Mỹ lo ngại về đề nghị M&A từ doanh nghiệp Trung Quốc
Mỹ đang xem xét ngày càng nhiều đề nghị mua bán, sáp nhập từ các doanh nghiệp nước ngoài nói chung và Trung Quốc nói riêng, theo số liệu Bộ Tài chính Mỹ công bố.
Ảnh: Reuters
Bloomberg cho hay những con số đưa ra trong một báo cáo trước Quốc hội mới đây cung cấp góc nhìn về quá trình rà soát bí mật các tác động lên an ninh quốc gia của Mỹ đối với những lời đề nghị mua bán, sáp nhập (M&A) doanh nghiệp nước này.
Báo cáo cho thấy năm 2014, quan chức Mỹ quan tâm về các rủi ro an ninh trong nhiều thương vụ nhất từ năm 2008 đến nay. Có 24 lời đề nghị đến từ Trung Quốc trong tổng số 147 lời đề nghị M&A doanh nghiệp Mỹ của nước ngoài bị chính quyền Mỹ xem xét kỹ lưỡng. Tổng số thương vụ đến từ Đại lục lên đến mức kỷ lục mới, đánh dấu năm thứ ba liên tiếp nước này đứng trên các nước khác trong việc ngỏ ý mua lại doanh nghiệp Mỹ.
Chuyện Mỹ tập trung vào yếu tố an ninh của các thương vụ đến từ Trung Quốc trở nên rõ ràng hơn từ năm 2014. Giới đầu tư Đại lục đã và đang hăng hái mua lại doanh nghiệp Mỹ trong năm nay, với tốc độ đầu tư xuyên biên giới có thể lên đến mức kỷ lục đã lập ra hồi năm ngoái.
Video đang HOT
Trung Quốc là nước có nhiều lời đề nghị M&A được Mỹ xem xét về mặt an ninh nhất, theo sau là Anh, Canada, Nhật Bản và Pháp – Ảnh: Bloomberg
Đặc biệt, Bắc Kinh tăng đầu tư vào các doanh nghiệp bán dẫn của Mỹ như là cách để nước này xây dựng hoạt động sản xuất chip nội địa và bớt phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài. Trong thời đoạn ngày càng có nhiều lo ngại gia tăng về hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ và tấn công mạng, các đề xuất M&A mới nhất dấy lên lo ngại từ các nhà lập pháp Mỹ về nguy cơ an ninh quốc gia.
Sau Trung Quốc, các nước mua nhiều doanh nghiệp Mỹ trong năm 2014 là Anh, Canada và Nhật Bản. Ủy ban Đầu tư nước ngoài tại Mỹ ( CFIUS) ghi nhận 97 thương vụ đáng lưu ý về mặt an ninh trong năm 2013, song lại có đến 147 thương vụ đáng lưu ý về mặt an ninh vào năm 2014. Các lời đề nghị M&A trên chủ yếu đầu tư vào ngành sản xuất.
Hiện tại, một số thương vụ M&A có liên quan đến bên mua Trung Quốc đang được xem xét là: công ty China National Chemical ngỏ ý mua lại doanh nghiệp sản xuất hóa chất nông nghiệp và hạt giống Syngenta, Western Digital Corp đề nghị bán 15% cổ phần cho công ty Trung Quốc Tsinghua Unisplendour, Tập đoàn Trùng Khánh Casin Enterprise Group muốn mua Sàn Giao dịch chứng khoán Chicago.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Trung Quốc không còn là thiên đường kinh doanh
"Thời vàng son cho các tập đoàn đa quốc gia đã chấm dứt" là đánh giá của phân nửa doanh nghiệp châu Âu tại Trung Quốc, khi trả lời cuộc thăm dò ý kiến hàng năm của Phòng Thương mại châu Âu ở Bắc Kinh. Tình hình này cũng tương tự từ phía đồng nghiệp Mỹ.
Năm 2014, kinh tế Trung Quốc chỉ đạt nhịp độ tăng trưởng 7,4%, kém nhất từ 24 năm qua. Niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài cũng suy giảm theo.
