Mỹ lợi dụng Triều Tiên, dàn quân “trị” Trung Quốc?
Trang web quân sự MissileThreat.com của Mỹ phân tích động cơ chính của nước này trong việc tăng cường hệ thống phòng thủ tên lửa ở Thái Bình Dương là để ‘trị’Trung Quốc.
Mỹ di chuyển Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao (THAAD) tới Thái Bình Dương.
Bài viết cho rằng, những hành động khiêu khích gây chiến của Triều Tiên đã tạo cho Mỹ cái cớ để tăng cường hệ thống phòng thủ tên lửa và đầu đạn hạt nhân nhằm kìm chế Trung Quốc, hành động này của Mỹ sẽ kéo hai nước Nga và Trung Quốc lại gần nhau hơn trong vấn đề đối kháng với hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ. Nội dung bài viết như sau:
Đối với Mátxcơva và Bắc Kinh, động thái của Triều Tiên mấy tháng vừa qua có thể dẫn đến các vấn đề an ninh. Gần đây báo chí Triều Tiên đã đăng tải video lên mạng Internet tiết lộ các buổi duyệt binh và huấn luyện phóng tên lửa của Bình Nhưỡng, tòa nhà quốc hội Mỹ và Nhà Trắng bị tấn công. Các vụ tấn công trong tưởng tượng này truyền đạt thông điệp sau: Nhà Trắng đã lọt vào tầm ngắm của tên lửa tầm xa của chúng tôi, tài sản chiến tranh cũng nằm trong tầm phóng bom nguyên tử của chúng tôi. Đài CNN của Mỹ bình luận rằng, thực tế Triều Tiên không có những vũ khí này, phải mất mấy chục năm nữa Bình Nhưỡng mới có thể chế tạo ra những sản phẩm này.
Trước vấn đề này, Washington đã bình luận rằng: Mỹ không chấp nhận việc Triều Tiên trở thành quốc gia hạt nhân, và Mỹ cũng sẽ không buông tay đứng nhìn trước việc Triều Tiên phát triển tên lửa hạt nhân có thể tấn công nước Mỹ. Jay Carney – người phát ngôn Nhà Trắng cho biết: “Dư luận đều biết, để đối phó với mối đe dọa từ phía Triều Tiên, gần đây chúng tôi đã tuyên bố phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa”.
Video đang HOT
Chiến đấu cơ Mỹ áp sát Triều Tiên.
Những lời bình luận này rất không rõ ràng, Nhà Trắng thừa nhận Triều Tiên không có tên lửa hạt nhân, và sẽ mãi mãi không bao giờ có thể có, vì Mỹ không cho phép điều này xảy ra, nhưng hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ lại tiếp tục được tăng cường ở vùng Viễn Đông. Vậy những tên lửa này không phải nhằm vào Triều Tiên, mà chính là Trung Quốc, việc Triều Tiên phóng thử tên lửa, thử hạt nhân và phô trương vũ khí gây hấn đã cho Mỹ cái cớ để Mỹ phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa.
Theo quan điểm của Viện nghiên cứu Mỹ và Canada (của Nga), Trung Quốc hiện đang sở hữu 180-200 đầu đạn hạt nhân, trong đó 40-50 đầu đạn có thể tấn công nước Mỹ ( Alaska, Hawaii và ven Thái Bình Dương), ngoài ra, Trung Quốc còn sở hữu mấy trăm tên lửa tầm trung.
Một điều lạ là, chủ lực lực lượng quân đội tàu ngầm của Mỹ không bố trí ở Đại Tây Dương (như thời kỳ Chiến tranh lạnh) mà lại bố trí ở Thái Bình Dương. 8 tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo của Mỹ lại đóng ở Bangor, trong đó 6 chiếc ở trạng thái trực chiến, trong 192 tên lửa đạn đạo bắn ngầm có 156 tên lửa ở trong trạng thái trực chiến. Tại căn cứ hải quân ở vịnh King của Mỹ có 6 tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo, trong đó 4 chiếc ở trong trạng thái trực chiến, trong 144 tên lửa đạn đạo phóng ngầm có 96 tên lửa ở trạng thái trực chiến. Dường như Mỹ có đủ khả năng để thực hiện cuộc tấn công mang tính chất hủy diệt nhằm vào Trung Quốc, trong 500 đầu đạn hạt nhân có 130 đầu đạn có thể bay tới Trung Quốc trong vòng 10-15 phút. Trong tình huống này, 30 tên lửa đánh chặn mặt đất ở Alaska và 6 tên lửa đánh chặn mặt đất ở California có vai trò rất quan trọng trong việc ngăn ngừa số đầu đạn hạt nhân có hạn của Trung Quốc.
