Mỹ lộ tên lửa SM-3 Block IIA triệt tiêu tên lửa đạo đạn
Tên lửa SM-3 Block IIA sẽ được Mỹ thiết lập trên đất liền, trên biển và có khả năng phá hủy tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung bên ngoài khí quyển.
Ảnh: US Navy
Tạp chí National Interest vừa chính thức công bố thông tin về việc phát triển các tên lửa SM-3 Block IIA, vốn được Bộ Quốc phòng Mỹ dự kiên dùng để tiêu diệt tên lửa đạn đạo của đối phương.
Theo National Interest, tên lửa SM-3 Block IIA là thành phần của hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ ở châu Âu và có thể được triển khai ở Ba Lan và Rumani vào năm 2018.
SM-3 Block IIA có thể được thiết lập trên đất liền và trên biển có khả năng phá hủy tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung bên ngoài khí quyển.
“Các tên lửa sẽ được lắp đặt để bảo vệ châu Âu và các nước đồng minh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương trước mối đe dọa tên lửa”, tạp chí National Interestnhận định.
Các đầu đạn tên lửa không mang theo chất nổ, có thể phá hủy và tiêu diệt các mục tiêu bằng lực tạo ra do động năng bay. Các cuộc thử nghiệm tên lửa mới được dự kiến bắt đầu trong nửa sau của năm 2016.
Tên lửa SM-3 Block IIA có chiều dài 21,6 feet (6,55m), là loại tên lửa đánh chặn nhiên liệu rắn 3 tầng, có bộ chiến đấu cỡ lớn và rất hiện đại.
Video đang HOT
Loại tên lửa đánh chặn này có khả năng bắn hạ các tên lửa đạn đạo tầm trung và tầm gần, ở giai đoạn giữ đường bay.
SM-3 Block IIA do công ty Raytheon chế tạo trong khuôn khổ chương trình hợp tác Mỹ – Nhật, với tổng chi phí đầu tư khoảng 2 tỷ USD.
Mỹ và Nhật Bản, mỗi nước đóng góp 1 tỷ USD để thiết kế, thử nghiệm và sản xuất thế hệ tên lửa mới này, nhằm nâng cao khả năng bảo vệ quốc gia trước các nguy cơ bị tấn công tên lửa đạn đạo.
SM-3 Block IIA sẽ được sử dụng trong các hệ thống tác chiến Aegis do công ty Lockheed Martin của Mỹ phát triển.
Theotienphong.vn
Sức mạnh máy bay trinh sát Việt Nam
Để thực hiện nhiệm vụ vụ tuần tra trinh sát trên đất liền và trên biển, lực lượng không quân Việt Nam được trang bị dàn máy bay hàng đầu khu vực.
Máy bay DHC-6: Loại máy bay có tầm hoạt động 1.480km, tốc độ bay tối đa 170 hải lý/h (314km/h khi tuần tra biển), tốc độ ổn định 150 hải lý/h (278 km/h khi tuần tra biển), độ cao hoạt động tối đa là 8.138 m. Để hoàn thành nhiệm vụ tuần tra hàng hải và tìm kiếm cứu nạn của mình, thủy phi cơ DHC-6 của Việt Nam được trang bị hệ thống radar giám sát hàng hải ELM-2022A và hệ thống cảm biến quang - điện - hồng ngoại MiniPOP.
Radar ELM-2022A có khả năng quét và theo dõi đồng thời lên tới 256 mục tiêu trên biển với hiệu suất đã được đánh giá là "tuyệt vời". Radar ELM-2022A đã mở rộng tầm giám sát hàng hải lên tới 200 hải lý (với mục tiêu cỡ lớn), và được ELTA nhấn mạnh vào đặc điểm tương đương với hệ thống radar điều khiển hỏa lực EL/M-2032 (được trang bị trên nhiều máy bay chiến đấu hiện nay), cho phép hoạt động cả ở chế độ không - đối - không.
Trong khi đó, MiniPOP là một hệ thống quan sát ngày/đêm với độ phân giải cao, cung cấp hình ảnh thời gian thực, khả năng tự động ghi hình ảnh về mục tiêu, định vị trí mục tiêu với độ chính xác cao cho các nền tảng cỡ nhỏ tham gia tấn công như máy bay không người lái, các phương tiện bọc thép, phương tiện không người lái mặt đất và các tàu chiến hải quân.
Ngoài ra, MiniPOP sẽ đóng vai trò hỗ trợ tích cực cho radar ELM-2022A trong việc xác định chính xác từng mục tiêu trong hàng trăm phương tiện quân, dân sự đang hoạt động trên biển. MiniPOP được thiết kế với kiến trúc mở để có thể mang tới 4 cảm biến. Một cấu hình hệ thống cơ bản có thể phóng đại ảnh màu liên tục bằng một camera ban ngày và một camera ảnh nhiệt.
Một con trỏ laser, máy ghi hình tự động và đầu dò laser có thể hoạt động kết hợp để tạo ra thêm nhiều chức năng. Hệ thống cảm biến này thường được sử dụng để theo dõi và dẫn đường tấn công cho tên lửa Helfire trên các phương tiện quân sự của Mỹ và NATO hiện nay.
Ngoài DHC-6, hiện nay Hải quân Việt Nam đang sở hữu máy bay trinh sát săn ngầm hàng đầu Đông Nam Á là Ka-28 - đây là biến thể xuất khẩu của dòng trực thăng Ka-27PL.
Theo đánh giá của nhà sản xuất Nga, Ka-28 có tính năng kỹ chiến thuật đa năng, có khả năng tìm và tiêu diệt tàu ngầm với ba phương án khác nhau bằng các thiết bị hiện đại nhất hiện nay ở độ sâu gấp ba lần độ sâu hoạt động của tàu ngầm.
Ka-28 được trang bị thiết bị dò từ APM (dò từ trường phát ra từ vỏ tàu ngầm); dò tìm tàu ngầm bằng phao thủy âm vô tuyến RGB (dò bằng sóng vô tuyến khi tàu ngầm phát ra tín hiệu sóng vô tuyến lên không trung) và dò âm VGS (dò tiếng chân vịt của tàu ngầm).
Ngoài ra, Ka-28 còn được trang bị hệ thống radar trinh sát mặt nước và gắn thêm thiết bị chống nhiễu, gây nhiễu để tàu ngầm không thể phát hiện.
Ngoài những may bay kể trên, trước đây Việt Nam từng sở hữu 8 chiếc máy bay trinh sát An-30. Tuy nhiên, hiện nay hầu hết các máy bay trinh sát An-30 của Việt Nam đều đã nghỉ hưu.
Theo_Báo Đất Việt
Hết hồn kho tên lửa đạn đạo hạt nhân của Triều Tiên Quân đội Triều Tiên hiện sở hữu gần 10 loại tên lửa đạn đạo có khả năng mang đầu đạn hạt nhân có sức hủy diệt khủng khiếp. Với thành tựu thu nhỏ đầu đạn hạt nhân đủ khả năng gắn lên tên lửa đạn đạo, Quân đội Triều Tiên gần như đã hoàn tất việc xây dựng lực lượng răn đe hạt...