Mỹ lo tái sản xuất chiến đấu cơ tàng hình đình đám
Hạ viện Mỹ mới đây cho biết, gần 5 năm sau khi Lockheed Martin ngừng sản xuất chiến đấu cơ tàng hình F-22, họ đang cùng không quân Mỹ tính cách khởi động lại dây chuyền chế tạo loại máy bay này.
Theo chỉ đạo của cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ ông Robert Gates hồi năm 2009, dây chuyền sản xuất máy bay tàng hình F-22 được dừng lại khi đã có 187 chiếc xuất xưởng, ít hơn nhiều so với kế hoạch sản xuất 749 chiếc ban đầu.
Trang mạng Defense News nhận định rằng: “Với việc quân đội Mỹ đang mất dần lợi thế về công nghệ trước những đối thủ như Nga và Trung Quốc, Quốc hội đang tính đến biện pháp sử dụng ngân sách trong năm mới để khởi động lại dây chuyền sản xuất của F-22″.
Bên cạnh đó, tiểu ban phụ trách chiến đấu cơ và lính bộ binh của Ủy ban phụ trách Các lực lượng Vũ trang Mỹ đang chỉ đạo cho ban chỉ huy Không lực nước này phân tích chi phí chi tiết của việc sản xuất thêm ít nhất 194 chiếc F-22 nữa. Bản báo cáo sẽ phải được trình lên Uỷ ban trước 1/1/2017.
Trước đó, tạp chí National Interest từng nhận định rằng, thế hệ chiến đấu cơ cũ của Mỹ không thể đáp ứng được nhu cầu của nước này trong thời gian đợi hoàn thành chiếc chiến đấu cơ thế hệ 5 F-35.
Nhiều ý kiến cho rằng việc tái khởi động lại dây chuyền lắp ráp máy bay thế hệ 5 F-22 là hiển nhiên, tuy nhiên, lãnh đạo không quân Mỹ liên tục phủ nhận việc này với lập luận rằng, chi phí sản xuất thêm F-22 quá đắt đỏ so với việc tiếp tục nghiên cứu một thế hệ máy bay mới.
Video đang HOT
Chiến đấu cơ F-22 Raptor do Hãng Lockheed Martin của Mỹ sản xuất. Nó luôn đứng trong danh sách những loại chiến đấu cơ tối tân nhất và cũng là loại chiến đấu cơ có giá đắt nhất thế giới, lên tới 130 triệu USD/1 chiếc.
F-22 Raptor của Mỹ là sự tổng hợp của hàng loạt tính năng ưu việt như công nghệ tàng hình, hệ thống điều khiển tự động, đa năng, đạt tốc độ siêu âm mà không đốt nhiên liệu phụ.
Raptor F-22 được chế tạo với mục đích ban đầu là áp đảo Không quân Liên Xô, được trang bị các phương tiện tấn công mặt đất, tác chiến điện tử và trinh sát vô tuyến.
F-22 dài 18,9m, sải cánh 13,6m, cao 5,10m, trọng lượng rỗng 19,7 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa 38 tấn. Máy bay trang bị 2 động cơ phản lực cánh quạt đẩy có buồng đốt phụ Pratt & Whitney F119-PW-100 tích hợp bộ phận điều chỉnh hướng phụt, cho phép máy bay đạt tốc độ tối đa khoảng Mach 2 (tương đương chừng 2.400km/h), bán kính tác chiến 759km (mang đủ vũ khí).
Máy bay được trang bị hệ thống radar mạng pha cực mạnh AN/APG-77 có tầm trinh sát 200-250km. Đặc biệt, với loại radar này, F-22 có thể hoạt động như hệ thống chỉ huy và cảnh giới đường không (AWACS) mini nghĩa là, F-22 xác định rõ các mục tiêu để cùng tham chiến với những chiếc F-15 và F-16, và thậm chí xác định được việc hai máy bay đồng minh đang cùng dự định tấn công một mục tiêu, nhờ thế cho phép cảnh báo chúng lựa chọn một mục tiêu khác.
