Mỹ loại trừ biện pháp quân sự khi đối phó Triều Tiên
Tổng thống Mỹ Donald Trump thông qua kế hoạch chính sách 4 điểm về Triều Tiên và muốn tìm giải pháp ngoại giao cho căng thẳng hiện tại.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Ảnh: Reuters/AP.
Nhóm chính trị gia lưỡng đảng Hàn Quốc có cuộc gặp với Joseph Yun, đại diện đặc biệt của Mỹ về chính sách Triều Tiên, ở thủ đô Washington. Yun thông báo cho Seoul cách tiếp cận của Tổng thống Donald Trump với Bình Nhưỡng, Yonhap đưa tin.
Tổng thống Trump đã ký bản chính sách do Bộ Ngoại giao Mỹ đề xuất từ hai tuần trước, Kim Kwan-young, đảng Nhân dân đối lập ở Hàn Quốc, ngày 25/5 nhắc lại lời Yun.
Video đang HOT
Chính sách gồm 4 chiến lược, không công nhận Triều Tiên là quốc gia hạt nhân, áp đặt mọi biện pháp trừng phạt và sức ép có thể, không tìm cách thay đổi chế độ và giải quyết vấn đề bằng đối thoại. Điều này đồng nghĩa chính quyền Trump loại trừ biện pháp quân sự với Triều Tiên, lựa chọn được Washington đưa ra gần đây để ngăn Bình Nhưỡng thử hạt nhân, tên lửa.
Về tổng thể, chính sách mới khá giống với chiến lược của chính quyền Barack Obama. Hàn Quốc dự kiến tìm hiểu chi tiết hơn về chính sách của Mỹ trong cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Trump và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in tại Washington vào cuối tháng 6.
Như Tâm
Theo VNE
Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo từ nơi chưa từng biết đến
Các hình ảnh vệ tinh cho thấy tên lửa đạn đạo tầm trung Pukguksong-2 của Triều Tiên được phóng từ một địa điểm chưa từng được biết đến.
Tên lửa Pukguksong-2 nhiều khả năng được phóng đi từ khu vực hồ Yonphung. Ảnh: 38 North
Ảnh chụp vệ tinh về vụ phóng tên lửa tầm trung Pukguksong-2 của Triều Tiên hôm 21/5 cho thấy Bình Nhưỡng giờ đây có thể vận hành loại vũ khí này từ bất cứ địa điểm nào trên cả nước chứ không chỉ từ một bãi phóng cố định, theo Daily Star.
Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc (JCS) ban đầu nhận định quả tên lửa đạn đạo tầm trung Pukguksong-2 được Triều Tiên phóng lên từ một địa điểm gần huyện Pukchang ở tỉnh Nam Pyeongan.
Tuy nhiên, sau khi phân tích hình ảnh và video về vụ phóng do Triều Tiên công bố, các chuyên gia của trang 38 North thuộc Viện Nghiên cứu Mỹ-Hàn, Đại học John Hopkins, cho rằng quả tên lửa nhiều khả năng không được phóng từ vị trí đó.
Video do Triều Tiên công bố cho thấy có một hồ chứa nước gần địa điểm phóng, nhưng trên bản đồ Google Earth, huyện Pukchang thuộc tỉnh Nam Pyeongan lại không có bất cứ hồ chứa nào như vậy.
Sau khi nghiên cứu kỹ ảnh vệ tinh chụp địa hình Triều Tiên, 38 North nhận định quả tên lửa được phóng lên từ bãi đất ven hồ Yonphung, tại tỉnh Nam Pyongan, nằm cách khu biệt thự dành cho giới lãnh đạo cấp cao của Triều Tiên chưa đầy 4 km, vốn là nơi người dân không được tiếp cận.
Hình ảnh vệ tinh cho thấy cạnh hồ nước này có một con đường có hai hàng cây bao phủ, trùng khớp với hình ảnh đầu đoạn video do Triều Tiên công bố.
"Bằng cách sử dụng địa điểm này, lực lượng tên lửa chiến lược Triều Tiên chứng tỏ họ đủ khả năng hoạt động ở bất cứ nơi nào trên đất nước, chứ không chỉ ở những vị trí phóng cố định. Hành động này không chỉ giúp Triều Tiên có thêm kinh nghiệm và tăng cường năng lực mà còn báo hiệu bước chuyển mới trong học thuyết quân sự của nước này", các chuyên gia của 38 North nhận định.
Nguyễn Hoàng
Theo VNE
Triều Tiên nói Hàn Quốc 'bắn chim, gây căng thẳng biên giới' Triều Tiên cho biết vật thể bay mà quân đội Hàn Quốc nã hàng chục phát đạn hồi đầu tuần chỉ là một đàn chim. Binh sĩ Hàn Quốc. Ảnh: Deccan Chronicle. Quân đội Hàn Quốc hôm 23/5 bắn khoảng 90 phát đạn vào một vật thể bay không xác định ở khu vực biên giới với Triều Tiên, nghi đó là máy...