Mỹ lý giải tại sao Iran chưa dám tấn công
Washington tin rằng chính sự hiện diện của quân đội Mỹ tại khu vực đã đẩy lui ý định tấn công của Iran.
Căn cứ không quân Al-Udeid tại Qatar và hàng không mẫu hạm Abraham Lincoln là hai điểm tập trung lực lượng chính mà quân đội Mỹ triển khai tại Trung Đông vào tháng trước. Nhiệm vụ chính là ngăn chặn cuộc tấn công có thể được thực hiện bởi Iran.
“4 chiếc máy bay ném bom chiếm lược B-52 được điều động tới đây để chứng minh sức mạnh của quân đội Mỹ. Sau khi nhận lệnh, 4 chiếc máy bay này chỉ mất 51 giờ để có mặt tại căn cứ Al-Udeid ở Qatar, và rời đi trong khoảng 3 ngày sau đó”, phóng viên của NBC News, những người được có mặt tại các căn cứ trên để truyền đi những hình ảnh thực tế về sự hiện diện quân sự của Mỹ tại khu vực vùng Vịnh, cho biết.
Video: Căn cứ không quân Mỹ Al-Udeid tại Qatar trước bối cảnh căng thẳng với Iran.
Tướng Frank McKenzie, người đứng đầu Bộ Chỉ huy Trung tâm ( CENTCOM) của Lực lượng Vũ trang Hoa Kỳ, cũng đã có chuyến thị sát đến khu vực này để nắm tình hình binh sĩ và xem liệu việc tăng cường sức mạnh quân sự Mỹ có giúp ngăn chặn Iran hay không.
“Khi nhìn thấy chiếc hàng không mẫu hạm Abraham Lincoln này, mọi kẻ thù sẽ phải công nhận rằng quân đội Mỹ đang tập trung một sức mạnh khủng khiếp tại đây”, tướng McKenzie khẳng định.
Được biết, Mỹ không chỉ gửi đến khu vực này một chiếc tàu sân bay khổng lồ, mà còn thực hiện các chuyến bay F/A-18 mỗi ngày. Đây cũng là một phần của nhiệm vụ chứng minh sự hiện diện của quân đội Mỹ.
Theo khẳng định của các quan chức Mỹ, hồi đầu tháng 5, người Iran gần như đã tiến rất gần đến một cuộc tấn công, tuy nhiên, sự hiện diện của Mỹ đã buộc họ phải từ bỏ ý định này.
“Mặc dù vẫn còn đó những mối đe dọa nghiêm trọng từ đất liền của Iran, tuy nhiên nước này thực sự đã rút bớt số lượng tàu chiến của mình, khiến căng thẳng trên biển theo đó cũng được giảm bớt. Tôi nghĩ rằng, lý do cho điều này chính là sự có mặt của tàu sân bay và một số động thái khác của quân đội Mỹ”, tướng McKenzie nhận định.
Mặc dù thế, nhưng ông McKenzie vẫn không loại trừ khả năng sẽ tiếp tục đề xuất điều động thêm binh sĩ và khí tài quân sự đến khu vực này trong tương lai.
(Nguồn: NBC News)
VĂN ĐỨC
Theo VTC
Thế giới trong tuần: Cuộc đối đầu thương mại Mỹ - Trung leo thang
Mỹ và Trung Quốc liên tiếp "ăn miếng, trả miếng" về thuế quan; Đối đầu giữa Mỹ và Iran ở Trung Đông leo thang... là các sự kiện nổi bật trong tuần qua.
Mây đen phủ bóng lên đàm phán thương mại Mỹ - Trung
Bộ Tài chính Trung Quốc ngày 13/5 cho biết có kế hoạch tăng thuế đối với hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ trị giá 60 tỷ USD. Theo tuyên bố, Trung Quốc sẽ tăng thuế đối với hơn 5.000 sản phẩm của Mỹ từ 1/6 tới.
Tập đoàn viễn thông Trung Quốc Huawei.
Quyết định trả đũa thuế của Trung Quốc được đưa ra sau khi Mỹ tuần trước đã tăng thuế từ 10% lên 25% đối với hàng hóa nhập khẩu của Trung Quốc có giá trị lên tới 200 tỷ USD.
Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục chỉ thị Đại diện Thương mại Mỹ bắt đầu xem xét tăng thuế đối với toàn bộ hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu của Mỹ - một động thái sẽ ảnh hưởng đến khối lượng hàng hóa trị giá khoảng 325 tỷ USD.
Cuộc đối đầu Mỹ - Trung càng thêm leo thang sau khi Washington ngày 15/5 có bước đi được cho là nhằm ngăn tập đoàn viễn thông Trung Quốc Huawei tiếp cận thị trường và các nhà cung cấp nước này.
Cụ thể, Tổng Thống Mỹ Donald Trump đã ký sắc lệnh hành pháp tuyên bố trình trạng khẩn cấp quốc gia về việc cấm các công ty công nghệ trong nước được sử dụng thiết bị viễn thông nước ngoài có nguy cơ đối với an ninh quốc gia của Mỹ.
Mặc dù Nhà Trắng cho biết sắc lệnh này không nhằm vào bất kỳ công ty hay quốc gia cụ thể nào, song đây vẫn được cho là động thái nhằm vào tập đoàn viễn thông khổng lồ Huawei của Trung Quốc trước những quan ngại về hoạt động gián điệp.
Căng thẳng Mỹ - Iran chưa hạ nhiệt
Căng thẳng giữa Mỹ và Iran vẫn chưa hạ nhiệt khi các quan chức Mỹ đe dọa quân sự Iran và Tehran cũng đưa ra những tuyên bố cứng rắn với Washington.
Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định với các cố vấn cấp cao rằng ông không muốn nước Mỹ dính vào một cuộc chiến với Iran và muốn giải quyết căng thẳng với Iran bằng con đường ngoại giao.
Mỹ đã điều động nhiều khí tài quân sự đến vùng Vịnh.
Tuy nhiên, phát biểu với báo chí, người phát ngôn Nhà Trắng Sarah Sanders tuyên bố, Mỹ không loại trừ khả năng sử dụng sự lựa chọn quân sự để đối phó với Iran.
Đáp lại, Ngoại trưởng Iran Mohammad Zarif tuyên bố "không có khả năng" diễn ra các cuộc thảo luận với chính quyền Mỹ, và rằng nước này đang chứng tỏ sự kiềm chế tối đa và cáo buộc Mỹ có những hành động leo thang gây căng thẳng "không thể chấp nhận".
Bên cạnh các cuộc đấu khẩu, những báo cáo về việc triển khai quân sự của hai bên đang đẩy 2 bên tiến gần hơn tới 1 cuộc chiến. Mỹ đã điều động nhiều khí tài quân sự, trong đó có các máy bay ném bom và tàu sân bay tới Trung Đông là để đối phó với điều mà Washington gọi là "các mối đe dọa từ Iran".
Trong khi đó, cơ quan tình báo Mỹ cho biết Iran đã triển khai tên lửa lên các tàu nhỏ ở vịnh Ba Tư, gây đồn đoán về khả năng Iran tổ chức tấn công nhằm vào các binh sĩ và tài sản của Mỹ trong khu vực.
Châu Âu mở đường "làm lành" với Nga
Theo một tuyên bố chung được 47 quốc gia thành viên Hội đồng châu Âu bỏ phiếu thông qua hôm 17/5, Nga sẽ ở lại tổ chức này sau khi bị đình chỉ quyền biểu quyết từ năm 2014.
Các bộ trưởng ngoại giao trong Hội đồng châu Âu, cơ quan giám sát nhân quyền của lục địa già, đã thông qua một tuyên bố chung hôm 17/5, mở đường cho Nga trở lại tổ chức này - giải quyết một cuộc tranh chấp bắt đầu sau khi Moscow sáp nhập Crimea.
Trước đó, Hội đồng châu Âu đã tước quyền bầu cử của Nga sau khi nước này sáp nhập Crimea hồi năm 2014
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov.
