Mỹ lo ngại sự phổ biến của tên lửa phòng không Nga
Tư lệnh không quân Mỹ Mark Welsh vừa nói trong một phiên điều trần trước Uỷ ban Quốc phòng thượng viện Mỹ vào hôm 3-3 rằng, ông quan ngại sâu sắc với những vũ khí tấn công, cũng như hệ thống tên lửa phòng không của Nga như S-400.
“Tôi rất quan ngại các hệ thống phòng không của Nga, đây là lí do tôi luôn khẳng định rằng, Mỹ phải tiến hành hiện đại hoá vũ khí. Ngoài ra, trong tương lai, Nga sẽ xuất khẩu những loại vũ khí mới của mình và chúng có thể sở hữu khả năng cao hơn thiết bị của chúng ta”, ông Mark Welsh nhận định và nói thêm rằng, máy bay Nga hiện đang được sử dụng ở 53 quốc gia khác nhau trên thế giới.
Vũ khí Nga đang được ưa chuộng bởi nhiều quốc gia khác nhau
Nga hiện đang có hợp đồng cung cấp tên lửa phòng không S-300 cho Iran và sắp tới là S-400 cho Trung Quốc, những nước đều được cho là đang có mối quan hệ căng thẳng với Mỹ.
Vào hồi tháng 2, Nga cũng tuyên bố, họ chuẩn bị biên chế thêm 5 trung đoàn S-400 vào tháng 10-2016.
Video đang HOT
S-400 là hệ thống tên lửa đánh chặn hiện đại nhất của Nga, có khả năng tiêu diệt các mục tiêu ở tốc độ bay 4,8 km/s. S-400 được nâng cấp từ dòng S-300 Growler và có bán kính đánh chặn 400km. Nó là một tổ hợp bao gồm các hệ thống radar, ống phóng tên lửa và đồn chỉ huy. Điều làm cho S-400 trở nên đặc biệt là radar thông minh, có thể phát hiện hầu hết mọi mục tiêu ở cả trên không và mặt đất.
Mỗi hệ thống S-400 có thể đồng thời tấn công 36 mục tiêu, với 72 tên lửa sẵn sàng phóng ngay lập tức. S-400 sử dụng 3 loại tên lửa khác nhau, đó là tên lửa tầm cực xa 40N6, tầm xa 48N6 và tầm trung 9M96.
Quân đội Nga đã đưa S-400 vào phục vụ từ tháng 8-2007 và vẫn là lực lượng duy nhất trên thế giới sử dụng loại tên lửa phòng không hiện đại này.
Theo_An ninh thủ đô
Mỹ - Nhật - Hàn quan ngại về động thái trên Biển Đông của Trung Quốc
Các nhà ngoại giao Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc hôm qua một lần nữa bày tỏ lo ngại về những động thái của Trung Quốc trong việc củng cố tuyên bố chủ quyền trên biển, đồng thời kêu gọi Bắc Kinh giữ gìn tự do hàng hải trong khu vực.
Từ trái sang: Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Tony Blinken, người đồng cấp Nhật Bản Akitaka Saiki và Hàn Quốc Cho Tae-yong. Ảnh: AP/Reuters/Yonhap.
Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Tony Blinken nhắc lại lập trường của Washington rằng tất cả các tranh chấp trên Biển Đông và biển Hoa Đông cần phải được giải quyết phù hợp với luật pháp quốc tế, AFP cho biết.
Các nước "không được có hành động đơn phương", ông Blinken nhấn mạnh, sau khi những nỗ lực của Trung Quốc nhằm củng cố tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông thu hút nhiều sự quan tâm trong các cuộc hội đàm song phương và ba bên với hai người đồng cấp Nhật Bản và Hàn Quốc.
"Chúng tôi đồng thuận rằng tất cả đều hoan nghênh sự trỗi dậy hòa bình và hài hòa của Trung Quốc", Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Akitaka Saiki nói. "Đồng thời, Trung Quốc, với tư cách là một cường quốc, phải có trách nhiệm... tuân thủ luật pháp quốc tế không chỉ trong khu vực mà còn trên khắp thế giới".
Theo ông Saiki, Bắc Kinh còn có trách nhiệm giải quyết phù hợp những mối lo ngại đang xuất hiện trong các thành viên tại khu vực châu Á.
Thứ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc Cho Tae-yong kêu gọi thực thi các khuôn khổ hiện có "để chúng ta có thể bảo vệ tự do hàng hải, ổn định trên biển". Ông mong muốn Trung Quốc và các nước Đông Nam Á sớm kết thúc đàm phán về Bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông (COC).
Điều này cho phép những quốc gia như Hàn Quốc "sử dụng vùng biển để giao thương, vận chuyển hàng hóa qua lại", ông Cho nói.
Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền với gần như toàn bộ Biển Đông, gồm cả khu vực chỉ ngay ngoài khơi những nước láng giềng, bằng một "đường 9 đoạn" phi lý xuất hiện lần đầu trên các bản đồ Trung Quốc vào những năm 1940 và không được quốc gia nào công nhận.
Bắc Kinh chiếm quyền kiểm soát khu vực nhiều cá gọi là bãi Scarborough/Hoàng Nham năm 2012, sau một đợt đối đầu căng thẳng giữa tàu tuần tra hàng hải Trung Quốc và Hải quân Philippines.
Hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc gần đây còn có hoạt động xây dựng quy mô lớn để tăng khả năng kiểm soát các bãi cạn và đảo trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam, một trong những quần đảo lớn nhất tại Biển Đông. Trung Quốc đang mở rộng trái phép hai đảo Phú Lâm và Quang Hòa thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam mà nước này chiếm giữ.
Việt Nam đã nhiều lần phản đối việc Trung Quốc xây dựng, mở rộng công trình trên các bãi, đá và làm thay đổi nguyên trạng tại quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Bộ Ngoại giao khẳng định Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý cùng bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Như Tâm
Theo VNE
Sức mạnh phiên bản đặc biệt hệ thống Tor Theo TASS, hãng sản xuất thiết bị quân sự Almaz - Antey đang phát triển phiên bản đặc biệt của hệ thống phòng không Tor để hoạt động tại Bắc Cực. Almaz - Antey cho biết trong một thông báo: "Các công việc nghiên cứu và phát triển trong dự án tạo ra một phiên bản dành riêng cho môi trường Bắc Cực...