Bên cạnh đó, lực đẩy tối đa của động cơ có thể cho phép máy bay hoạt động với tốc độ tối đa lên tới hơn 3000 km/giờ khi bay ở chế độ siêu tốc và không mang vũ khí.
F-22 Raptor cũng là loại chiến đấu cơ có khả năng tàng hình cực cao với kỹ thuật tàng hình thế hệ thứ 4, khiến ngay cả hệ thống ra-đa hiện đại nhất thế giới cũng khó phát hiện ra nó.
Buồng lái F-22 được thiết kế hiện đại với những màn hình LCD 6 màu, điều khiển bằng hệ thống điện tử Kaiser, có khả năng hiển thị các mục tiêu trên không cũng như trên mặt đất. Ngoài ra, các mối nguy hiểm cùng với dữ liệu tìm kiếm mục tiêu hiển thị trên hai màn hình LCD khác.
Hệ thống hiển thị hình ảnh trên mũ bay phi công (HUD) sẽ cung cấp các thông số như tình trạng mục tiêu, tình trạng vũ khí và giúp phi công ngắm bắn. Các thông số hiển thị trên HUD sẽ được một camera ghi lại để phân tích sau trận chiến.
F-22 được trang bị một khẩu pháo 6 nòng M61A2 phía bên cánh phải, ngay phía trên cửa lấy khí. F-22 có ba khoang vũ khí có thể đóng mở được nằm trong thân: một khoang lớn phía dưới thân và hai khoang nhỏ phía bên cạnh cửa hút gió.
Vũ khí mang theo của F-22 có thể thay đổi tùy theo nhiệm vụ. Để không chiến, F-22 sẽ mang theo 6 hoả tiển AIM-120C AMRAAM tầm xa (tầm bắn 90 km) và hai hoả tiển AIM-9 Sidewinder ở hai khoang cạnh thân.
Theo_VnMedia
Nhật Bản thử chiến đấu cơ tàng hình thế hệ mới
Hãng tin Bloomberg hôm nay (22/4) trích dẫn nguồn tin từ Giám đốc Dự án phát triển chiến đấu cơ tàng hình thuộc Bộ Quốc phòng Nhật Bản ông Hirofumi Doi cho biết, Nhật Bản vừa tiến hành thử nghiệm thành công một chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ 5 do nước này tự chế tạo.
Theo ông Doi, chiến đấu cơ cất cánh từ trường bay Nagoya (thuộc sân bay Komaki) ở quận Aichi vào khoảng 8h50 sáng nay (theo giờ Nhật Bản) và đã hạ cánh an toàn tại trường bay Gifu thuộc quận Gifu vào lúc 9h13 sáng cùng ngày.
Đây là lần bay thử nghiệm đầu tiên của loại chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 này. Tuy nhiên, nguồn tin chưa tiết lộ thông tin cụ thể và chi tiết về loại chiến đấu cơ trên.
Nhật Bản hiện là quốc gia thứ 4 trên thế giới, sau Mỹ, Nga và Trung Quốc tiến hành thử nghiệm bay đối với chiến đấu cơ tàng hình do họ tự chế. Theo Bộ Quốc phòng Nhật Bản, chiến đấu cơ trên có trị giá lên tới 366 triệu USD/ chiếc. Tập đoàn Công nghiệp nặng Mitsubishi chính là đơn vị đảm nhiệm phát triển loại chiến đấu cơ hiện đại trên.
Ông Doi cho biết, nhóm chuyên gia quân sự thuộc Bộ Quốc phòng Nhật Bản sẽ phân tích dữ liệu từ chuyến bay thử nghiệm hôm nay và đưa ra quyết định có tiếp tục phát triển dòng chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ 5 hay không.
Đan Khanh (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Nga trang bị tên lửa "khủng" cho máy bay ném bom PAK-DA Tạp chí The National Interest hôm qua (20/4) đưa tin, Nga đang đẩy nhanh kế hoạch phát triển máy bay ném bom tàng hình PAK-DA mới, có khả năng mang nhiều loại vũ khí hiện đại, trong đó có tên lửa siêu thanh. Máy bay ném bom này dự kiến sẽ có chuyến bay đầu tiên vào khoảng năm 2021, bắt đầu được...