Mỹ lo Pantsir-S1 là mối họa lớn
Mỹ vừa tổ chức cuộc diễn tập tấn công phá hủy hệ thống phòng không Pantsir-S1 nhằm tăng cường khả năng đối phó với sự nguy hiểm của vũ khí này.
Cuộc diễn tập được thực hiện tại khu vực thử nghiệm ở sa mạc ở vùng núi Arizona theo kịch bản cho trực thăng Apache dùng tên lửa tầm xa âm thầm tiếp cận tấn công và phá hủy mục tiêu giả định là hệ thống Pantsir-S1. Kết thúc cuộc diễn tập, hệ thống Pantsir-S1 đã bị phá hủy ngay từ quả đạn đầu tiên.
Mặc dù hệ thống phòng không Nga đã bị tiêu diệt nhưng lực lượng Mỹ thừa nhận, đối phó với vũ khí này chưa bao giờ là dễ dàng và kết quả một cuộc diễn tập chưa nói lên điều gì. Bởi hiện tại, Mỹ vẫn chưa thể khám phá được nhiều về hệ thống Pantsir-S1. Chính vì vậy, sự nguy hiểm của vũ khí Nga đang đe dọa trực tiếp đến hoạt động của quân đội Mỹ tại Syria và ở nhiều nơi khác.
Hệ thống Pantsir-S1.
Đây là thừa nhận khá bất ngờ được Mỹ đưa ra dù Mỹ được cho là đang có trong tay ít nhất 1 hệ thống Pantsir-S1. Thông tin này xuất hiện sau khi một số bức ảnh vệ tinh của Google Earth chụp lại căn cứ Không quân Tonopah trên sa mạc Nevada của Mỹ được công bố cho thấy có sự hiện diện của tên lửa R17 thuộc tổ hợp Scud.
Và sự xuất hiện gây bất ngờ nhiều nhất tại căn cứ Tonopah của Mỹ đó chính là hệ thống pháo – tên lửa phòng không Pantsir-S1. Một số chuyên gia cho rằng, rất có thể tổ hợp Pantsir-S1 đã được UAE mang đến Mỹ để tham gia một cuộc diễn tập nào đó hoặc Mỹ đã mua lại vũ khí này từ một khách hàng bí ẩn đang sở hữu Pantsir-S1.
Thừa nhận “mù tịt” thông tin về tổ hợp pháo – tên lửa phòng không Nga của Mỹ được trang DEBKAfile cho rằng, đây hoàn toàn là chuyện dễ hiểu bởi dù cùng là Pantsir-S1 nhưng mỗi phiên bản xuất khẩu lại có sự khác biệt đáng kể, đặc biệt là phiên bản nội địa đang được Nga vận hành tại Syria.
Video đang HOT
Sau sự cố chiếc trinh sát cơ Il-20 bị bắn nhầm, Tổng thống Nga Putin đã quyết định thiết lập ở Syria một hệ thống vũ khí phòng không tiên tiến, không chỉ liên kết với căn cứ không quân Hmeymim Nga ở Latakia mà còn được tích hợp vào hệ thống chỉ huy, điều khiển, truyền tin và tình báo C3I của chính nước Nga.
Hệ thống C3I của thống nhất của Nga bao gồm các yếu tố cấu thành: chỉ huy, điều khiển, truyền tin, tình báo, hiện đang được Bộ Quốc phòng nước này vận hành để chống lại cả những cuộc tấn công hạt nhân.
Động thái này là một sự thay đổi chiến lược đối với các hoạt động của Mỹ và Israel ở Syria. Họ không chỉ phải đối đầu trực tiếp với các loại tên lửa Nga và Syria, mà còn đang phải đối mặt với cuộc đấu trực tiếp đầu tiên của mình với hệ thống phòng không đang bảo vệ các thành phố của Nga.
Về cơ bản ai cũng biết cấu trúc cơ bản của Hệ thống C3I, nhưng C3I của Nga cụ thể như thế nào thì đó là điều hoàn toàn mù tịt đối với giới tình báo phương Tây.
Chính vì vậy, Moscow đã tăng đáng kể các yếu tố phức tạp trong cuộc đối đầu quân sự giữa Nga với Mỹ và Israel ở Syria đến một mức độ cao hơn nhiều. Chính vì vậy, đối phó với Pantsir-S1 hiện tại ở Syria là điều không thể với Mỹ.
