Mỹ lo ngại tác động của chính phủ Trung Quốc đến trao đổi văn hóa
Tuần trước, Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ đã điều trần về tính minh bạch và tác động của chương trình Viện Khổng Tử của Trung Quốc đối với tự do học thuật ở Mỹ.
Một Viện Khổng Tử đặt tại Đại học Illinois của Mỹ
Tại buổi điều trần hôm 4.12 ở Washington, Ủy ban Đối ngoại Hạ viện đã xem xét gần 100 Viện Khổng Tử hoạt động ở các trường đại học Mỹ. Viện Khổng Tử có mục đích truyền bá hình ảnh tích cực của Trung Quốc, cung cấp các giảng viên để dạy ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc tại các đại học Mỹ.
Song nhiều trường đại học đã lo ngại về ảnh hưởng của Chính phủ Trung Quốc đến các Viện Khổng Tử, cho rằng các viện này đe dọa đến tự do học thuật, giám sát sinh viên Trung Quốc ở nước ngoài và thúc đẩy các mục đích chính trị của Trung Quốc.
Hạ nghị sĩ Chris Smith nói rằng, ông sẽ đề nghị xem lại thỏa thuận học thuật của các trường đại học Mỹ với Trung Quốc. “Các trường đại học Mỹ không nên để mất đi sự kiểm soát học thuật, việc giám sát sinh viên và các ngành học cũng như chương trình học vào tay một chính phủ nước ngoài” – ông phát biểu.
Video đang HOT
Tại buổi điều trần, Giáo sư danh dư Đại học Chicago Marshall Sahlins cáo buộc các Viện Khổng Tử là “chi nhánh ở nước ngoài” của chính phủ Trung Quốc. Giáo sư Perry Link của Đại học California nói rằng không nên trao những người trẻ của Mỹ cho một chính phủ khác chỉ vì chính phủ đó cung cấp ngân quỹ. Hiệp hội Giáo sư Đại học Mỹ và đối tác của họ ở Canada đã thúc giục các trường đại học chấm dứt trao đổi đối tác với Viện Khổng Tử, trừ phi việc kiểm soát học thuật được trao cho trường chủ nhà. Hội đồng Trường học Toronto ở Canada và Đại học Bang Pennsylvania đều đã hủy các kế hoạch hợp tác với Viện Khổng Tử. Tháng 9 vừa qua, Đại học Chicago cho biết, họ sẽ đình chỉ các cuộc đàm phán để kéo dài thời gian hoạt động của Viện Khổng Tử trong khuôn viên trường.
Xia Yeliang, một giáo sư Trung Quốc bị sa thải khỏi Đại học Bắc Kinh năm ngoái, cảnh báo rằng các chương trình trao đổi học thuật với Trung Quốc mang nhiều nguy cơ tiềm ẩn, chẳng hạn các học giả thăm viếng có thể đóng vai trò là gián điệp.
Đáp lại các lo ngại của phía Mỹ, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói rằng, các Viện Khổng Tử trên khắp thế giới được thành lập bởi các trường đại học một cách tự nguyện, và các viện này thúc đẩy việc học tiếng Trung, cũng như thúc đẩy trao đổi học thuật, văn hóa giữa các nước với Trung Quốc. Bà gọi những cáo buộc của phía Mỹ là những “định kiến” với chương trình Viện Khổng Tử.
“Mọi lớp học và hoạt động văn hóa đều cởi mở và minh bạch. Phía Trung Quốc cung cấp giáo viên và hỗ trợ tư liệu giảng dạy theo yêu cầu của phía Mỹ. Trung Quốc không bao giờ can thiệp vào tự do học thuật” – bà Hoa phát biểu.
Theo V.N/ Chicago Tribune…
Lao Động
Trung Quốc tức tối vì Mỹ bán tàu chiến cho Đài Loan
Trung Quốc ngày 8/12 đã bày tỏ sự giận dữ sau khi các nghị sĩ Mỹ thông qua một dự luật cho phép bán các tàu hộ vệ tên lửa cho Đài Loan.
Chiếm hạm lớp Perry của Mỹ.
Thượng viện Mỹ hồi tuần trước đã thông qua dự luật cho phép bán 4 tàu hộ vệ tên lửa lớp Perry cho Đài Loan. Hồi tháng 4, Bắc Kinh cũng đã lên tiếng phản đối sau khi một dự luật tương tự được hạ viện Mỹ thông qua.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi ngày 8/12 đã gọi việc Mỹ thông qua dự luật là "can thiệp" vào các vấn đề nội bộ của Bắc Kinh.
"Trung Quốc kịch liệt phản đối điều này và đã có các biện pháp phản đối với phía Mỹ. Chúng tôi hi vọng quốc hội Mỹ sẽ ngăn chặn việc tiếp tục dự luật này", ông Hồng phát biểu tại cuộc họp báo thường ngày hôm qua.
"Chúng tôi cũng hi vọng giới chức mới đắc cử (trong quốc hội Mỹ) sẽ ngăn chặn việc thực thi dư luật để tránh làm tổn hại tới sự phát triển quan hệ giữa hai nước", ông Hồng nói.
Dự luật, vốn cũng bao gồm việc bán các tàu chiến cho Mexico, Thái Lan và Pakistan, cần được Tổng thống Mỹ Barack Obama phê chuẩn để có hiệu lực.
Việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan những năm gần đây đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của Trung Quốc, nhưng không gây tổn hại nghiêm trọng tới mối quan hệ giữa Bắc Kinh với Washington hay Đài Bắc.
Mặc dù Trung Quốc đại lục và Đài Loan đã ký kết một loạt các thỏa thuận kinh tế và thương mại mang tính bước ngoặt kể từ năm 2008 nhưng các nghi ngờ về quân sự và chính trị vẫn tồn tại giữa hai bên.
Sự hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc, cùng với đó là lập trường hung hăng hơn của nước này trong các tranh chấp lãnh thổ trong khu vực, khiến Đài Loan phải đề phòng.
An Bình
Theo Dantri
Trường ảnh hưởng của Chu Vĩnh Khang đến đâu? Cựu Bộ trưởng Công an Trung Quốc Chu Vĩnh Khang trước khi nghỉ hưu được xem là quan chức quyền lực nhất và đáng sợ nhất trong bộ máy chính phủ Trung Quốc - BBC dẫn các nhà phân tích cho biết. Hôm 6.12, Trung Quốc đã bắt giữ cựu Bộ trưởng Công an Chu Vĩnh Khang. Truyền thông nhà nước cho biết...