Mỹ lo ngại Nga có thể sử dụng vũ khí hạt nhân nếu tình hình Ukraine không tiến triển
Theo Fox News, giới chức tình báo Mỹ vừa bày tỏ lo ngại rằng ngày càng có dấu hiệu về khả năng Tổng thống Nga Putin sẽ tung ra đòn đánh hạt nhân nếu Ukraine tiếp tục cản bước đáng kể quân đội Nga trên chiến trường.
Tướng Scott Berrier – Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc phòng Mỹ (DIA), tiết lộ mối quan ngại trên trong một báo cáo mới về các mối đe dọa. Báo cáo đề ngày 15/3/2022 và hãng truyền thông Fox News có được một bản sao của báo cáo đó vào hôm 17/3 (giờ Mỹ).
Tướng tình báo Mỹ Berrier. Ảnh: Military.
Tướng Berrier viết: “Khi cuộc chiến tranh này và các hậu quả của nó làm suy yếu dần sức mạnh thông thường của Nga, Nga sẽ có thể dựa vào năng lực răn đe hạt nhân để gửi thông điệp tới phương Tây và các đối tượng trong và ngoài nước”.
Video đang HOT
Các quan chức Mỹ tin rằng ông Putin có ý định ” lật ngược trật tự thế giới hậu Chiến tranh Lạnh dựa trên các quy tắc do Mỹ dẫn dắt” và khôi phục lại các lãnh thổ của Liên Xô năm xưa.
Giám đốc DIA Berrier viết: “Nga xem một lực lượng hạt nhân mạnh mẽ như nền tảng cho an ninh quốc gia và như công cụ để Nga thể hiện sức mạnh ra nước ngoài và đối đầu với bất cứ mối đe dọa quân sự thông thường nào”.
Ngoài ra, báo cáo của viên tướng Mỹ này còn bày tỏ nghi ngờ về hiệu quả công cuộc hiện đại hóa quân sự của Nga trong thời gian qua, căn cứ trên những gì quân đội Nga vừa thể hiện trên chiến trường Ukraine.
Trước đó, sau khi “chiến dịch quân sự đặc biệt” của quân đội Nga ở Ukraine diễn ra một thời gian, Tổng thống Nga Putin đã đặt lực lượng răn đe chiến lược của nước này vào tình trạng sẵn sàng chiến đấu cao./.
Châu Âu sắp cạn kho khí đốt
Liên minh châu Âu (EU) đã tiêu thụ hơn 95% lượng khí đốt mà họ dự trữ vào mùa Hè năm ngoái.
Các bể chứa khí đốt tại Grain, Anh. Ảnh: AFP/TTXVN
Trích dẫn dữ liệu từ Cơ sở hạ tầng khí đốt châu Âu, Tập đoàn năng lượng và nhà xuất khẩu khí đốt lớn của Nga Gazprom ngày 19/2 cho biết các cơ sở lưu trữ khí đốt ngầm (UGS) ở EU đã dùng hết 95,3% kể từ hai ngày trước đó. Điều này có nghĩa là châu Âu hiện chỉ còn 4,7% trữ lượng khí đốt cho quãng thời gian còn lại của mùa Đông.
Khối lượng khí còn lại tại các kho chứa ít hơn 21% (8,3 tỷ mét khối) so với cùng thời điểm năm ngoái. Tổng cộng, châu Âu đã tiêu thụ 44,8 tỷ mét khối khí đốt trong mùa Đông này.
Theo Gazprom, trữ lượng khí đốt tại các cơ sở lưu trữ dưới lòng đất ở Ukraine cũng ở mức tối thiểu, đã giảm xuống 10,6 tỷ mét khối, tức là ít hơn 45% so với năm ngoái.
Ngoài ra, vào đầu tuần này, các nhà chức trách ở Đức - một trong những quốc gia có công suất lưu trữ ngầm lớn nhất ở châu Âu - cũng báo cáo về việc lượng lưu trữ giảm xuống xuống mức thấp nhất trong nhiều năm.
Trong bối cảnh căng thẳng leo thang xung quanh vấn đề Ukraine, phương Tây vẫn quan ngại về nguy cơ gián đoạn dòng chảy khí đốt từ Nga đến lục địa này. EU vừa tuyên bố nguồn dự trữ khí đốt của họ đủ để kéo dài thêm vài tuần nữa trong trường hợp Nga ngừng vận chuyển dòng khí đốt. Hiện giới chức EU và Mỹ vẫn đang tìm kiếm các nguồn cung thay thế.
Nguồn cung khí đốt của Nga cho các nước châu Âu đã bắt đầu giảm vào giữa năm 2021 và giảm mạnh hơn nữa từ đầu năm 2022. Tuy nhiên, Gazprom liên tục khẳng định rằng họ vẫn đang cung cấp khí đốt cho châu Âu theo đúng các hợp đồng hiện có.
Mặc dù vậy, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen ngày 19/2 đã lên tiếng chỉ trích chính sách cung cấp khí đốt của Gazprom. "Gazprom đang cố gắng tích trữ và phân phối ít nhất có thể trong khi giá cả và nhu cầu đang tăng vọt", bà phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich.
Theo EC, cho đến gần đây, EU đã đáp ứng gần một phần tư (24%) nhu cầu tiêu thụ năng lượng bằng khí đốt, 90% trong số đó được nhập khẩu. Khoảng 40% lượng khí đốt nhập khẩu này là của Gazprom.
Tổng thống Ukraine đề xuất gặp người đồng cấp Nga Phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich (MSC) ngày 19/2, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết ông muốn gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin để thảo luận với nhà lãnh đạo Nga nhằm tránh nguy cơ nổ ra xung đột. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich (MSC) ở Đức, ngày 19/2/2022. Ảnh: AFP/TTXVN Theo...