Số tên lửa tầm gần và tầm trung của Trung Quốc cũng là mục tiêu của tên lửa Patriot PAC-3 mà Mỹ đã bán cho Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc, ngoài ra còn phải kể đến tên lửa tiêu chuẩn SM2 và SM3 của quân đội Mỹ. Năm 2010, trong 21 tàu chiến được trang bị hệ thống chiến đấu Aegis của quân đội Mỹ, có 18 chiếc được bố trí lực lượng ở khu vực Thái Bình Dương. Ngày 16-3, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel cho biết, theo kế hoạch, Mỹ sẽ tăng cường thêm 14 tên lửa đánh chặn tại Alaska, lắp đặt hệ thống radar dải tần X thứ hai tại Nhật Bản, lựa chọn địa chỉ cho giếng phóng tên lửa thứ ba trên đất Mỹ.
Lẽ nào tất cả những hệ thống này đều là nhằm vào tên lửa tầm xa không tồn tại của Triều Tiên? Không còn nghi ngờ gì nữa, Bắc Kinh đã hiểu được thông điệp mà Mỹ muốn truyền tải.
Với vai trò là lực lượng hỗ trợ về chính trị và đỡ đầu về kinh tế quan trọng nhất của Triều Tiên, sự ảnh hưởng của Trung Quốc đã không còn đủ để khuyên nhủ Bình Nhưỡng chấm dứt hành động phóng thử tên lửa, ngoài ra, nhà lãnh đạo Triều Tiên đã không chấp nhận lời kiến nghị của đặc phái viên Trung Quốc. Mặc dù vụ thử nghiệm hạt nhân có thể nâng cao tiếng tăm cho ông Kim Jong-un, nhưng đối với Bắc Kinh, sự trao đổi thất bại này quả thực là rất mất mặt. Để đáp trả, Trung Quốc đã nhanh chóng bỏ phiếu thuận hưởng ứng sự trừng phạt của Liên hợp quốc đối với Triều Tiên.
Tình hình trước mắt đã khiến Moscow và Bắc Kinh lại gần nhau hơn trong vấn đề đối kháng với hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ. Trong cuộc hội nghị của Tổ chức hợp tác Thượng Hải năm 2012, Trung Quốc và Nga cùng chỉ trích hành động lắp đặt hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ ở châu Âu và châu Á, điện Kremli còn thẳng thắn tuyên bố rằng hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ ở châu Âu đã đe dọa an ninh quốc gia của Nga.
Trung Quốc cũng tỏ ra rất nghi ngờ trước việc Mỹ lấy cớ lắp đặt hệ thông phòng thủ tên lửa ở Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc và Philippines là để đối phó với Triều Tiên. Bản tuyên bố chung của Tổ chức hợp tác Thượng Hải đã nhấn mạnh, một nước hoặc nhiều nước bố trí hệ thống phòng thủ tên lửa một các đơn phương, không giới hạn đã đe dọa nghiêm trọng đến sự ổn định và an ninh của chiến lược quốc tế. Có thể hiện tại Nga và Trung Quốc cần phải chỉnh sửa lại tuyên bố chung này.
Theo dantri
Hàn Quốc hoàn tất thử nghiệm trực thăng tấn công tự sản xuất
Hàn Quốc đã hoàn thành các cuộc thử nghiệm đối với máy bay trực thăng Surion - trực thăng đầu tiên do chính nước này tự sản xuất.
Surion - trực thăng đầu tiên do Hàn Quốc tự chế tạo.
