Mỹ lo “rệp” công nghệ
Một phòng thí nghiệm vũ khí hạt nhân của Mỹ đã dỡ bỏ tất cả các linh phụ kiện do Trung Quốc chế tạo khỏi hệ thống máy tính của trung tâm do lo ngại vấn đề an ninh quốc gia.
Các quan chức và chuyên gia trong phòng thí nghiệm hạt nhân quốc gia Los Amalog
Video đang HOT
Quyết định này của Phòng thí nghiệm vũ khí hạt nhân quốc gia Los Alamos của Mỹ đặt tại bang New Mexico được đưa ra sau khi phát hiện trong hệ thống máy tính có cài đặt một số công tắc mạng (network switches) do Công ty H3C Technologies có trụ sở ở thành phố Hàng Châu của Trung Quốc chế tạo.
Công ty H3C Technologies cũng chính là công ty đã tham gia dự án chung giữa tập đoàn Công nghệ Hoa Vi (Huawei Technologies Co) của Trung Quốc với Công ty công nghệ 3Com Corp của Mỹ. Vì thế, phát hiện của Phòng thí nghiệm vũ khí hạt nhân quốc gia Los Alamos đã làm dấy lên nghi vấn về công tác thu mua các linh kiện điện tử dành cho an ninh quốc gia do chính phủ Mỹ chịu trách nhiệm.
Trong khi đó, tập đoàn Công nghệ Hoa Vi từng bị một số cơ quan và giới chức ở Mỹ đưa vào “tầm ngắm” với lo ngại có thể ảnh hưởng tới an ninh quốc gia của Mỹ trong lĩnh vực công nghệ và viễn thông. Trước đó, trong một dự thảo báo cáo công bố hồi tháng 10-2012, Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ đã đề nghị loại tập đoàn này cùng một công ty sản xuất thiết bị viễn thông hàng đầu khác của Trung Quốc là hãng ZTE Corp ra khỏi thị trường Mỹ.
Lý do để Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ đi tới đề nghị trên là Hoa Vi và ZTE Corp khó có thể tránh khỏi việc chịu sự chi phối của Nhà nước Trung Quốc và do đó sẽ đe dọa an ninh của Mỹ. Ngoài ra, Ủy ban tình báo Hạ viện Mỹ cũng cáo buộc cả 2 tập đoàn này đã không cung cấp đủ thông tin cần thiết để giải tỏa những lo ngại của Ủy ban, bao gồm những thông tin chi tiết về mối quan hệ chính thức hoặc sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa công ty với các nhà chức trách Trung Quốc.
Cho dù cả 2 “gã khổng lồ” công nghệ của Trung Quốc sau đó đã hoàn toàn bác bỏ cáo buộc “thiếu hiểu biết cơ bản” của Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ cũng như kết quả giám định an ninh của Chính phủ Mỹ không tìm thấy chứng cứ về việc Hoa Vi là gián điệp của Trung Quốc, song không phải vì thế mà giải tỏa hết lo ngại về gián điệp công nghệ. Trong bối cảnh đó, phát hiện của Phòng thí nghiệm vũ khí hạt nhân quốc gia Los Alamos một lần nữa lại làm dấy lên nghi vấn về vấn đề này trong việc mua các linh kiện điện tử nước ngoài để lắp đặt trong các cơ sở an ninh quốc gia, công nghệ của Mỹ.
Ngay trước khi phát hiện của Phòng thí nghiệm vũ khí hạt nhân quốc gia Los Alamos được công bố, ngày 4-1, Bộ An ninh Nội địa Mỹ (DHS) cũng đã cảnh báo người sử dụng trình duyệt Internet Explorer (IE) về một lỗ hổng phần mềm mới bị tin tặc có nguồn gốc từ Trung Quốc sử dụng để tấn công vào trang mạng của Hội đồng Quan hệ đối ngoại Mỹ (CFR). Công ty chế tạo máy phát điện công nghệ cao Capstone ở bang California (Mỹ) cũng đã bị các tin tặc trên tấn công sau khi các chuyên gia an ninh mạng của Mỹ tìm được dấu vết giống nhau từ cả hai trang web của CFR và Capstone. Hiện các chuyên gia về an ninh Mỹ đang tiếp tục điều tra về khả năng các phần mềm gián điệp đã được cài lén vào trang mạng của CFR.
Theo ANTD
Nước Mỹ bị bủa vây?
Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ vừa lên tiếng đề nghị loại hai công ty sản xuất thiết bị viễn thông hàng đầu của Trung Quốc khỏi thị trường Mỹ với lý do có thể đe dọa an ninh nước này.