Kinh tế Trung Quốc chỉ đạt nhịp độ tăng trưởng 7,4% trong năm 2014 (Ảnh: THX/TTXVN)
Theo Nhật báo Công giáo La Croix, nỗi bất bình đầu tiên của các doanh nghiệp châu Âu là môi trường luật lệ Trung Quốc bị xem là quá mập mờ, kém minh bạch, và dành quá nhiều thiên vị cho các doanh nghiệp trong nước. Việc tập đoàn Qualcomn của Mỹ, chuyên sản xuất chíp điện tử cho điện thoại thông minh, bị kết án phạt chỉ củng cố thêm cảm nhận này.
Qualcomm bị tuyên phạt 6 tỷ nhân dân tệ (tương đương với 860 triệu euro) với tội danh "lạm dụng vị trí thống trị", một án phạt chưa từng có. Trước đó, một loạt các tập đoàn và doanh nghiệp nước ngoài đã bị đặt vào vòng điều tra như Mercedes, BMW hay Microsoft.
Trước mật độ tấn công dày đặc, Phòng Thương mại châu Âu bày tỏ sự nghi ngờ về tính khách quan, cho rằng có sự "phân biệt đối xử" trên thị trường Trung Quốc, dù rằng chính quyền trấn an là sẽ điều tra cả các doanh nghiệp trong nước.
Bên cạnh đó, "Vạn Lý Trường Thành tin học", biệt danh của kiểm duyệt Internet, cũng gây ra nhiều vấn đề cho các doanh nghiệp nước ngoài, vốn dĩ quá quen thuộc với các công cụ làm việc phương Tây như Google chẳng hạn.
Ngày càng có nhiều doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp Trung Quốc, phải dùng đến các trình duyệt trả tiền cho phép lẩn tránh được sự kiểm duyệt bằng cách kết nối vào mạng cá nhân ảo. Tuy có hiệu quả nhưng đường truyền khá chậm. Có tới 86% doanh nghiệp châu Âu phàn nàn các hoạt động kinh doanh của họ đã bị ảnh hưởng do những hạn chế và tình trạng kết nối chậm.
Kiểm duyệt Internet cũng gây lo sợ cho các doanh nghiệp. Khoảng 60% doanh nghiệp Mỹ cho rằng nguy cơ các dữ liệu nhạy cảm bị đánh cắp tại Trung Quốc cao hơn rất nhiều so với những nơi khác. Kết quả là 13% doanh nghiệp Mỹ khẳng định đã đình các dự án đầu tư dự kiến vào nghiên cứu và phát triển trong năm 2014.
"Điểm đen" cuối cùng và cũng là điểm mới đầu tiên trong thăm dò của Phòng Thương mại Mỹ từ 17 năm qua là vấn đề ô nhiễm môi trường. Đại đa số các doanh nghiệp Mỹ tại Trung Quốc (53%) cho biết gặp khó khăn trong việc tuyển người đến làm việc tại cường quốc kinh tế hàng đầu châu Á. Con số này tại Phòng Thương mại châu Âu còn cao hơn lên đến 68%.
Chừng 1/3 doanh nghiệp châu Âu cho biết ô nhiễm môi trường đã làm tăng vọt chi phí tuyển dụng, do các ứng viên muốn có những khoản bù đắp. Nhất là tại các khu vực Bắc Kinh, Nam Kinh hay Thượng Hải, khoảng 60% doanh nghiệp nước ngoài tại đây đều đề cập đến khó khăn này.
Theo TTK/baotintuc.vn
Nợ xấu tại Trung Quốc ngày càng phình to Khi khu vực sản xuất của Trung Quốc chững lại, nước này đang phụ thuộc vào một động cơ tăng trưởng nguy hiểm hơn: Nợ. Ảnh: Shutterstock Chính phủ Trung Quốc đang khuyến khích các ngân hàng cho vay và người dân cùng doanh nghiệp chi tiêu. Theo CNN, đây cũng là điều mà Mỹ đã làm trong nhiều năm: thúc đẩy người...