Mỹ lo ngại về học thuyết hạt nhân của Nga
Trong cuộc phỏng vấn được tờ Financial Times công bố ngày 4/1, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết Washington đã “rất lo ngại” về việc Nga có thể đang cân nhắc sử dụng vũ khí hạt nhân.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken trong cuộc họp báo ngày 26/4/2024. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Ông Blinken đã đưa ra tuyên bố trên khi trả lời câu hỏi về những cáo buộc cho rằng Nga có những “hành động đ.e dọ.a hạt nhân”, dường như ám chỉ đến những sửa đổi học thuyết hạt nhân của Moskva vào năm ngoái.
Nga đã công bố bản cập nhật học thuyết hạt nhân của nước này, sau khi các nước phương Tây ủng hộ Ukraine, bao gồm cả Mỹ, cân nhắc khả năng cho phép Ukraine sử dụng vũ khí do nước ngoài sản xuất để tấ.n côn.g các mục tiêu sâu bên trong lãnh thổ Nga.
Hồi tháng 11/2024, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã phê duyệt học thuyết hạt nhân sửa đổi, mở rộng các điều kiện có thể kích hoạt phản ứng hạt nhân của Moskva. Những sửa đổi này bao gồm các kịch bản, trong đó hành động xâm lược của một quốc gia hoặc nhóm quốc gia phi hạt nhân, khi được một quốc gia hạt nhân hỗ trợ, có thể được coi là một cuộc tấ.n côn.g chung. Tuy nhiên, tài liệu cũng nhấn mạnh vũ khí hạt nhân là “biện pháp cực đoan và bắt buộc”, mục tiêu của Nga là ngăn chặn những căng thẳng có thể dẫn đến chiến tranh, bao gồm cả chiến tranh hạt nhân.
Ông Blinken nhấn mạnh Washington coi những thay đổi này của Nga làm gia tăng nguy cơ leo thang hạt nhân.
“Ngay cả khả năng tăng từ 5 lên 15%, khi nói đến vũ khí hạt nhân, không có gì nghiêm trọng hơn”, Ngoại trưởng Mỹ khẳng định.
Trước đó, ông đã ch.ỉ tríc.h kế hoạch sửa đổi học thuyết hạt nhân của Nga là “vô trách nhiệm” khi học thuyết này lần đầu được công bố vào tháng 9 năm ngoái.
Video đang HOT
Ngoại trưởng Blinken cũng nói rằng Trung Quốc có thể đã tác động đến Nga để ngừng kế hoạch sử dụng vũ khí hạt nhân. Trong một cuộc phỏng vấn, ông Blinken cho biết: “Chúng tôi có lý do để tin rằng Trung Quốc đã nói chuyện với Nga và nói ‘đừng đến đó’”.
Ông nói thêm Bắc Kinh có lẽ đã có động thái tương tự khi Mỹ cáo buộc Nga có kế hoạch triển khai vũ khí hạt nhân vào không gian. Moskva đã bác bỏ tuyên bố này là sai sự thật.
Theo đài RT, Moskva sở hữu kho vũ khí hạt nhân lớn nhất thế giới. Các quan chức Nga đã nhiều lần tuyên bố rằng họ coi việc sử dụng vũ khí hạt nhân là “phương sách cuối cùng”. Sau khi cập nhật học thuyết vào tháng 11/2024, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov khẳng định Nga kiên quyết ủng hộ mọi biện pháp ngăn chặn chiến tranh hạt nhân, đồng thời nhấn mạnh kho vũ khí hạt nhân của Nga là công cụ răn đe hành vi xâm lược và là phương tiện ngăn chặn xung đột hạt nhân.
