Mỹ: Lực lượng cứu hỏa từng bước kiểm soát đám cháy rừng ở California
Lực lượng cứu hỏa đang từng bước kiểm soát đám cháy rừng bùng phát ở vùng đồi núi Big Sur, thuộc bang California của Mỹ.
Hàng trăm cư dân đã phải sơ tán và một đoạn đường cao tốc phải đóng cửa do đám cháy rừng này.
Cháy rừng dữ dội tại cộng đồng Prattville ở hạt Plumas, California (Mỹ) ngày 23/7/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngày 23/1, Sở Lâm nghiệp và Phòng cháy chữa cháy California (Cal Fire) thông báo lực lượng cứu hỏa đã kiểm soát được 25% đám cháy rừng Colorado bùng phát từ ngày 21/1. Người phát ngôn của Cal Fire Cecile Juliette cho biết cơ quan này chưa xác định được nguyên nhân vụ cháy và chưa ghi nhận thương vong, chỉ có 1 ngôi nhà bị phá hủy.
Đám cháy Colorado là vụ cháy rừng đầu tiên được ghi nhận trong danh sách của Cal Fire từ đầu năm 2022 đến nay. Hằng năm, cháy rừng thường xuyên xảy ra tại bang California. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, do biến đổi khí hậu, các trận cháy rừng xảy ra trong thời gian dài hơn và nghiêm trọng hơn. Cal Fire cho biết năm 2021, mùa cháy rừng bắt đầu sớm bất thường do hạn hán và mực nước hồ chứa xuống rất thấp. Theo đó, chỉ riêng trong tháng 1/2021, bang California đã phải chống chọi với với 297 đám cháy thiêu rụi khoảng 470 ha rừng.
Cháy rừng tạo ra hình thái thời tiết riêng tại bang California, Mỹ
Hàng nghìn lính cứu hỏa Mỹ đang chạy đua với thời gian để khống chế đám cháy rừng tại bang California đang ngày càng trở nên nghiêm trọng khi chúng tạo ra một hệ thống thời tiết riêng tại đây.
Các chuyên gia khí tượng học cảnh báo tình hình có thể xấu hơn trong ngày 26/7.
Nhân viên cứu hỏa nỗ lực khống chế các đám cháy rừng tại Hạt Plumas, bang California, Mỹ, ngày 25/7/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
"Giặc lửa" đã nhanh chóng bùng phát mạnh đến mức tạo ra các đám mây có thể gây ra chớp, sấm sét và gió mạnh, khiến đám cháy càng trở nên dữ dội. Khoảng 5.400 lính cứu hỏa đang nỗ lực để khoanh vùng dập lửa.
Đám cháy Dixie đã lan rộng ra các khu rừng của Bắc California kể từ giữa tháng 7. Nguyên nhân là do cuộc khủng hoảng khí hậu gây hiện tượng nắng nóng, hanh khô bất thường. Đến nay, cháy rừng đã tàn phá diện tích trồng rừng nhiều gấp 3 lần so với năm 2020, vốn được đánh giá là năm cháy rừng tồi tệ nhất trong lịch sử California.
Trong khi đó, tại Italy, ngày 26/7, cháy rừng lan rộng mất kiểm soát tại tỉnh Oristano, vùng Sardegna, đã khiến hơn 1.500 người phải sơ tán, 20.000 ha diện tích rừng, cánh đồng, vườn ô liu bị thiêu trụi, nhiều cơ sở kinh doanh, nhà cửa bị phá hủy.
Theo phóng viên TTXVN tại Italya, Chủ tịch vùng Sardegna, ông Christian Solinas cho biết: "Hiện vẫn chưa thể ước tính được thiệt hại do các đám cháy gây ra, đây là một thảm họa chưa từng xảy ra. Hơn 10.000 ha thảm thực vật bị thiêu trụi, các cơ sở kinh doanh, nhà cửa bị đốt cháy. Lực lượng cứu hỏa được huy động tối đa với 7.500 người và 20 trực thăng chữa cháy". Chính quyền vùng đã đề nghị Thủ tướng Italy Mario Draghi hỗ trợ ngay lập tức một phần từ Quỹ Phục hồi để phân bổ cho vùng khắc phục hậu quả.
Các đám cháy bùng phát ở Montiferru, thuộc tỉnh Oristano, và nhanh chóng lan rộng mất kiểm soát. Khoảng 7.500 lính cứu hỏa, lực lượng dân phòng, Hội Chữ thập đỏ, hiến binh, cảnh sát, tình nguyện viên cùng các trực thăng chữa cháy được huy động từ Pháp theo đề nghị của Ngoại trưởng Luigi di Maio, đang nỗ lực khống chế các đám cháy. Chính quyền vùng đã phải ban bố tình trạng khẩn cấp, và sơ tán hàng nghìn người dân khỏi các khu vực bị ảnh hưởng.
Cháy rừng tạo ra lượng khí thải kỷ lục trong năm 2021 Các vụ cháy rừng trở nên nghiêm trọng do biến đổi khí hậu đã tạo ra lượng khí thải carbon kỷ lục tại nhiều khu vực ở Siberia (Nga), Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ trong năm 2021. Khói lửa bốc lên từ đám cháy rừng tại Công viên quốc gia Sequoia ở California, Mỹ, ngày 18/9/2021. Ảnh: AFP/TTXVN Đây là kết luận của...