Mỹ loại Trung Quốc khỏi hội nghị lực lượng đổ bộ châu Á – Thái Bình Dương
Thủy quân Lục chiến Mỹ (USMC) tổ chức hội nghị với sự tham dự của các chỉ huy lực lượng đổ bộ nước ngoài, chủ yếu tại châu Á-Thái Bình Dương. Trung Quốc không được mời tham dự sự kiện này.
Lực lượng Mỹ tập trận với Philippines tại Biển Đông ngày 21/4. Ảnh: Reuters
Hội nghị giữa USMC và các quan chức quân sự đến từ 23 quốc gia đã khai mạc tại Hawaii hôm 11/5. Hơn một nửa số khách mời tham dự là nước châu Á, trong đó có một số quốc gia có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc như Nhật Bản, Philippines, Việt Nam. Đây là lần đầu tiên hội nghị kiểu này được tổ chức.
Nội dung bàn bạc của chương trình xoay quanh chiến thuật tấn công đổ bộ, gồm cả tấn công từ tàu lên bờ. Sự kiện cũng có hoạt động thao diễn chiến thuật, phát ngôn viên của USMC cho biết.
Theo Reuters, tài liệu do một cố vấn soạn thảo để chuẩn bị cho hội nghị viết rằng “không nên mời” Trung Quốc do nước là này “đối thủ cạnh tranh” của Mỹ và một số nước tham dự.
Video đang HOT
Khi được hỏi về việc không mời Trung Quốc, phát ngôn viên USMC cho biết luật pháp Mỹ cấm trao đổi quân sự với Trung Quốc tại các sự kiện như vậy. Các quan chức quốc phòng Mỹ nói thêm rằng việc không mời nhân viên quân sự Trung Quốc tham gia hoạt động huấn luyện của Mỹ không phải là điều bất thường.
Trung Quốc năm ngoái tham gia cuộc tập trận hải quân do Mỹ dẫn đầu, Vành đai Thái bình Dương (RIMPAC) với hơn 20 quốc gia, nhưng một quan chức cho biết Bắc Kinh chỉ tham gia các hoạt động diễn tập cứu trợ nhân đạo và tìm kiếm, cứu nạn.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh nói rằng bất cứ nước nào cũng có quyền lựa chọn khách mời đến một cuộc họp hoặc sự kiện, miễn là việc này có lợi cho duy trì hòa bình và ổn định khu vực.
“Quân đội Trung Quốc và Mỹ vẫn có trao đổi và hợp tác thông thường ở các cấp độ khác nhau”, bà Hoa nói.
Washington ngày càng gia tăng chỉ trích sự hung hăng của Trung Quốc trong tranh chấp Biển Đông, đặc biệt là việc bồi đắp và cải tạo tại khoảng 7 bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa. Hình ảnh vệ tinh cho thấy Bắc Kinh đang xây dựng ít nhất một đường băng tại khu vực. Một quan chức Mỹ cho biết Lầu Năm Góc đang cân nhắc việc điều máy bay quân sự và tàu tuần tra để khẳng định tự do hàng hải xung quanh các bãi đá.
Phương Vũ
Theo VNE
Thái Lan sẽ mở hội nghị bất thường về người tị nạn
Ngày 29.5, Thái Lan sẽ tổ chức "Hội nghị đặc biệt về di cư trái phép tại Ấn Độ Dương" để bàn cách giải quyết triệt để vấn đề người tị nạn, theo tờ The Nation (Thái Lan) ngày 14.5.
Cảnh sát Malaysia phát bánh mì cho những ngừoi tị nạn Bangladesh và Rohingya - Ảnh: Reuters
Thành phần tham dự sẽ là các quan chức cao cấp đại diện 15 nước có liên quan như: Úc, Indonesia, Malaysia, Campuchia, Lào, Myanmar, Việt Nam, Bangladesh và Mỹ. Ngoài ra còn có các quan sát viên của Cao uỷ Liên Hiệp Quốc về người tị nạn, Tổ chức quốc tế về di dân (IOM)...
Đối với vấn đề người tị nạn đang nóng trong những ngày gần đây, Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan, Tanasak Patimapragorn nói thế giới cần biết rằng dù có một số quan chức dính dáng đến đường dây buôn người, nhưng Thái Lan chỉ là "điểm trung chuyển", không phải là điểm đến của người tị nạn.
"Trước mắt, Thái Lan đang cân nhắc việc lập các trại tạm thời cho những người tị nạn đang ở Thái Lan. Bộ Ngoại giao sẵn sàng hợp tác với các tổ chức quốc tế khi các trại này hoàn thành", ông nói.
Về lâu dài, để đối phó với tình trạng những người tị nạn, đặc biệt là người Rohingya (người Hồi giáo thiểu số ở Myanmar), ông Tanasak nói điều quan trọng trước hết là các nước sở tại phải đảm bảo những người dân nước mình hạnh phúc với cuộc sống của họ, khi đó họ không cần phải trốn sang các nước khác.
Theo số liệu của IOM, hiện vẫn còn khoảng 7.000 người tị nạn Bangladesh và Rohingya "trôi nổi" đâu đó trên vùng biển thuộc khu vực vịnh Bengal. Trong khi đó, ngày 14.5, giới chức Malaysia buộc một chiếc tàu chở 500 người tị nạn phải quay đầu trở ra biển sau khi cung cấp xăng dầu và thực phẩm. Trước đó, hồi đầu tuần, Indonesia cũng không cho một chiếc tàu chở 600 người tị nạn cập bờ.
Lam Yên
(VP Bangkok)
Theo Thanhnien
Vua Ả Rập Xê Út không dự hội nghị do Tổng thống Mỹ chủ trì Quốc vương Ả Rập Xê Út Salman sẽ không sang Mỹ tham dự hội nghị do Tổng thống Barack Obama chủ trì trong tuần này, Bloomberg đưa tin ngày 11.5. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy Ả Rập Xê Út không hài lòng với cuộc đàm phán hạt nhân giữa Mỹ và Iran. Thay vì sang Mỹ theo lời mời của...