Tuy nhiên, Điện Kremlin từ lâu đã lên tiếng rằng việc Mỹ tăng cường hiện diện quân sự và triển khai tên lửa có khả năng hạt nhân trên toàn cầu có thể dẫn đến phản ứng tương xứng từ Nga. Tháng trước, Nga và Belarus đã ký một hiệp ước an ninh củng cố kế hoạch triển khai hệ thống tên lửa siêu vượt âm Oreshnik, có khả năng mang đầu đạn hạt nhân, tại Belarus vào năm tới. Tên lửa này được cho là không thể bị đán.h chặn bởi các hệ thống phòng thủ hiện tại của phương Tây và có thể tiếp cận các mục tiêu trên khắp châu Âu chỉ trong vài phút.
Chuyên gia đán.h giá về việc Liên bang Nga sửa đổi học thuyết hạt nhân
Giới chuyên gia nhận định tuyên bố của Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin về việc xem xét lại các nguyên tắc cơ bản hướng dẫn chính sách răn đe hạt nhân của nước này là dấu hiệu cho thấy mối quan hệ giữa Moskva và phương Tây đang căng thẳng.
Thử nghiệm tên lửa hành trình sử dụng động cơ hạt nhân 9M730 Burevestnik, theo định danh của NATO là SSC-X-9 Skyfall. Ảnh: Sputnik/Bộ Quốc phòng Nga
Trong cuộc phỏng vấn với đài Sputnik (Nga) hôm 25/9, ông Dmitry Suslov, Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu châu Âu và Quốc tế tại Trường Kinh tế Cao cấp của Nga, cho rằng bản cập nhật chính sách hạt nhân của Nga, do Tổng thống Vladimir Putin công bố, nhằm mục đích giảm ngưỡng hạt nhân và thay đổi cán cân rủi ro đối với phương Tây.
"Phương Tây đang leo thang và thậm chí tiến hành một cuộc chiến hỗn hợp chống lại Nga. Đồng thời, họ cũng đang thảo luận về việc chuyển đổi cuộc xung đột này thành chiến tranh nóng", ông Suslov, cũng là phó giám đốc nghiên cứu tại Hội đồng Chính sách Đối ngoại và Quốc phòng Nga, lưu ý.
Theo nhà phân tích này, lý do cơ bản khiến phương Tây hành động như vậy là vì họ tin rằng Nga sẽ không bao giờ sử dụng vũ khí hạt nhân và thiệt hại đối với phương Tây do thất bại của Ukraine cao hơn nhiều so với thiệt hại do leo thang.
"Vì vậy, giờ đây Nga đang thay đổi cán cân đó và cố gắng thuyết phục phương Tây rằng thiệt hại đối với chính họ sẽ giống như t.ự sá.t, tốt hơn là không nên leo thang căng thẳng thêm nữa. Với việc sửa đổi học thuyết hạt nhân, Nga vừa có thể sử dụng vũ khí hạt nhân theo nhiều lựa chọn hơn, vừa có thể đối phó với Ukraine, quốc gia đang hợp tác với các nước phương Tây sở hữu vũ khí hạt nhân", ông Suslov giải thích.
Xét về bối cảnh, thời điểm Nga tuyên bố sửa đổi học thuyết hạt nhân cũng liên quan đến việc Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden thảo luận về khả năng phương Tây cho phép Kiev sử dụng tên lửa tầm xa do phương Tây cung cấp để tấ.n côn.g sâu bên trong lãnh thổ Nga.
"Quyết định này vẫn chưa được đưa ra. Vì vậy, lý do Tổng thống Putin đề cập đến những thay đổi này trước khi công bố học thuyết hạt nhân là nhằm thay đổi quá trình ra quyết định và thuyết phục Chính quyền ông Biden không thực hiện bước đi đó", ông Suslov lập luận.
Ông Mikael Valtersson - cựu sĩ quan của Lực lượng vũ trang Thụy Điển, cựu chính trị gia quốc phòng kiêm tham mưu trưởng của đảng Dân chủ Thụy Điển - cũng đồng tình với những quan điểm của ông Suslov.
Theo ông, tuyên bố của ông Putin về những thay đổi đối với học thuyết hạt nhân của Nga phản ánh "mối quan hệ rất căng thẳng giữa phương Tây và Moskva".