Tuấn Vũ
Theo baodatviet
Nga nâng cấp gì cho Pantsir-S1 của UAE?
Theo Defence-blog, UAE vừa bạo chi khi đồng thời ký hợp đồng mua mới và nâng cấp hệ thống phòng không Pantsir-S1 với Nga.
Nguồn tin quân sự Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) hôm 17/2 xác nhận, Bộ Quốc phòng nước này đã ký bản hợp đồng trị giá 12 triệu USD với Nga để nâng cấp toàn bộ hệ thống Pantsir-S1 đang có trong trang bị.
Cùng với đó, UAE cũng đã ký một hợp đồng mua mới hệ thống pháo - tên lửa phòng không Pantsir-S1 với số tiền lên tới gần 5 tỷ USD. Tất cả những hợp đòng này đều được 2 bên ký kết khi tham dự Triển lãm IDEX 2019 đang được tổ chức tại Abu Dhabi.
Hệ thống Pantsir-S1 của UAE.
Dù UAE không tiết lộ yêu cầu Nga nâng cấp những gì cho Pantsir-S1 nhưng theo nguồn tin Defence-blog có được cho biết, rất có thể gói nâng cấp sẽ tập trung vào radar và hệ thống điều khiển hỏa lực bởi những hệ thống này đã bộc lộ nhược điểm khá rõ khi tác chiến tại Syria.
Đặc biệt, hiệu suất tác chiến của Pantsir-S1 do Tula sản xuất chỉ đạt 19%, trong khi con số này ở Tor-M2U của Izhevsk lại đạt tới 80%.
Trong một số tình huống, Pantsir-S1 triển khai ở Syria còn không nhìn thấy các mục tiêu bay chậm ở độ cao thấp như UAV, radar của nó thậm chí còn nhầm lẫn chim biển cỡ lớn với máy bay, gây rối loạn cho kíp điều khiển.
Nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên đầu tiên nằm ở mục đích thiết kế của Pantsir-S1, khi nó ra đời với vai trò như một vũ khí phòng thủ tầm cực gần (CIWS) nhưng lại triển khai trên bộ chứ không phải thuộc về phòng không trên hạm.
Pantsir-S1 được tối ưu hóa cho việc đánh chặn những mục tiêu bay hướng thẳng vào nó và tên lửa 57E6 phát huy tác dụng tốt nhất khi sử dụng cho trường hợp trên. Sau nâng cấp, hệ thống Pantsir-S1 được tối ưu hóa để chống lại các loại máy bay không người lái, đạn phản lực...
Cùng với nâng cấp Pantsir-S1 cho khách hàng UAE, Nga cũng bắt tay vào chương trình nâng cấp những hệ thống phòng không loại này trong quân đội nước này. Interfax dẫn nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Nga cho hay, hệ hống Pantsir-S1 sẽ được trang bị thế hệ đạn tên lửa siêu vượt âm mới với tầm bắn tới 60 km, gấp ba lần hiện tại.
Loại tên lửa này có tốc độ gần Mach 5, tương đương 6.200km/h, nghĩa là nhanh hơn 50% loại tên lửa 57E6 đang biên chế cho các tổ hợp Pantsir-S1 hiện nay.
Ngoài khả năng bay nhanh và tăng tầm, quả đạn cũng có khả năng cơ động phức tạp, đối phó được nhiều loại mồi bẫy và phương tiện tác chiến điện tử của đối phương.
Bộ Quốc phòng Nga khẳng định, sau khi hoàn thành trang bị loại đạn tên lửa mới, trên thế giới không có loại tổ hợp vũ khí nào có chức năng tương đương Pantsir-S1 của Nga.
Đan Nguyên
Theo baodatviet
Hệ thống phòng không Nga S-400 thất thủ trước các máy bay không người lái của Israel Máy bay tấn công không người lái của Israel đã thành công trong việc vượt qua hệ thống phòng không S-400 của Nga. Ảnh minh họa. Trong các cuộc tấn công tên lửa vào biên giới Syria-Iraq, máy bay không người lái tấn công của Israel đã vượt qua hàng phòng thủ của các hệ thống phòng không S-400 Triumph, mặc dù trên...