Mỹ lý giải việc giáng đòn trừng phạt chủ sở hữu giàn khoan Hải Dương 981
Bộ Thương mại Mỹ liệt tập đoàn dầu khí quốc doanh Trung Quốc CNOOC vào danh sách đen vì hỗ trợ Bắc Kinh thực hiện hành động hiếu chiến ở Biển Đông.
Hôm 14/1, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross cho biết: “Các hành động liều lĩnh, hiếu chiến của Trung Quốc ở Biển Đông cũng như việc nước này tích cực thúc đẩy các biện pháp nhằm sở hữu trí tuệ, công nghệ nhạy cảm phục vụ cho các nỗ lực quân sự hóa là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia Mỹ và an ninh của cộng đồng quốc tế”.
Đồng thời, Bộ trưởng Wilbur Ross cũng cho rằng: “Tập đoàn Dầu khí Hải dương (CNOOC) đóng vai kẻ bắt nạt cho quân đội Trung Quốc, đe dọa các nước láng giềng. Quân đội Trung Quốc tiếp tục hưởng lợi từ các chính sách hợp nhất dân sự – quân sự của chính phủ cho các mục đích xấu”.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, Bộ Thương mại Mỹ cũng cáo buộc CNOOC nhiều lần quấy rối và đe dọa hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí ngoài khơi ở Biển Đông, với mục tiêu “gây rủi ro chính trị cho các đối tác nước ngoài quan tâm, trong đó có Việt Nam”.
Theo lệnh trừng phạt này, để tiếp cận với mặt hàng công nghệ cao từ các nhà cung cấp của Mỹ, các công ty trong danh sách đen phải được Bộ Thương mại Mỹ cấp giấy phép đặc biệt.
Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC) là nhà khai thác dầu mỏ và khí đốt ngoài khơi lớn nhất của Trung Quốc. GIàn khoan Hải Dương 981 là một trong những tài sản thuộc sở hữu của CNOOC.
Cuối năm ngoái, Bộ Quốc phòng Mỹ bổ sung CNOOC cùng 3 công ty khác vào danh sách liên quan đến quân đội. Danh sách này gồm Công ty Công nghệ xây dựng Trung Quốc, Công ty Tư vấn kỹ thuật quốc tế Trung Quốc, Công ty Sản xuất chất bán dẫn quốc tế (SMIC), và Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc.
Trước đó, CNOOC cũng bị liệt vào danh sách trừng phạt của Bộ Ngoại giao và Bộ Thương mại Mỹ. Danh sách trừng phạt đó bao gồm 24 công ty Trung Quốc tham gia bồi đắp và quân sự hóa trái phép các thực thể tranh chấp trên Biển Đông.
Càng về những ngày cuối nhiệm kỳ, chính quyền của Tổng thống Donald Trump đang đẩy mạnh các hành động cứng rắn với Trung Quốc, liên tục đưa ra các đòn trừng phạt mạnh tay đối với Bắc Kinh. Washington tìm cách hạn chế khả năng tiếp cận thị trường Mỹ của các công ty Trung Quốc không tuân thủ các quy tắc do Mỹ đề ra.
Mỹ trừng phạt tập đoàn dầu khí Trung Quốc vì 'hiếu chiến' ở Biển Đông
Bộ Thương mại Mỹ thêm tập đoàn dầu khí quốc doanh Trung Quốc CNOOC vào danh sách đen vì những "hành động hiếu chiến" của Bắc Kinh ở Biển Đông.
"Các hành động liều lĩnh, hiếu chiến của Trung Quốc ở Biển Đông cũng như việc họ tích cực thúc đẩy để có được tài sản trí tuệ, công nghệ nhạy cảm cho các nỗ lực quân sự hóa là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia của Mỹ và an ninh của cộng đồng quốc tế", Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross cho biết trong một tuyên bố hôm nay.
Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross phát biểu tại một hội nghị ở bang Maryland năm 2017. Ảnh: Reuters .
Động thái này là sự trừng phạt leo thang mới nhất nhằm vào Tập đoàn Dầu khí Hải dương (CNOOC). S&P Dow Jones Indices hôm 13/1 đã loại CNOOC khỏi các chỉ số chứng khoán.
CNOOC, tập đoàn dầu khí lớn thứ ba Trung Quốc, tham gia nhiều dự án khai thác dầu khí tại Mỹ với sản lượng 76.000 thùng/ngày. Chính quyền Tổng thống Donald Trump tháng trước thêm CNOOC vào "danh sách đen" gồm những doanh nghiệp trong diện thuộc sở hữu hoặc bị kiểm soát bởi quân đội Trung Quốc.
CNOOC là chủ giàn khoan Hải Dương 981 đã xâm phạm vùng biển Việt Nam năm 2014. Doanh nghiệp này được cho là đóng vai trò trực tiếp trong việc thúc đẩy yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông.
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump được cho là dồn lực "giáng đòn" lên Trung Quốc trong những ngày cuối nhiệm kỳ, sau một năm căng thẳng và quan hệ song phương bên bờ vực "Chiến tranh Lạnh mới" do một loạt vấn đề như Covid-19, Hong Kong, Đài Loan hay Biển Đông. Mỹ gần đây tăng cường điều tàu tới Biển Đông thực hiện các hoạt động tuần tra tự do hàng hải, nhằm thách thức những tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc tại khu vực.
Theo giới phân tích, chiến lược của chính quyền Trump nhằm "trói tay" Tổng thống đắc cử Joe Biden trong chính sách với Trung Quốc, khiến ông không còn lựa chọn nào ngoài việc tiếp tục cứng rắn với Bắc Kinh.
Campuchia đón dòng dầu khí khai thác đầu tiên trên biển Campuchia đang tận dụng cơ hội nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ tại châu Á gia tăng để thúc đẩy hoạt động khai thác dầu khí đầu tiên ở nước này - trang tin Oilprice cho biết. Hoạt động khai thác dầu khí trên vịnh Thái Lan. Kế hoạch của Chính phủ Campuchia là khai thác dầu tại các mỏ ở vịnh Thái...