"Các nước phương Tây trên thực tế là một phần của cuộc chiến - họ đang tiến hành cuộc chiến ở Ukraine, như một cuộc chiến ủy nhiệm chống lại Nga", ông Valtersson chỉ ra.
Chính trị gia này cho rằng trước những động thái gần đây của phương Tây, Moskva phải làm gì đó để chứng tỏ họ đang rất nghiêm túc, nếu không phương Tây ngày càng tăng mức độ ủng hộ với Ukraine. Ông Valtersson ám chỉ đến các cuộc tranh luận về khả năng những nước ủng hộ Ukraine "bật đèn xanh" cho Kiev phóng tên lửa tầm xa do phương Tây cung cấp vào sâu trong lãnh thổ Nga.
"Tôi tin rằng phương Tây giờ đây sẽ do dự hơn nhiều khi cho phép Ukraine tiến hành cuộc tấ.n côn.g tầm xa vào Nga", ông nhấn mạnh.
Khi đề cập đến tuyên bố của ông Putin rằng Nga có quyền tiến hành một cuộc tấ.n côn.g hạt nhân - nếu bị tấ.n côn.g bởi một quốc gia phi hạt nhân được một cường quốc hạt nhân hỗ trợ, ngay cả khi sử dụng vũ khí thông thường, chuyên gia này cho hay rõ ràng điều này có liên quan đến thực tế là Ukraine không thể tấ.n côn.g các mục tiêu của Nga, nếu không có sự hỗ trợ của phương Tây.
"Điều đó sẽ tạo ra sự do dự giữa các quốc gia phương Tây, bởi Moskva có thể coi họ là một mục tiêu tiềm năng", ông Valtersson kết luận.
Nga thử nghiệm tên lửa đạn đạo liên lục địa tại trung tâm thử nghiệm Plesetsk, Tây Bắc nước Nga. Ảnh: Sputnik
Trước đó, tại cuộc họp của Hội đồng An ninh Liên bang Nga ngày 25/9, Tổng thống Putin đã công bố loạt đề xuất sửa đổi đối với học thuyết hạt nhân của nước này. Nhà lãnh đạo Nga nêu rõ những thay đổi này nhằm đáp ứng tình hình quân sự và chính trị đang thay đổi nhanh chóng. Trong đó, một điểm cập nhật chính của học thuyết hạt nhân là việc mở rộng danh sách "những mối đ.e dọ.a quân sự" nằm trong phạm vi áp dụng chính sách răn đe hạt nhân của Nga.
Các sửa đổi được đề xuất cũng nêu rõ các điều kiện mà Nga có thể sử dụng vũ khí hạt nhân, như khi nhận được thông tin đáng tin cậy về một đợt triển khai quy mô lớn các vũ khí tấn công từ trên không hướng về lãnh thổ Nga.
Các đề xuất hiện ở dạng dự thảo và cần được Tổng thống Putin thông qua trước khi có hiệu lực.
Ngày 26/9, người phát ngôn Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov, cho biết việc Tổng thống Putin đưa ra những đề xuất sửa đổi đối với học thuyết hạt nhân của nước này là điều cần thiết, nhằm đáp ứng tình hình an ninh hiện nay.
Ông Peskov nêu rõ những đề xuất sửa đổi này liên quan đến tình hình an ninh dọc biên giới đất nước, vì vậy cần điều chỉnh những nền tảng chính sách nhà nước liên quan đến vấn đề răn đe hạt nhân.
Nga tiếp tục thống trị năng lượng hạt nhân toàn cầu với các dự án mới Nga đang tích cực xây dựng hơn 10 tổ máy điện hạt nhân ở nước ngoài, một động thái nhằm tận dụng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng trên toàn cầu do sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI) và các thị trường mới nổi. Nhà máy điện hạt nhân Rostov tại Nga. Ảnh: TASS Thông tin này được tiết...