Nga cho biết nước này sẽ nối lại việc thanh toán các khoản phí thành viên. Moscow đã ngừng thanh toán gần 2 năm trước sau khi quyền biểu quyết trong hội đồng bị đình chỉ trong vụ sáp nhập Crimea năm 2014.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov hoan nghênh quyết định này. "Chúng tôi không có ý định rời khỏi Hội đồng châu Âu vì một số người đang cố gắng gợi ý bằng cách lan truyền những tin đồn sai lệch. Chúng tôi cũng không từ chối thực hiện một nghĩa vụ duy nhất, bao gồm cả những vấn đề tài chính", Ngoại trưởng Lavrov phát biểu tại Helsinki, địa điểm tổ chức cuộc họp.
Theo các quan chức, thỏa thuận đạt được hôm 17/5 có nghĩa là Nga sẽ tham gia hội nghị tháng 6 tại Strasbourg, khi một tổng thư ký mới và các thẩm phán tòa án sẽ được bầu, với điều kiện một số thay đổi quy tắc kỹ thuật được phê duyệt trước.
Thủ tướng Anh sẽ thông báo thời điểm từ chức trong tháng 6
Thủ tướng Anh Theresa May dự kiến sẽ thông báo thời điểm từ chức vào đầu tháng 6 tới, sau những nỗ lực cuối cùng để thuyết phục Quốc hội Anh thông qua thỏa thuận về việc nước này sẽ rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) - hay còn gọi là Brexit.
Thủ tướng Anh Theresa May.
Dự kiến, Quốc hội Anh sẽ lại tiến hành bỏ phiếu đối với thỏa thuận Brexit của Thủ tướng May trong tuần đầu tiên của tháng 6 tới, cùng thời điểm Tổng thống Mỹ Donald Trump có chuyến thăm Anh. Thỏa thuận này từng bị bác bỏ 3 lần tại Quốc hội Anh, buộc bà phải xin gia hạn Brexit hai lần và hạn chót là ngày 31/10 tới Anh sẽ phải chính thức rời EU.
Người phát ngôn của Thủ tướng May gần đây từ chối bình luận về khả năng nữ chính khách này phải từ chức nếu văn kiện trên tiếp tục gặp thất bại, song nhấn mạnh bà May đang tập trung nỗ lực để thỏa thuận Brexit được thông qua.
Triều Tiên hứng chịu hạn hán nghiêm trọng nhất trong gần 40 năm
Từ tháng 1 đến đầu tháng 5, lượng mưa hoặc tuyết trung bình ở Triều Tiên đạt 54,4 mm - mức thấp nhất kể từ cùng kỳ năm 1982. Hãng thông tấn nhà nước Triều Tiên KCNA mô tả tình hình này là "hạn hán tột độ".
Triều Tiên đang hứng chịu đợt hạn hán nghiêm trọng nhất trong nhiều thập kỷ gần đây. Ảnh: BBC
Tháng trước, Chương trình Lương thực Thế giới Liên Hợp Quốc (WFP) và Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp Quốc (FAO) cho biết trong một báo cáo chung rằng sản lượng cây trồng của Triều Tiên năm ngoái ở mức thấp nhất kể từ năm 2008. Ứớc tính khoảng 10 triệu người, tức 40% dân số cần hỗ trợ lương thực khẩn cấp.
Hội Chữ thập Đỏ Quốc tế đánh giá hạn hán có thể làm trầm trọng thêm tình trạng "thiếu đói, suy dinh dưỡng và các vấn đề sức khỏe với hàng nghìn trẻ em, phụ nữ mang thai và đang cho con bú" tại Triều Tiên.
Theo kinhtedothi
Hạm đội hùng mạnh Mỹ nằm trong tầm bắn của tên lửa Iran Tehran cảnh báo hạm đội Mỹ ở Vùng Vịnh đang nằm trong tầm bắn của tên lửa tầm ngắn nước này và Washington sẽ không thể duy trì một cuộc chiến mới. "Ngay cả các tên lửa tầm ngắn của chúng tôi cũng có thể dễ dàng tiếp cận các tàu chiến Mỹ ở Vùng Vịnh", hãng tin Fars dẫn lời ông Mohammad...