một vật thể tại eo biển Bosphorus và nó là thủy lôi đời cũ. Bộ trưởng Hulusi Akar cho biết ông đã liên lạc với giới chức Nga và Ukraine về vấn đề này. Thổ Nhĩ Kỳ cùng Nga và Ukraine đều tiếp giáp với Biển Đen.
Tàu Hải quân cùng máy bay quân sự và trực thăng đã được triển khai tại khu vực để phục vụ công tác phá nổ quả thủy lôi. Bộ trưởng Akar thông báo trên truyền hình: "Chúng tôi đã vô hiệu hóa quả thủy lôi đời cũ này và lực lượng Hải quân tiếp tục công việc".
Ông Akar bổ sung rằng lưu thông trên eo biển Bosphorus đã được mở lại với sự hợp tác của Hải quân và lực lượng tuần duyên Thổ Nhĩ Kỳ.
Ngày 26/3, lực lượng tuần duyên Thổ Nhĩ Kỳ xác nhận lưu thông hai chiều tại eo biển Bosphorus đã tạm ngừng sau khi quả thủy lôi được phát hiện. Lực lượng tuần duyên cảnh báo các tàu thuyền tránh xa những vật thể tròn nhấp nhô theo sóng biển.
Biển Đen là tuyến đường biển chính trong vận chuyển các sản phẩm dầu mỏ và ngũ cốc. Biển Đen nối với Biển Marmara và Địa Trung Hải qua eo biển Bosphorus.
Nga đang dần khôi phục xuất khẩu lúa mì từ các cảng ở Biển Đen Nga đang dần khôi phục xuất khẩu lúa mì từ các cảng ở Biển Đen trong khi giao thông ở Biển Azov vẫn bị giới hạn. Một cánh đồng lúa mì tại Karpenkovo, Nga. Ảnh: AFP/TTXVN Công ty tư vấn nông nghiệp IKAR cho biết xuất khẩu đang được thực hiện từ tất cả 5 cảng ở Biển Đen. Cũng theo công ty...