Những tập đoàn như Huawei đang tạo mối đe dọa với vai trò siêu cường của Mỹ
Bản điều tra của Ủy ban nói trên cho biết lâu nay, tình báo Mỹ đã phải nỗ lực ngăn chặn sự mở rộng hoạt động của hai công ty Huawei Technologies Co Ltd và ZTE Corp tại thị trường Mỹ vì các công ty này hoàn toàn không phải là công ty tư nhân mà có sự ảnh hưởng của yếu tố nhà nước, đồng thời có dấu hiệu liên quan đến hoạt động gián điệp.
Huawei là công ty sản xuất thiết bị viễn thông lớn thứ 2 trên thế giới sau Công ty Ericsson của Thụy Điển. Còn ZTE là nhà sản xuất các thiết bị viễn thông đứng hàng thứ 5 trên thế giới. Huawei sản xuất và kinh doanh các thiết bị viễn thông tại Mỹ kể từ năm ngoái, chủ yếu tại các vùng nông thôn. Ngoài ra, hãng còn sản xuất điện thoại di động từ 4 năm nay tại thị trường Mỹ.
Đây là biện pháp ngăn chặn mới nhất của Mỹ nhằm vào các tập đoàn, công ty của Trung Quốc. Tháng trước, đích thân Tổng thống Mỹ B. Obama ra lệnh chặn dự án đầu tư của Công ty Ralls Corp (Trung Quốc) vào các trang trại gió gần một căn cứ hải quân. Mặc dù trong tất cả các vụ việc trên, bảo đảm an ninh quốc gia là lý do được phía Mỹ đưa ra, nhưng ai cũng hiểu đây là cuộc đối đầu giữa hai người khổng lồ nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của nhau.
Vài năm gần đây, Washington ngày càng đau đầu bởi nguy cơ bị bủa vây do sức mạnh kinh tế và tầm ảnh hưởng lan rộng của Trung Quốc. Ở châu Phi, trong khi vai trò của Washington giảm dần, thì Trung Quốc lại trở thành đối tác thương mại và nhà đầu tư chủ yếu của châu lục này. Ngay tại khu vực Mỹ Latin từng được coi là "sân sau" của Mỹ, dấu chân của Trung Quốc cũng xuất hiện ngày càng nhiều. Bằng chứng rõ nhất là thế cô lập của Mỹ tại Hội nghị Thượng đỉnh Tổ chức các nước châu Mỹ (OAS) hồi năm ngoái. Trong khi vai trò của Mỹ bị chỉ trích thì với sức mạnh của đồng nhân dân tệ, Trung Quốc đã giành được sự ủng hộ của nhiều nước tại khu vực này.
Chưa dừng lại ở đó, các công ty, tập đoàn của Trung Quốc còn tràn sang giành chiếm thị trường ngay trong lòng nước Mỹ. Đình đám nhất là vụ hãng dầu lớn thứ 3 Trung Quốc CNOOC Limited gây chấn động dư luận khi quyết định bỏ ra khoản tiền tới 18,5 tỷ USD để mua lại hãng dầu khí khổng lồ Unocal của Mỹ. Nếu như vào phút cuối Chính phủ Mỹ không ra tay ngăn chặn khi tuyên bố" dù CNOOC Limited rao giá cao hơn thì Unocal vẫn phải chuyển cho Tập đoàn Chevron của Mỹ vì lý do an ninh quốc gia", thị trường cung cấp và phân phối dầu lửa nội địa của Mỹ đã nằm trong tay Trung Quốc.
Cách đây không lâu, một cuộc thăm dò cho thấy đa số người Mỹ lo ngại về sức mạnh kinh tế ngày càng tăng của Trung Quốc. Hơn 60% những người được hỏi cho rằng món nợ khổng lồ của Mỹ với Trung Quốc, hiện tượng mất việc làm tại Mỹ do Trung Quốc và mức thâm hụt mậu dịch với Trung Quốc là những vấn đề rất nghiêm trọng, và khoảng một nửa số người được thăm dò nói sự trỗi dậy của Trung Quốc trong tư cách một cường quốc là mối đe dọa lớn đối với Mỹ.
Chính vì thế, không có gì ngạc nhiên khi Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ đề nghị loại hai công ty sản xuất thiết bị viễn thông hàng đầu của Trung Quốc là Huawei và ZTE ra khỏi thị trường Mỹ. Cuộc tranh giành ảnh hưởng giữa Mỹ và Trung Quốc chuẩn bị nóng lên.
Theo ANTD
Công chức Nga 70 tuổi mới nghỉ hưu Ngày 2-1, Tổng thống Nga, V.Putin đã ký sắc lệnh phê chuẩn dự luật tuổi nghỉ hưu của công chức sẽ dài thêm 5 năm. Dự luật này không áp dụng đối với Tổng thống và thống đốc các vùng của Liên bang. Hạ viện Nga khẳng định việc thay đổi về mặt pháp lý đối với tuổi nghỉ hưu của công chức...