Mỹ: Lượng dầu IS buôn lậu vào Thổ Nhĩ Kỳ không đáng kể
Mỹ hôm qua cho biết lượng dầu buôn lậu từ những khu vực Nhà nước Hồi giáo kiểm soát ở Syria sang Thổ Nhĩ Kỳ không đáng kể về mặt kinh tế, sau khi Moscow cáo buộc Ankara hưởng lợi từ hoạt động này.
Hệ thống bơm dầu tại mỏ dầu Rmeilane ở tỉnh Hasakeh, đông bắc Syria, ngày 15/7. Ảnh: AFP.
“Lượng dầu mỏ đang được buôn lậu là rất thấp, giảm dần qua thời gian và không đáng kể cả về số lượng lẫn doanh thu”, AFP dẫn lời Amos Hochstein, đặc phái viên Mỹ và là điều phối viên các vấn đề năng lượng quốc tế, nói.
Bộ Ngoại giao Mỹ bác bỏ cáo buộc của Moscow đối với Ankara cho rằng Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cùng gia đình tham gia buôn dầu phi pháp, nhấn mạnh không có bằng chứng chứng minh điều này.
Video đang HOT
Mỹ hôm qua xác nhận một lượng nhỏ dầu có thể vượt qua biên giới Syria – Thổ Nhĩ Kỳ nhưng không nhiều đến mức khiến quan chức chính phủ phải quan tâm. “Tôi không tin có buôn lậu quy mô lớn giữa những khu vực Nhà nước Hồi giáo (IS) kiểm soát với Thổ Nhĩ Kỳ”, Hochstein nói.
Mỹ cho rằng dầu khai thác từ miền đông Syria được tiêu thụ tại thị trường chợ đen trong các vùng chiến sự ở Syria và Iraq. Họ thông báo chiến dịch không kích do liên minh quốc tế triển khai đã làm giảm mạnh số lượng cơ sở hạ tầng dầu mỏ nhóm phiến quân kiểm soát.
Các quan chức ước tính IS thu về 1 đến 1,5 triệu USD một ngày từ bán dầu mỏ và hy vọng đợt không kích mới do Mỹ, Anh, Pháp thực hiện có thể chặn nguồn tài chính này.
Như Tâm
Theo VNE
Syria nghi Thổ Nhĩ Kỳ bắn Su-24 Nga để trả đũa vì bị mất nguồn dầu
Bộ trưởng Thông tin Syria cho rằng việc Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ máy bay của Nga là do Nga phá hủy đường dây buôn lậu dầu của IS, trong khi Ankara khẳng định điều đó là vu khống.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ bị cho là đồng lõa với IS. Ảnh: AP
"Tất cả dầu của Nhà nước Hồi giáo tự xưng được bán cho công ty thuộc về con trai ông Recep Tayyip Erdogan", Bộ trưởng thông tin Syria Omran al-Zoubi phát biểu với Ria Novosti. "Đó là lý do vì sao Thổ Nhĩ Kỳ lo lắng khi Nga thực hiện các cuộc không kích vào các cơ sở hạ tầng của IS, phá hủy hơn 500 xe chở dầu. Điều này đã chọc tức ông Erdogan. Họ không chỉ nhập dầu mà còn nhập bột mì và cả đồ tạo tác cổ".
Các máy bay của Thổ Nhĩ Kỳ ngày 24/11 bắn rơi chiến đấu cơ của Nga ở gần biên giới Syria. Sau khi hai phi công nhảy dù, một người bị các phiến quân nổi dậy người Turk trên mặt đất nã súng, một lính thủy đánh bộ đến giải cứu cũng thiệt mạng. Phi công may mắn sống sót được đưa về căn cứ của Nga ở Syria sau chiến dịch tìm kiếm kéo dài 12 giờ.
Truyền thông Nga sau đó đăng ảnh Bilal Erdogan, con trai ông Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan, ăn tối cùng một số người tại Istanbul, trong đó có một kẻ bị nghi là thủ lĩnh của IS.
Nga đã nhiều lần kêu gọi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc điều tra để xác định ai là người mua dầu từ những kẻ khủng bố IS. Syria cũng cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ, cùng với một số nước vùng Vịnh, tài trợ cho IS.
Moscow bắt đầu chiến dịch không kích IS tại Syria từ cuối tháng 9. Các đợt xuất kích đã phá hủy nhiều cơ sở của IS khiến chúng bị thiệt hại nặng nề. Tuần trước, không quân Nga phá hủy nhiều mục tiêu liên quan đến việc khai thác và bán dầu mỏ của IS, đồng thời công bố hình ảnh chụp từ trên không cho thấy các đoàn xe nối từ vùng IS kiểm soát sang Thổ Nhĩ Kỳ. Nga cho đây là xe chở dầu, trong khi Thổ nói đó là xe chở hàng cứu trợ.
Tổng thống Nga Putin gọi việc bắn hạ máy bay là "cú đâm sau lưng", khẳng định không có cuộc gặp mặt với ông Erdogan sau khi ông này từ chối nói xin lỗi. Chủ tịch Hạ viện Nga Sergei Naryshkin lên án "hành động sát nhân" của Thổ Nhĩ Kỳ và cho rằng Moscow có quyền đáp trả quân sự.
Khánh Lynh
Theo VNE
Cùng không kích IS, Nga - Mỹ nguy cơ đụng độ ở Syria Ngoài việc khiến căng thẳng Nga - Mỹ tiếp tục leo thang thì các cuộc không kích mà Moscow đang thực hiện ở Syria còn tiềm ẩn nguy cơ dẫn tới những tình huống chạm trán bất ngờ. Một cuộc không kích của Nga được thực hiện ở Homs, Syria. Ảnh: AP Ngay trước cuộc không kích đầu tiên của Nga, mọi chuyện...