Cơ quan quản lý chương trình thu mua quốc phòng Hàn Quốc (DAPA) cho biết rằng Hàn Quốc đã hoàn thành các cuộc thử nghiệm đối với máy bay trực thăng Surion - trực thăng đầu tiên do chính nước này tự sản xuất.
Theo truyền thông Hàn Quốc, trực thăng Surion được thiết kế để thay thế cho các trực thăng UH-1H và trực thăng tấn công MD-500, được sử dụng thường xuyên trong hơn một thập kỷ qua. Hàn Quốc đã đặt hàng 245 máy bay trực thăng này và dự kiến số lượng đặt hàng sẽ lên đến 300 chiếc thuộc biến thể dân sự.
Surion được phát triển bởi Viện nghiên cứu Không gian vũ trụ Hàn Quốc (KAI) trong suốt 6 năm từ 2006-2012. Dự án có tổng trị giá lên tới 1,3 nghìn tỷ won (1,17 tỷ USD). Khoảng 200 cuộc thử nghiệm bay đã được thực hiện trong thời gian 2700 giờ, Hãng thông tấn ITAR-Tass đưa tin.
Để kiểm tra khả năng hoạt động ở diều kiện nhiệt độ thấp của loại máy bay trực thăng đa mục đích này, Surion đã được gửi đến Alaska, nơi mà nó đã được thử nghiệm 50 ngày ở nhiệt độ xuống tới -32 độ C.
Surion có chiều dài là 19 m, chiều cao 4,5 m và có thể chở tới 10 bính lính được vũ trang đầy đủ. Máy bay trực thăng được trang bị hai động cơ tuốc bin khí General Electric T700 công suất 1.600 mã lực cho phép nó đạt tốc độ tối đa lên tới 250 km/h.
"Việc tạo ra một cơ sở hạ tầng lớn cho sự phát triển loại máy bay trực thăng đa năng này đã đặt nền tảng cho ngành công nghiệp ngành công nghiệp máy bay trực thăng trong nước. Các công nghệ tiên tiến sử dụng trong việc chế tạo loại trực thăng mới này sẽ được áp dụng trong các ngành công nghiệp khác, bao gồm cả chế tạo ô tô, đóng tàu, cũng như công nghệ thông tin,." - nguồn tin từ KAI - công ty phát triển Surion cho hay.
Với việc phát triển thành công trực thăng nội địa đầu tiên Surion, Hàn Quốc đã trở thành quốc gia thứ 11 chế tạo được máy bay trực thăng cho riêng mình, Hãng thông tấn Yonhap cho biết.
Việc Hàn Quốc hoàn tất các chuyến bay thử nghiệm của trực thăng "made in Korea" diễn ra trong bỗi cảnh căng thăng giữa hai nước trên bán đảo Triều Tiên ngày càng leo thang, khi mà mới đây, Bình Nhưỡng tuyên bố chính thức bước vào "tình trạng chiến tranh" với Hàn Quốc.
Liên quan đến việc Hàn Quốc tăng cường trang bị các trực thăng cho quân đội, đầu tháng 01 năm nay, Yonhap cho hay, DAPA đã được yêu cầu sắm 8 chiếc đa năng MH-60R Seahawk của Mỹ với tổng chi phí 589 tỉ won (554,1 triệu USD). Được biết, số trực thăng này sẽ được biên chế cho hệ thống tàu khu trục nhỏ thế hệ mới chuyên giám sát và thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến căn cứ tàu ngầm, hệ thống tàu chiến của Bắc Triều Tiên.
Theo xahoi
Tên lửa đạn đạo Topol-M của Nga "chấp" 5-7 tên lửa đánh chặn Mỹ Ngày 2-4, một Đại tướng nghỉ hưu Nga cho biết, Mỹ sẽ phải cần từ 5 đến 7 tên lửa đánh chặn triển khai trên đất liền (GBI) để đánh chặn một tên lửa đạn đạo liên lục địa Topol-M của Nga. "Từ các cuộc tiếp xúc của tôi với giám đốc Cơ quan phòng thủ tên lửa Mỹ, tôi được biết rằng...